Ung Thư Tuyến Giáp

Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Tế bào ở tuyến giáp được gọi là tế bào nang và tế bào cận nang.

Ung thư bắt nguồn từ tế bào nang gọi là ung thư thể nhú, ung thư nang và ung thư không biệt hóa. Ung thư thể nhú là loại thường gặp nhất, xuất hiện ở những người trẻ. Ung thư nang thường xuất hiện ở người già. Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị.

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp là gì?

Mặc dù hiện nay nguyên nhân chính gây ra bệnh Ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cũng không phủ nhận một số nguyên nhân sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển Ung thư tuyến giáp bao gồm:

- Bệnh lành tính tuyến giáp (bướu cổ, viêm tuyến giáp...).

- Tiếp xúc với bức xạ (do bất thường ở mức cao của bức xạ trong môi trường. Ung thư tuyến giáp có thể phát triển nhiều năm sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ ung thư tuyến giáp gây ra do tiếp xúc với bức xạ.).

- Đột biến gen.

- Thiếu I-ốt (không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống).

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư tuyến giáp như sau:

- Giới tính: ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới.

- Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.

- Một số hội chứng gen di truyền: có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tuỷ trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư tuyến giáp là gì?

Hiện nay, Ung thư tuyến giáp đợc chia làm 2 giai đoạn, không những thế mỗi đoạn sẽ có các triệu chứng khác nhau tuy theo mức độ của người bệnh, sau đây là triệu chứng thường thấy như sau:

Giai đoạn đầu:

- Xuất hiện khối u: Người bệnh tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.

- Xuất hiện hạch cổ: Một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch to ở cổ. Bệnh nhân cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các u lành tính khác.

Giai đoạn nặng:

- Xuất hiện khối u: Khối u ở giai đoạn nặng phát triển khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên khám lâm sàng không thể phát hiện được bệnh mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc nhưng có chỗ mềm. Khối u di động kém do đã phát triển, dính chặt và xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn nặng khối u gây chảy máu và bội nhiễm.

- Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn: Các triệu chứng này ở các mức độ khác nhau, có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.

- Cảm giác đau tức tại vùng cổ do bị u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.

- Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn nặng.

Cách điều trị ung thư tuyến giáp

Hiện nay phương pháp điều trị căn bệnh trên phụ thuộc vào gian đoạn của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Nếu toàn bộ tuyến giáp được cắt bỏ, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc thay thế tuyến giáp suốt đời. Nếu chỉ cắt bỏ một phần, bệnh nhân cần uống hormone để ngăn chặn sự phát triển ung thư của mô giáp còn lại.

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu dùng i-ốt phóng xạ để điều trị sự lây lan của ung thư. Tuy nhiên, chất này có thể tiêu diệt các tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư. Biến chứng của việc phẫu thuật bao gồm tổn thương ở dây thanh quản.

Bác sĩ có thể sẽ áp dụng phương pháp hóa trị nếu các phương pháp khác không hiệu quả.

Phòng chống ung thư tuyến giáp

- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ.

- Bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.

- Duy trì cân nặng phù hợp.

- Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.

- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...