Ung Thư Túi Mật

Ung Thư Túi Mật

Ung thư túi mật là gì?

Ung thư túi mật (tên tiếng Anh là Gallbladder Cancer) là ung thư bắt đầu ở túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, ngay dưới gan. Túi mật chứa dịch mật, là dịch tiêu hóa được sản xuất bởi gan. Khi tế bào ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm và được chữa trị kịp thời thì xác suất trị khỏi bệnh là rất cao. Nhưng hầu hết Ung thư túi mật được phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng thường rất xấu. Trên thực tế hiện nay Ung thư túi mật thường không phổ biến.

Ngoài ra, Ung thư túi mật rất khó chẩn đoán vì bệnh thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì đặc biệt. 

Nguyên nhân gây ra ung thư túi mật là gì?

Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra Ung thư túi mật. Không những thế các bác sĩ cho biết rằng Ung thư túi mật hình thành khi các tế bào bình thường xuất hiện thay đổi (đột biến) trong DNA. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển và không thể kiểm soát, sau đó tiếp tục tăng sinh trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u, có thể phát triển vượt ra ngoài túi mật và di căn sang các khu vực khác của cơ thể.

Hầu hết Ung thư túi mật bắt đầu từ các tế bào tuyến lót mặt trong của túi mật. Ngoài ra, Ung thư túi mật xuất hiện từ loại tế bào được gọi là ung thư tuyến. Thuật ngữ này dùng để chỉ cách thức các tế bào ung thư xuất hiện khi quan sát dưới kính hiển vi.

Mặc dù hiện nay chưa có nguyên nhân nào cụ thể gây ra bênh nhưng các yếu tố sau đây cũng có thể là nguy cơ cao làm tăng khả mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Giới tính: Theo khảo sát thì nữ giới có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn nam giới.

- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc Ung thư túi mật càng lớn. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân Ung thư túi mật theo thống kê là 72 tuổi.

- Di truyền:

Thường thì những người mà trong gia đình có người mắc Ung thư túi mật thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đối với những người gia đình không có người thân mắc bệnh này.

- Những người từng mắc bệnh béo phì, sỏi mật, vôi hóa túi mật thì có nguy cơ phát triển thành Ung thư túi mật.

- Khi kích thước Polyp lớn hơn 10 mm hoặc có xu hướng tăng nhanh sau lần chẩn đoán đầu tiên sẽ có khả năng bị Ung thư túi mật rất cao.

- Tiếp xúc với hóa chất và môi trường ô nhiễm: Những người tiếp xúc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm độc hại thường có tỷ lệ mắc ung thư túi mật cao hơn rất nhiều so với người sống trong điều kiện môi trường trong lành.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở Ung thư túi mật là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:

- Rối loạn tiêu hóa:

Đa phần những bệnh nhân khi mới bị Ung thư túi mật giai đoạn đầu thường bị rối loạn tiêu hóa như cảm thấy sợ dầu mỡ, ợ chua, chán ăn... 

- Vùng bụng bên phải bị đau:

Triệu chứng đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên bên phải, có khi kèm theo cơn đau dữ dội đau lan về phía vai phải có thể coi đây chính là dấu hiệu thường thấy nhất ở Ung thư túi mật. 

- Bụng trên bên phải có khối u:

Đa phần những người bị ung thư túi mật có hiện tượng xuất hiện khối u ở bụng trên hoặc bụng trên bên phải nguyên nhân là do túi mật tăng kích thước.

- Vàng da và ngứa da:

Các triệu chứng vàng da thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, do tổ chức ung thư xâm lấn vào ống mật hoặc di căn đến tuyến hạch chèn ép ống mật khiến cho ống mật bị tắc nghẽn gây ra, dịch mật do gan tiết ra không đi được đến đường ruột một cách thuận lợi, từ đó mà trào ngược vào máu biểu hiện ra ngoài là da bị nhiễm sắc vàng. 

- Sốt và giảm cân:

Theo thống kê thì có khoảng 25% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, phần nhiều là do nhiễm trùng đường mật liên tục gây ra. Bệnh nhân giai đoạn cuối thường kèm theo giảm cân nhanh, cơ thể mệt mỏi. 

Vàng da và ngứa da là một trong các triệu chứng.

Vàng da và ngứa da là một trong các triệu chứng.

Cách điều trị ung thư túi mật

Các giai đoạn của Ung thư túi mật

- Giai đoạn I: Ở giai đoạn này, Ung thư túi mật được giới hạn ở các lớp bên trong của túi mật.

- Giai đoạn II: Giai đoạn này, Ung thư túi mật đã tăng sinh xâm nhập vào lớp ngoài của túi mật.

- Giai đoạn III: Ở giai đoạn này, Ung thư túi mật đã xâm nhập một hoặc nhiều hơn các cơ quan gần đó, như gan, ruột hay dạ dày. Ung thư cũng có thể di căn đến các hạch bạch huyết gần đó.

- Giai đoạn IV: Giai đoạn này, Ung thư túi mật bao gồm các khối u lớn đã di căn tới các cơ quan lân cận và các khối u đã di căn tới các vùng xa của cơ thể.

Sau khi xác định mức độ của Ung thư túi mật, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau tùy theo mức độ mức bệnh của mỗi đối tượng, mục tiêu ban đầu của điều trị là loại bỏ Ung thư túi mật, nhưng nếu không khả thi, các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát di căn và giữ cho cơ thể người bệnh thoải mái nhất có thể, sau đây là các phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong việc điều trị căn bệnh trên bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn điều trị đầu tiên đối với bệnh nhân bị Ung thư túi mật. Trong điều kiện cho phép, bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật loại bỏ túi mật nhanh chóng. Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh lý để quyết định xem nên cắt bỏ hoàn toàn túi mật hay phẫu thuật bảo tồn.

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn với bệnh nhân ung thư túi mật giai đoạn đầu. Lựa chọn bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Ung thư túi mật giai đoạn đầu được giới hạn trong túi mật nên thường được điều trị bằng cách loại bỏ túi mật (cắt bỏ túi mật).
  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và một phần của gan: Ung thư túi mật phát triển vượt ra ngoài túi mật và vào gan đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật, cũng như một phần của gan và đường mật bao quanh túi mật.

Tuy nhiên hiện nay không chắc chắn rằng các phương pháp điều trị bổ sung sau khi phẫu thuật thành công có thể tăng khả năng ung thư túi mật không tái phát lại. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan, do đó các bác sĩ có thể khuyên nên hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai sau khi phẫu thuật. Vì thế bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về các lợi ích cũng như rủi ro của các phương pháp điều trị bổ sung để tìm ra giải pháp nào là tốt cho bệnh nhân nhất.

Phẫu thuật ung thư túi mật.

Phẫu thuật ung thư túi mật.

Điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối

Hóa trị

- Trong điều trị Ung thư túi mật, phương pháp hóa trị được áp dụng bằng cách dùng các loại thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị

- Phương pháp này nhằm khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn tế bào ung thư tái phát, giúp bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống.

Kiểm chứng lâm sàng

- Kiểm chứng lâm sàng là phương pháp nghiên cứu thuốc điều trị Ung thư túi mật. Bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ về phương pháp trên có phù hợp khi tham gia kiểm chứng lâm sàng. 

Điều trị gen trúng đích

- Là điều trị nhắm vào vị trí có xuất hiện biến chứng của Ung thư túi mật bằng cách dùng các loại thuốc phù hợp, dẫn vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư một cách chọn lọc. Phương pháp này có ưu điểm làm giảm tác dụng phụ lên sức khỏe của người bệnh, hỗ trợ các điều trị khác.

Liệu pháp miễn dịch

- Là một phương pháp đột phá trong điều trị ung thư, liệu pháp miễn dịch sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh để chống lại các tế bào ung thư. Theo đó, bác sĩ sẽ tách lọc các tế bào miễn dịch từ máu của bệnh nhân và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để nhân lên, sau đó hoạt hóa và tiêm trở lại vào cơ thể người bệnh. Kết hợp sử dụng thuốc kháng thể kháng CTLA-4 và kháng thể kháng PD-1 để kìm hãm, ngăn chặn và tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

Thủ tục làm giảm tắc nghẽn ống mật

- Ung thư túi mật có thể gây tắc nghẽn ống mật và gây ra các biến chứng nặng khác. Thủ tục làm giảm tắc nghẽn có thể có tác dụng. Ví dụ, bác sĩ phẫu thuật có thể đặt một ống kim loại rỗng (stent) vào ống mật để giữ nó mở hoặc phẫu thuật định tuyến lại ống mật xung quanh vị trí tắc nghẽn.

Phòng chống ung thư túi mật

Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

- Để phòng ngừa Ung thư túi mật thì điều quan trọng nhất đối với mỗi người là cần có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và phải hợp vệ sinh. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả... để có sức khỏe tốt nhất.

- Cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, không nên làm việc, học tập quá sức, đồng thời phải kết hợp với tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên nhằm góp phần tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp chống lại mọi tác nhân gây bệnh.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đồ uống chứa cồn...

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...