Ung thư tử cung

Ung thư tử cung

Ung thư tử cung chiếm 70% tỷ lệ ung thư cơ quan sinh sản của phụ nữ. Có tỷ lệ chữa khỏi khá cao trong số các bệnh ung thư, nếu có thể phát hiện ra bệnh sớm, đồng thời được điều trị đúng. Bởi vậy, những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên tạo cho mình thói quen mỗi năm đi khám phụ khoa một lần.

Ung thư tử cung được chia thành ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung (màng trong tử cung). Trước đây, tỉ lệ ung thư cổ tử cung chiếm đến 95% còn ung thư tử cung chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, những năm gần đây, ung thư tử cung đã tăng lên 20 - 30%. Tại các nước u Mỹ, trước đây, ung thư tử cung chỉ chiếm 20 - 30%, mấy năm trở lại đây đã tăng lên tương đương với ung thư cổ tử cung.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

 

Ung thư cổ tử cung được chia thành 5 giai đoạn từ 0 - 4. Từ giai đoạn 1 – 4, mỗi giai đoạn lại chia thành hai giai đoạn là a và b. Sau phẫu thuật, với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 0, tỷ lệ sống được 5 năm đạt 100%, với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 1 – 4, tỷ lệ sống được 5 năm đạt 66%.

Những người mắc bệnh đa phần ở độ tuổi 40 – 60, trong đó, tỷ lệ phát bệnh cao nhất là ở độ tuổi khoảng hơn 50. Tuy nhiên, bắt đầu từ hơn 30 tuổi, số lượng người mắc bệnh cũng sẽ dần dần tăng lên. Những năm gần đây, ung thư tử cung có chiều hướng trẻ hóa độ tuổi. Số bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi hơn 20 bắt đầu tăng lên.

NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH CÓ MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT ĐẾN ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC

 

Nguyên nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo những cuộc điều tra mới đây, những người mắc bệnh phần nhiều là những người bắt đầu quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, có nhiều bạn tình, có thai và sinh con từ 3 lần trở lên. Những người chưa quan hệ tình dục thì gần như không có khả năng mắc bệnh.

Trong những năm gần đây, mọi người vẫn cho rằng HPV có liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung. Những người đàn ông bị nhiễm HPV là một trong những nhân tố nguy hiểm dẫn đến việc phát sinh bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Bởi vậy, càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh còn bao gồm cả việc thiếu vitamin A, hút thuốc… tuy nhiên mối liên hệ giữa chúng vẫn chưa được làm rõ.

TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH LÀ KHI QUAN HỆ BỊ CHẢY MÁU VÀ RA NHIỀU KHÍ HƯ

 

Thông thường, khi bệnh ở vào giai đoạn 0 và 1a thì sẽ không xuất hiện triệu chứng gì, nếu tình trạng tiến triển xấu đi thì sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường, đặc biệt là chảy máu khi quan hệ, và đây cũng là một trong những triệu chứng mang tính đặc trưng của bệnh ung thư cổ tử cung. Khi đi tiểu tiện, đại tiện, hoặc sau khi vận động cũng có thể bị chảy máu.

Ngoài ra, tình trạng bài tiết khí hư cũng thay đổi. Khi mới mắc bệnh, khí hư có thể có máu, màu hồng hoặc đỏ. Nếu bệnh tình tiến triển xấu đi, khí hư sẽ đặc và sẫm màu hơn, đồng thời có mùi hôi.

Khi bệnh phát triển đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện cảm giác đau. Tế bào ung thư sau khi lan rộng, dây thần kinh sẽ cảm nhận được lực ép, xuất hiện cảm giác đau ở vùng eo, lưng, chân… còn có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng không liên tục. Tiếp sau đó, người bệnh sẽ gặp trở ngại trong việc đi tiểu, đại tiện, nửa thân dưới bị phù, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, cuối cùng xuất hiện tình trạng suy nhược toàn thân.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THÔNG THƯỜNG LÀ CHỤP CẮT LỚP TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG.

 

Hiện nay, số lượng những phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tăng, thêm vào đó là độ tuổi sinh đẻ ban đầu tăng, ngày càng nhiều bệnh nhân muốn giữ lại tử cung để duy trì khả năng sinh sản. Bởi vậy, về mặt chẩn đoán bệnh cũng yêu cầu chính xác hơn.

Đa phần, những người mắc bệnh ở giai đoạn 0, chỉ khám trong thì không thể phát hiện ra sự bất thường mà phải kết hợp với chụp cắt lớp tế bào, khám âm đạo… chụp cắt lớp tế bào có thể chẩn đoán chính xác tới trên 95%, chỉ mất 1 - 2 phút, cũng không đau đớn gì. Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản nhất ở giai đoạn đầu.

MỖI GIAI ĐOẠN CÓ MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC NHAU

 

Giai đoạn 0

Về nguyên tắc, nên tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung. Những người chấp nhận phương pháp điều trị này 100% khỏi bệnh. Những người chưa mãn kinh thì thường giữ lại buồng trứng.

Những năm gần đây, đối với những phụ nữ trẻ vẫn muốn sinh con, họ sẽ cố gắng giữ lại tử cung chứ không lựa chọn phương pháp cắt bỏ tử cung như 20% trong số bệnh nhân mắc bệnh.

Sau khi cắt bỏ tử cung, nếu tế bào ung thư chưa lan sang các tổ chức khác thì coi như việc điều trị đã hoàn thành. Tỉ lệ tái phát bệnh sau khi phẫu thuật là rất thấp. Thông qua việc kiểm tra định kỳ sau phẫu thuật, nếu bệnh có tái phát thì cũng có thể kịp thời điều trị.

Ngoài ra, còn một số phương pháp điều trị khác như: phương pháp đông lạnh, phương pháp đốt điện, phương pháp kích quang… hiện nay có một phương pháp điều trị mới gọi là phương pháp quang động lực (PDT).

Giai đoạn 1a

Thông thường, sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung nhưng cũng có thể áp dụng phương pháp cắt bỏ phần cổ hoặc điều trị bằng tia laze.

Giai đoạn 1b và 2

Chủ yếu điều trị bằng tia laze, đối với người cao tuổi, kể cả khi đã cắt bỏ tử cung vẫn phải tiến hành điều trị bằng chiếu tia.

Giai đoạn 3

Chủ yếu điều trị bằng hóa trị. Vài năm trở lại đây, đôi khi người bệnh được điều trị hóa trị trước rồi mới tiến hành chiếu tia.

Giai đoạn 4

Có thể tiến hành chiếu tia nhưng do ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn nên phải áp dụng phương pháp hóa trị, tiến hành điều trị toàn thân.

Các loại thuốc chữa ung thư gần đây đã có nhiều tiến triển lớn, có nhiều tính chọn lựa, ít tác dụng phụ.

UNG THƯ TỬ CUNG (UNG THƯ MÀNG TRONG TỬ CUNG)

Giống như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung cũng chia thành 5 giai đoạn từ 0 – 4. Ung thư tử cung có tốc độ phát triển chậm hơn ung thư cổ tử cung. Có khoảng 90% người mắc bệnh có thể phát hiện ra bệnh trước giai đoạn 2. Do đó, tỷ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật ở những người mắc bệnh ở giai đoạn 1 – 4 vào khoảng 71%, cao hơn 5% so với ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ sống ở giai đoạn 0 gần như 100%.

Trong số những người mắc bệnh ung thư tử cung, có khoảng 70% là ở độ tuổi 50 – 69, độ tuổi trung bình là 58, 3/4 số người mắc bệnh là những người đã mãn kinh. Trước đây, có rất ít người dưới 40 tuổi bị mắc bệnh nhưng gần đây xu hướng những phụ nữ trẻ mắc bệnh đang dần tăng lên.

NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HORMON NỮ

 

Việc tuổi thọ ngày càng tăng, số lượng người già không ngừng tăng lên cũng là một trong những nhân tố dẫn đến tăng tỉ lệ mắc bệnh. Tại các nước u Mỹ, do thói quen ăn uống, lượng mỡ động vật đưa vào cơ thể khá nhiều, tỉ lệ phát bệnh tăng, bởi vậy, việc u Mỹ hóa thói quen ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tử cung.

Cơ chế phát bệnh của bệnh ung thư tử cung vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể xác định rằng, nó có một mối quan hệ nào đó với hormon nữ. Nếu lượng hormon nữ quá thừa hoặc không đủ điều dễ gây ra bệnh ung thư tử cung.

Những người chưa từng có thai hoặc sinh đẻ, những người đẻ ít hoặc những người mãn kinh muộn, do quãng thời gian bài tiết hormon nữ khá dài nên nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung là khá cao. Những người trên 30 tuổi mà không có kinh hoặc kinh thất thường thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao.

Các báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, ở các khu vực u Mỹ, những phụ nữ béo phì, cao huyết áp hoặc mắc bệnh đái đường có tỷ lệ mắc bệnh cao. Cho đến nay, tuy chưa có những báo cáo chính xác nhưng do các tế bào mỡ có khả năng sản sinh ra hormon nữ nên việc đưa vào quá nhiều lượng mỡ động vật dẫn đến béo phì hoặc mắc bệnh đái đường, ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh ung thư tử cung.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh ung thư tử cung.

Giống như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung ở giai đoạn đầu cũng không có triệu chứng rõ rệt. Triệu chứng bất thường xuất hiện là sự ra máu bất thường. Ban đầu chỉ là máu lẫn trong khí hư, về sau lượng máu chảy sẽ tăng dần lên, đặc sánh, có mùi hôi. Số lần chảy máu cũng sẽ tăng lên. Nếu sau khi đã mãn kinh mà thỉnh thoảng vẫn thấy ra máu thì phải kịp thời đi khám phụ khoa ngay. Nếu tế bào ung thư lan đến cổ tử cung sẽ gây cản trở đến sự lưu thông nơi cổ tử cung, máu và khí hư trong tử cung có thể bị tích lại bên trong. Khi tử cung co bóp để thải ra ngoài sẽ xuất hiện cảm giác đau bụng từng cơn.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐIỀU TRỊ

Cũng giống như ở ung thư cổ tử cung.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...