Ung thư phế quản
Ung thư phế quản là một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong các phế quản hoặc khí quản và các tuyến nước bọt. Người ta tin rằng hầu hết các bệnh ung thư phế quản có thể lan tràn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, chúng thường phát triển chậm và có thể điều trị được.
Loại ung thư này được chia thành 3 nhóm:
- Ung thư biểu mô dạng nhầy bì: Xảy ra ở các tuyến nước bọt. Hầu hết các ung thư loại này ảnh hưởng đến các tuyến mang tai ở phía trước của tai.
- Ung thư biểu mô dạng nang tuyến: Thường hình thành ở các tuyến nước bọt trong miệng và họng. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khí quản và tuyến lệ, tuyến mồ hôi, tử cung, âm hộ hoặc vú của người phụ nữ.
- Các khối u carcinoit: Có thể ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất hormone và các tế bào thần kinh. Chúng có thể hình thành trong phổi hoặc trong dạ dày và ruột.
Các giai đoạn của ung thư phế quản
- Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn bị che lấp, các tế bào mới bắt đầu xuất hiện trong đờm và các mẫu khi thực hiện nội soi phế quản.
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn tiến triển hơn so với giai đoạn 0. Tuy nhiên các mô xung quanh phổi vẫn khỏe mạnh.
- Giai đoạn 2: Với giai đoạn này căn bệnh ung thư phế quản đã lây lan ra các cơ quan như màng phổi, bạch huyết, màng đã bao quanh tim.
- Giai đoạn 3: Căn bệnh ung thư đã ảnh hưởng đến phổi và tim
- Giai đoạn 4: Ung thư đã ảnh hưởng trầm trọng và lây lan ra khu vực phổi, cũng như các khu vực khác của cơ thể.
Triệu chứng của ung thư phế quản
Các triệu chứng của ung thư phế quản phụ thuộc vào việc các khối u nằm ở trung tâm hay ngoại biên của đường hô hấp. Bệnh nhân có khối u ở vị trí trung tâm có thể có các triệu chứng của tắc nghẽn và xuất huyết, bao gồm:
- Khó thở: Nguyên nhân là do tắc nghẽn một phần của khí quản hoặc phế quản lớn.
- Thở rít: Là âm thanh bất thường được tạo ra khi luồng không khí đi qua đoạn bị hẹp hơn của đường hô hấp lớn hơn, triệu chứng này có thể xuất hiện khi ung thư xuất hiện ở khí quản hay phế quản lớn.
- Thở khò khè: Là âm thanh âm độ cao được tạo ra khi luồng không khí đi qua đoạn bị hẹp của đường hô hấp nhỏ hơn. Triệu chứng này được nghe thấy nếu đường dẫn khí bị tắc nằm xa hơn phế quản lớn.
- Ho, sốt và khạc đàm: Đây có thể là kết quả của sự tắc nghẽn hoàn toàn các phế quản, dẫn đến suy sụp, nhiễm trùng và phá hủy các mô phổi ở phía bên kia chỗ tắc nghẽn.
- Ho ra máu: Là do loét niêm mạc đường hô hấp nằm phía trên khối u và khá phổ biến trong ung thư phế quản. Ho ra máu là dấu hiệu nguy hiểm và gần như luôn luôn biểu hiện của một bệnh nghiêm trọng dù đó là bệnh ung thư phế quản hay các loại bệnh phổi khác.
Bệnh nhân có tổn thương ở ngoại vi thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phế quản. Sau đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Hút nhiều thuốc lá: Các chuyên gia nghiên cứu khẳng định rằng đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư phế quản. Tỷ lệ những người hút thuốc lá sẽ có 85 - 90% sẽ mắc bệnh ung thư phế quản. Bởi khói thuốc lá sẽ gây ra sự tổn thương trầm trọng đến bộ phận hô hấp.
- Do môi trường: Các chất bụi bẩn, chất khói từ các nhà máy, khói xe cộ… Đều có thể gây ung thư phế quản.
- Tuổi tác: Theo thống kê thường thì giới tính nữ khoảng từ 75 tuổi trở lên, giới tính nam từ 65 tuổi trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản cao.
- Giới tính: Nam giới sẽ mắc bệnh ung thư phế quản nhiều hơn rất nhiều so với nữ.
- Do yếu tố di truyền: Nếu gia đình có cha mẹ, ông bà bị ung thư phế quản đều có nguy cơ con cháu sẽ mắc bệnh.
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị ung thư phế quản, bạn sẽ được kiểm tra lâm sàng và một số xét nghiệm bao gồm:
Sinh thiết:
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ và đem đến cho chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có phải là ung thư hay không.Chụp X-quang:
Chụp X-quang ngực giúp tìm ra khối u trong đường hô hấp. Ngoài ra ung thư phế quản giai đoạn đầu cũng thể hiện trên phim chụp X quang như:- Khối mờ, nốt mờ trong nhu mô phổi.
- Trung thất nở rộng.
- Xuất hiện hình bóng mờ ở rốn phổi.
- Dấu hiệu tràn dịch màng phổi.
Chụp MRI (cộng hưởng từ):
Phương pháp này sử dụng nam châm mạnh mẽ và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể bạn, cho thấy được kích thước khối u. Bạn có thể uống thuốc nhuộm tương phản hoặc được tiêm vào tĩnh mạch trước khi xét nghiệm giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn.Scan:
Bác sĩ cũng có thể thực hiện các loại scan khác để tìm khối u và xem liệu nó có lan rộng hay không.Điều trị
Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư, bác sĩ sẽ đề xuất một số lựa chọn điều trị. Các lựa chọn có thể bao gồm:
Phẫu thuật:
Đây là cách điều trị chính cho ung thư phế quản. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u và một số các mô xung quanh nó. Các hạch bạch huyết xung quanh khối u cũng có thể được loại bỏ để ngăn chặn bệnh lan rộng.
Xạ trị:
Sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó có thể làm giảm triệu chứng và giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Bạn cũng có thể được xạ trị sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị:
Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể của bạn. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch hoặc cho bạn uống thuốc viên. Bạn có thể được hóa trị cùng với phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan rộng. Hoặc là bạn có thể được hóa trị sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Liệu pháp miễn dịch:
Sử dụng thuốc để tăng cường khả năng hệ miễn dịch của bạn để tìm và diệt ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể làm nhỏ các khối u hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Điều trị nhắm trúng đích:
Điều trị này tìm các protein hoặc các gen đặc trưng cho ung thư của bạn mà giúp bệnh phát triển. Sau đó, nó nhắm vào các chất đó để ngăn chặn ung thư lan rộng.
Cách phòng chống ung thư phế quản
Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh ung thư phế quản bạn có thể đưa ra được cách phòng chống ung thư phế quản như sau:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, nếu đang hút thuốc phải thực hiện cai thuốc ngay từ bây giờ. Bạn cần hạn chế cả khói thuốc lá thụ động.
- Làm việc và sinh sống trong môi trường lành mạnh, nhất là tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Bạn cần lên thực đơn hằng ngày, cung cấp và bồi bổ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
- Chế độ tập luyện khoa học: Bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao mang lại cho bạn một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.