Ung Thư Niệu Quản
Ung thư niệu quản là gì?
Ung thư niệu quản là ung thư hình thành trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Ung thư có thể phát triển trong hệ thống thu gom nước tiểu, nhưng tình trạng này thường hiếm gặp.
Ung thư có thể phát triển trong hệ thống thu gom nước tiểu.
Ung thư niệu quản có liên quan chặt chẽ với ung thư bàng quang. Các tế bào lót niệu quản cùng một loại với tế bào lót bên trong bàng quang. Người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư niệu quản có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang, vì vậy bác sĩ thường khuyên làm xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Nguyên nhân gây ra ung thư niệu quản là gì?
Di truyền, hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm... Là một số nguyên nhân chính thường thấy có thể dẫn đến Ung thư niệu quản.
Hút thuốc lá luôn gây ra mọi hiểm họa về sức khỏe.
Ngoài các nguyên nhân nói trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh trên bao gồm:
- Tuổi tác và giới tính:
Ung thư niệu quản thường xuất hiện nhiều trong độ tuổi khá cao từ 50 - 70 tuổi. Bên cạnh đó, theo thống kê thì số lượng nam giới có nguy cơ mắc Ung thư niệu quản cao hơn nữ giới.
- Hút thuốc lá:
Chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 70% người bị Ung thư niệu quản có liên quan đến hút thuốc lá. Các chất kích thích có trong thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng, gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư tinh hoàn, ung thư niệu quản,...
- Môi trường sống ô nhiễm:
Nếu con người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp hay chất hóa học độc hại như benzidine, chất nhuộm công nghiệp thì có nguy cơ bị Ung thư niệu quản khá cao.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư niệu quản là gì?
Các triệu chứng phổ biến thường thấy của bệnh Ung thư niệu quản bao gồm:
Tiệu chứng là đau lưng.
- Máu trong nước tiểu.
- Đau lưng.
- Đau khi đi tiểu.
- Giảm cân không chủ ý.
- Mệt mỏi.
- Sưng bàn chân.
Cách điều trị ung thư niệu quản
- Phẫu thuật:
Trong trường hợp Ung thư niệu quản, phẫu thuật có thể cắt bỏ hoàn toàn niệu quản cùng với một vòng tổ chức mô xung quanh niệu quản. Tùy theo vị trí của khối u ở niệu quản như nhóm hạch trước xương cụt... Mà bác sĩ sẽ xác định mức độ nạo vét hạch.
- Xạ trị:
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư niệu quản phổ biến hiện nay. Xạ trị được chỉ định sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính kèm theo di căn tới hạch bạch huyết nhằm ngăn chặn sự lây lan của khối u.
- Hóa trị:
Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể người nhằm mục đích cô lập và tiêu diệt tế bào ung thư. Mỗi đợt hóa trị chỉ tiêu diệt một tỉ lệ nhất định các tế bào ung thư, nếu khối u quá to thì hóa trị sẽ không hiệu quả bởi vì tốc độ sản sinh tế bào ung thư mới nhanh hơn số lượng bị tiêu diệt.
Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là các phương pháp có ích.
Phòng chống ung thư niệu quản
- Không hút thuốc lá.
- Uống nhiều nước.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và môi trường sống sạch sẽ.
- Khám sức khỏe định kỳ.