Ung thư là gì, khi nào thì gọi là ung thư di căn?

Ung thư là gì, khi nào thì gọi là ung thư di căn?

Ung thư là một nhóm gồm trên 100 bệnh khác nhau. Ung thư xuất hiện khi những tế bào tiếp tục phân chia và hình thành những tế bào mới một cách bất thường không chịu sự kiểm soát của cơ thể.

Tất cả các cơ quan trong cơ thể được cấu tạo từ các tế bào. Bình thường các tế bào chỉ phân chia thành nhiều tế bào khi cơ thể cần. Quá trình có kiểm soát này giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Nếu các tế bào cứ phân chia khi cơ thể không cần đến sẽ hình thành một khối mô. Khối mô thừa có thể lành tính hay ác tính, được gọi là đám tăng trưởng hay khối u.

Những khối u lành tính không phải là ung thư. Chúng thường bị cắt đi và không tái phát trong hầu hết các trường hợp. Điều quan trọng nhất là những tế bào trong khối u lành tính không lan ra những phần khác của cơ thể. Những khối u lành tính hiếm khi đe dọa mạng sống.

Những khối u ác tính là ung thư. Các tế bào ung thư xâm lấn và làm tổn thương các mô và cơ quan lân cận. Chúng cũng có thể tách ra khỏi khối u ác và vào dòng máu hay hệ bạch huyết. Đó là cách ung thư lan từ khối u ban đầu (nguyên phát) để hình thành những khối u mới ở nơi khác của cơ thể. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.  

Hầu hết ung thư được gọi bằng loại tế bào hay cơ quan ban đầu. Khi ung thư lan ra, những khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên với khối u nguyên phát. Ví dụ: nếu ung thư phổi lan đến gan thì những tế bào ung thư ở gan là tế bào ung thư phổi. Bệnh này được gọi là ung thư phổi di căn (không phải là ung thư phổi).  

Hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư như thế nào

Phương pháp hóa trị là việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là dùng các tia có năng lượng cao để phá hủy tế bào. Cả hai phương pháp này được dùng sau phẫu thuật nhằm diệt các tế bào ung thư đã thoát khỏi khối u ban đầu và di chuyển tới hệ thống mạch máu và hạch. Cả hai đều gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng lớn tới mô bình thường lân cận. Song nói chung, chúng có thể phục hồi được.  

Hãy cân nhắc kỹ về các tác dụng phụ. Đừng ngại hỏi bác sĩ những thắc mắc như: bạn sẽ bị mệt thế nào, phải tốn bao nhiêu năng lượng trong quá trình điều trị? Nếu bây giờ đang làm việc 50 giờ/tuần thì liệu trong quá trình điều trị có phải giảm xuống 20 giờ/tuần?  

Gia đình và bạn bè là yếu tố quyết định cho sự sống còn của bệnh nhân ung thư.  

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa những người sống sót sau ung thư và các mối quan hệ xã hội của họ. Tuy nhiên, đôi khi gia đình và bạn bè cũng có lời khuyên không chính xác. Họ có thể đưa đến hàng tập số liệu về các phương pháp điều trị mà chẳng ai hiểu nổi. Họ có thể quá hăng hái bênh vực cho một phương pháp điều trị nào đó...  

Điều quan trọng đối với một bệnh nhân ung thư phải biết là những hạn chế của chính mình. Hãy tin rằng nếu chiến đấu bền bỉ bạn sẽ chiến thắng. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè và nguời thân, ngưng cảm giác dằn vặt và đau khổ. Hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống vẫn đang ở phía trước.

Ánh nắng buổi sáng ngăn ngừa bệnh ung thư

 

Việc phơi nắng 5-10 phút vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư (vú, đại tràng, tinh hoàn...). Tia cực tím trong nắng sáng thúc đẩy sự sản xuất vitamin D (chất điều hòa sinh sản các tế bào), thường bị giảm sút trong các bệnh ung thư.  

Đó là kết quả một nghiên cứu của giáo sư Michael Holick, Đại học Y khoa Boston (Mỹ). Theo đó, người da đen nên phơi nắng sáng lâu hơn những người khác khoảng 5 phút vì sắc tố da của họ có đặc tính ngăn chặn tia cực tím. Tuy nhiên, nếu phơi nắng sáng lâu hơn thời gian trên, cần phải dùng kem chống nắng để bảo vệ da.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...