Ung Thư Hậu Môn

Ung Thư Hậu Môn

Ung thư hậu môn là gì?

Ung thư hậu môn có tên tiếng Anh là Anal Cancer, đây là một loại ung thư ít phổ biến xảy ra trong hậu môn. Hậu môn là một ống ngắn ở cuối trực tràng qua đó phân rời cơ thể của con người. Ngoài ra căn bệnh trên có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như chảy máu trực tràng và đau hậu môn.

Dấu hiệu và triệu chứng như chảy máu trực tràng và đau hậu môn.

Dấu hiệu và triệu chứng như chảy máu trực tràng và đau hậu môn.

Nguyên nhân gây ra ung thư hậu môn là gì? 

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học cũng thể tìm ra nguyên nhân gây ra Ung thư hậu môn là gì. Vì thế, nếu người bệnh bị ung thư hậu môn, họ có thể mắc phải các vấn đề về gen, dẫn đến việc gây đột biến các tế bào ở hậu môn. Các đột biến gen đó khiến tế bào khỏe mạnh biến đổi thành tế bào ung thư.

Nếu người bệnh bị ung thư hậu môn, họ có thể mắc phải các vấn đề về gen

Nếu người bệnh bị ung thư hậu môn, họ có thể mắc phải các vấn đề về gen

Mặc dù hiện nay nguyên nhân gây ra căn bệnh trên vẫn chưa thể xác định nhưng các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Tuổi tác:

Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc Ung thư hậu môn ngày càng cao. Theo thống kê thì hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên.

- Quan hệ tình dục với nhiều người:

Cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Ung thư hậu môn, đặc biệt là những người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 

- Dùng thuốc hay bị bệnh ức chế hệ thống miễn dịch:

Những người dùng thuốc nhằm ức chế hệ thống miễn dịch (các thuốc ức chế miễn dịch), bao gồm cả những người đã được cấy ghép nội tạng, cũng có thể có nguy cơ gia tăng Ung thư hậu môn. Bị HIV - virus gây ra bệnh AIDS - cũng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ Ung thư hậu môn.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư hậu môn là gì? 

Các triệu chứng thường thấy ở Ung thư hậu môn thường chia làm 2 giai đoạn như sau:

Dấu hiệu khởi phát

- Đi phân ra máu nhẹ.

- Vết loét không lành ở hậu môn.

Đi phân ra máu nhẹ.

Đi phân ra máu nhẹ.

Dấu hiệu toàn phát

- Đau hậu môn.

- Són phân.

- Thăm trực tràng: Có một vùng loét trên nền cứng, đau, dễ chảy máu. Có thể thấy u dính vào cơ thắt hậu môn, lan ra da.

- Có hạch ở bẹn to, đau, rắn.

- Dịch bất thường chảy ra từ hậu môn.

- Chảy máu từ trực tràng và hậu môn.

- Ngứa hậu môn.

- Đau hoặc thấy sức ép xung quanh hậu môn.

- Vết thương xung quanh hậu môn mà không lành.

Cách điều trị ung thư hậu môn

Phẫu thuật điều trị 

Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị Ung thư hậu môn. Bác sĩ thường căn cứ vào tình trạng phát triển của khối u, phạm vi xâm lấn, mức độ di căn và sức khỏe của bệnh nhân để áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Trên nguyên tắc nếu đã di căn hạch ở bẹn, khi tiến hành phẫu hậu môn cần phải cắt bỏ khối hạch di căn lớn nhất. Phương pháp phẫu thuật gồm có: Phẫu thuật cắt bỏ cục bộ và phẫu thuật cắt bỏ phần liên hợp bụng đáy chậu.

Xạ trị 

Phương pháp xạ trị là sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao (như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u. Hậu môn ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào đáy rất nhạy cảm với tia phóng xạ, thường kết hợp với hóa trị. Ngoài ra, xạ trị cũng cũng có thể kết hợp với phẫu thuật điều trị. Trước khi phẫu thuật bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xạ trị nâng cao tỷ lệ phẫu thuật cắt bỏ. Sau khi phẫu thuật sử dụng phương pháp xạ trị cũng có thể làm giảm tỷ lệ tái phát của căn bệnh trên.

hóa trị và xạ trị thường được tiến hành cùng lúc.

hóa trị và xạ trị thường được tiến hành cùng lúc.

Hóa trị

 

Hóa trị là phương pháp thông qua tiêm hoặc uống thuốc, để thuốc có thể thông qua đường máu đi đến toàn cơ thể, ức chế khối u, tiêu diệt tế bào ung thư. Kết hợp hóa trị và xạ trị trong việc điều trị ung thư hậu môn được chứng minh là có hiệu quả hơn việc chỉ sử dụng hóa trị hoặc xạ trị để điều trị. Chính vì thế hóa trị và xạ trị thường được tiến hành cùng lúc.

Phòng chống ung thư hậu môn

- Tập thể dục thường xuyên.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Thường xuyên ăn nhiều rau quả hàng ngày để bổ sung chất xơ và vitamin, ăn các thức ăn có nhiều chất sợi như cơm gạo lức, bánh mì đen, các loại đậu, mì ống. 

- Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thịt đã chế biến, sữa có chất béo. 

- Không hút thuốc, uống rượu bia.

- Hạn chế quan hệ tình dục qua hậu môn.

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe nếu như đã có tiền sử của viêm loét hậu môn và mạc lươn kéo dài đã lâu.

- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...