Ung thư đại tràng triệu chứng và điều trị

Ung thư đại tràng triệu chứng và điều trị

Mắc bệnh táo bón thường xuyên mà không kịp thời chữa trị, số lượng vi khuẩn có hại trong ruột sẽ tăng lên. Những người khỏe mạnh, vi khuẩn có ích trong cơ thể chiếm ưu thế, nhưng nếu tình trạng táo bón kéo dài, sự cân bằng về số vi khuẩn có ích và có hại sẽ bị phá vỡ. Ăn quá nhiều thức ăn từ thịt, chất protein có trong phân dưới tác dụng của các vi khuẩn làm thối rữa sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn có hại, chúng tuần hoàn trong cơ thể cùng với máu, sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, đau vai, cao huyết áp… đáng sợ nhất là khả năng mắc bệnh ung thư cũng sẽ tăng cao.

Ăn nhiều mỡ động vật sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết ra nhiều dịch mật, trong dịch mật có chứa chất gây ung thư. Chất gây ung thư và phân cùng ở trong đại tràng, kích thích lên thành ruột, có thể làm phát sinh bệnh ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng được chia thành hai loại: ung thư kết tràng và ung thư trực tràng. Trước đây số lượng người mắc ung thư trực tràng chiếm đa số, gần đây, tỷ lệ ung thư kết tràng đang có chiều hướng tăng lên.

Độ tuổi mắc bệnh thường vào khoảng 60 – 69 tuổi, chiếm hơn 50% số người mắc bệnh, tiếp đến là độ tuổi 50 – 59 tuổi. Trước đây nam giới mắc bệnh nhiều hơn, những năm gần đây, tỷ lệ nữ mắc bệnh có xu hướng tăng lên. Vì vậy để có thể kịp thời điều trị, nên đi khám sức khỏe định kỳ.

TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRÀNG LÀ ĐI ĐẠI TIỆN RA MÁU

Bệnh ung thư đại tràng phát triển chậm. Giai đoạn đầu gần như không có biểu hiện của bất kỳ triệu chứng gì, rất khó phát hiện. Còn khi xuất hiện triệu chứng thì đa phần bệnh đã phát triển đến một mức độ nhất định. Ngoài ra, triệu chứng bệnh cũng khác nhau tùy từng người. Có một số người mặc dù bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn nhưng cũng không có biểu hiện gì của bệnh.

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh ung thư đại tràng là đại tiện ra máu. Nếu khối u ở những vị trí gần ruột non như ruột thừa hoặc phần trên kết tràng, phân sẽ có màu đen, nếu khối u ở phần cuối kết tràng hoặc trực tràng thì phân sẽ có màu máu tươi.

Về điểm này không giống với hiện tượng chảy máu ở bệnh trĩ. Hiện tượng chảy máu ở bệnh trĩ thường là máu và phân không lẫn vào nhau, sau khi phân ra ngoài thì máu mới chảy từng giọt ra, còn ở bệnh ung thư đại tràng thì máu và phân lẫn với nhau, bởi vậy chỉ cần quan sát kỹ một chút là sẽ phát hiện ra. Tuy nhiên, người bình thường khó có thể phân biệt được rõ, bởi vậy, nếu có nghi ngờ hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài chảy máu, ung thư đại tràng còn xuất hiện tình trạng đại tiện bất thường. Nếu có các hiện tượng như đại tiện không theo giờ, khi đại tiện có cảm giác đau thì có thể là có khối u ở kết tràng hoặc trực tràng.

Nếu ở trực tràng có u, có thể xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy, hình dạng phân trở nên nhỏ đi… ngoài ra, ung thư đại tràng đôi khi còn xuất hiện triệu chứng thiếu máu, gầy đi trông thấy, bụng sờ thấy cục cứng, đầy bụng, da có chỗ đen đi, sần sùi... nhất là ở người già, nếu xuất hiện tình trạng thiếu máu mà nguyên nhân không rõ ràng thì nên cảnh giác với bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư ở hệ thống tiêu hóa.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐƠN GIẢN VÀ THUẬN TIỆN NHẤT LÀ KIỂM TRA PHÂN

Đầu tiên tiến hành kiểm tra trực tràng. Bác sĩ đưa ngón tay trỏ vào hậu môn, trực tiếp kiểm tra phần trong của trực tràng và hậu môn, 90% bệnh ung thư đại tràng có thể được phát hiện thông qua phương pháp kiểm tra này.

Tiếp đó là kiểm tra phân để xem phân có bị lẫn máu hay không. Trước đây, do không thể phân biệt được máu của các loại cá, thịt có trong thức ăn với máu của người bệnh nên khi kiểm tra phải nhịn ăn trước. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, phương pháp kiểm tra miễn dịch học chỉ phản ứng với máu người nên trước khi kiểm tra không cần phải nhịn ăn. Nhưng phương pháp kiểm tra này cũng phản ứng với những bộ phận khác bị chảy máu như răng, dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh có bị mắc ung thư đại tràng, cũng không nhất thiết là hay đại tiện ra máu, bởi vậy, những người khi đại tiện thấy có hiện tượng bất thường hoặc thấy có bất thường ở phần bụng hoặc có những triệu chứng bất thường khác thì cũng nên chú ý, đừng thấy kết quả kiểm tra là âm tính mà mất cảnh giác.

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị cơ bản là cắt bỏ phần bị bệnh, bao gồm 2 cách là cắt bằng gương nhìn trong và phẫu thuật ngoại khoa.

Thông thường không sử dụng phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư đại tràng. Tuy nhiên, những năm gần đây, đã có bệnh viện tiến hành thử điều trị bằng phương pháp điều trị kết hợp hóa trị và điều trị miễn dịch đối với những bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, trong việc điều trị ung thư trực tràng, có thể tùy theo tình trạng bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị chạy tia phóng xạ. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những bệnh nhân mà tình trạng bệnh không cho phép tiến hành phẫu thuật hoặc bệnh tái phát, hoặc được sử dụng như một phương pháp điều trị nhằm phòng tránh bệnh tái phát. Phương pháp điều trị phóng xạ không tốt cho việc điều trị ung thư kết tràng, bởi vậy, phương pháp điều trị ung thư kết tràng thông thường không sử dụng phương pháp này.

PHƯƠNG PHÁP CẮT BỎ U THỊT

Cấu tạo của thành ruột ở đại tràng bao gồm các tầng như niêm mạc, tầng dưới niêm mạc, tầng hữu cơ cố định…

Khối u nằm ở niêm mạc hoặc tầng dưới niêm mạc gọi là ung thư giai đoạn đầu. Phần nhô lên hình nấm từ niêm mạc hướng ra khoang ruột được gọi là u thịt. Những khối u thịt có đường kính dưới 1cm đa phần thuộc loại u lành tính, những u thịt có đường kính lớn hơn 1cm rất có khả năng là u ác tính một phần hoặc toàn bộ.

Khi tiến hành kiểm tra bằng cách đưa kính chiếu trong vào hậu môn, nếu phát hiện ra u thịt hoặc u ác tính giai đoạn đầu ở tầng dưới niêm mạc, đôi khi có thể tiến hành cắt trực tiếp. Đẩy từ đầu gương chiếu trong ra một vòng dây thép mảnh, thòng vòng dây qua u thịt hoặc u ác tính rồi cho dòng điện có bước sóng cao chạy qua để đốt đứt u thịt.

U ác tính có thể không có dạng hình nấm mà là u hình dẹt. Nếu gặp phải tình huống này, thông thường nước muối sinh lí sẽ được tiêm vào niêm mạc tại vùng xung quanh khối u để làm phồng lên rồi tiến hành cắt.

Có một điểm khác biệt với dạ dày là những u lành tính ở đại tràng cũng có khoảng 10% khả năng biến thành u ác tính. Bởi vậy, chỉ cần phát hiện ra u thịt thì cũng nên tiến hành cắt bỏ. Nếu u ác tính được phát hiện sớm, phạm vi nhiễm bệnh nhỏ, thì dù phát hiện ra nhiều khối u cũng đều có thể áp dụng phương pháp cắt u thịt để điều trị.

Phương pháp này có thể vừa tiến hành kiểm tra vừa tiến hành điều trị đồng thời, không mất nhiều thời gian, bộ phận bị thương chỉ hạn chế ở niêm mạc ruột nên bệnh nhân sẽ ít cảm thấy đau đớn.

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA

Nếu u ác tính đã ăn đến tầng dưới niêm mạc hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn thì phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Dù đại tràng bị cắt bỏ gần hết thì cũng không có ảnh hưởng quá lớn đến việc hấp thụ và tiêu hóa.

Phẫu thuật trong ung thư kết tràng không tạo ra trở ngại về chức năng, bởi vậy có thể áp dụng phương pháp cắt bỏ rộng, ví dụ như kết tràng bên phải bị ung thư thì cắt một nửa kết tràng bên phải, nếu kết tràng bên trái bị ung thư thì cắt bỏ một nửa kết tràng bên trái.

Nhưng ở ung thư trực tràng thì lại có điểm khác, tùy vào vị trí mọc và mức độ bệnh mà sau khi phẫu thuật sẽ xuất hiện các triệu chứng khó tránh khỏi như gặp khó khăn ở các chức năng đại tiện, tiểu tiện, tình dục…

Những năm gần đây, tuy đã tìm ra được những phương pháp phẫu thuật có thể duy trì những chức năng trên một cách tối đa nhưng đôi khi cũng không thể áp dụng những chức năng đó, đồng thời phải đặt hậu môn nhân tạo.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...