Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày lan như thế nào? 

Giống như tất cả phần khác của cơ thể, dạ dày được cấu thành bởi nhiều loại tế bào. Thông thường, các tế bào sẽ phân chia đế tạo thêm nhiều tế bào khi cơ thể cần chúng. Quá trình tuần tự này giúp chúng ta khỏe mạnh.

Nếu những tế bào cứ tiếp tục phân chia, cho dù không có nhu cầu tạo tế bào mới, thì sẽ tạo ra một khối mô. Khối mô dư thừa này, hay được gọi là u hoặc bướu, có thể lành tính hoặc ác tính.

Các bướu lành tính không phải là ung thư, chúng thường có thể được cắt bỏ, và trong hầu hết trường hợp không tái phát trở lại. Điều quan trọng nhất là các tế bào của bướu lành tính không lan sang các phần khác của cơ thế. Hiếm khi có những bướu lành tính đe dọa mạng sống.

Các bướu ác tính gọi là ung thư. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan lân cận bướu.

Các tế bào ung thư cũng có thể rời khỏi khối u ác tính để đi vào máu, hoặc hệ bạch huyết. Đây là cách ung thư lan từ khối u nguyên phát, để hình thành những bướu mới ở các phần khác của cơ thế. Sự lan tràn của ung thư gọi là di căn.

Ung thư có thế phát triển từ bất cứ phần nào của dạ dày, và có thể ăn lan khắp dạ dày, tới các cơ quan khác. Nó có thể phát triển dọc theo thành dạ dày vào thực quán hoặc ruột non. Ung thư cũng có thể phát triển xuyên qua thành dạ dày, và lan vào các hạch bạch huyết kế cận, tới các cơ quan như gan, tụy, và ruột già. Ung thư dạ dày cũng có thể di căn tới các cơ quan xa như phổi, hạch bạch huyết trên xương đòn và buồng trứng. 

Khi ung thư lan tới một phần khác của cơ thể, khối bướu mới này có cùng một loại tế bào bất thường và có cùng tên với bướu nguyên phát. Ví dụ, nếu ung thư dạ dày lan đến gan, các tế bào ung thư ở trong gan là những tế bào dạ dày bị ung thư. Bệnh này gọi là ung thư dạ dày di căn (đó không phải là ung thư gan). Tuy nhiên, khi ung thư dạ dày lan tới buồng trứng, khối bướu của buồng trứng được gọi là bướu Krukenberg. (bướu này - là tên của một bác sĩ - không phải là một bệnh riêng biệt; nó là ung thư dạ dày di căn. Những tế bào ung thư trong bướu Krukenberg là những tế bào dạ dày bị ung thư, tương tự như những tế bào ung thư ở bướu nguyên phát).

Nguyên nhân của ung thư dạ dày? 

Tỷ lệ ung thư dạ dày và số ca tử vong vì bệnh này đang giảm đáng kể trong vòng 60 năm qua. Dù vậy, ung thư dạ dày vẫn luôn là một bệnh nguy hiểm và các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đang cố gắng tìm hiểu thêm về các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh. Tại thời điểm này, các bác sĩ vẫn chưa lý giải được tại sao có người bị ung thư dạ dày còn có người thì không. Tuy nhiên, họ biết rõ ung thư dạ dày không lây lan; không ai có thể “bị lây” ung thư từ một người khác.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem một số người dường như dễ phát triển bệnh ung thư dạ dày hơn những người khác. Bệnh thường thấy hầu hết ở những người trên 55 tuổi. Bệnh thường thấy ở nam gấp 2 lần ở nữ và thường gặp ở người da đen nhiều hơn người da trắng. Những người sống ở các khu vực trên ăn nhiều loại thực phẩm được bảo quản bằng sấy khô, hun khói, xát muối hoặc bằng giấm. Các nhà khoa học cho rằng ăn những thực phẩm được bảo quản bằng các cách trên có thế đóng vai trò trong phát triển của bệnh ung thư dạ dày. Mặt khác, các thực phẩm tươi (đặc biệt là trái cây, rau quả tươi và các thực phẩm tươi đông lạnh) có thể bảo vệ chống lại bệnh. Những vết loét ở dạ dày dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy một loại vi khuẩn gây viêm và loét dạ dày là Helicobacter pylori có thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy những người đã trải qua phẫu thuật dạ dày, hoặc thiếu máu ác tính, tình trạng vô toan của dạ dày hoặc phì đại dạ dày (thường là do lượng dịch tiêu hóa ít hơn bình thường) có gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày.

Đang có mối liên hệ giữa việc phải tiếp xúc với một số loại bụi hoặc khói tại nơi làm việc, với sự tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một số nhà khoa học cũng tin rằng việc hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ của bệnh. Những người thấy mình có nguy cơ đối với ung thư dạ dày nên trao đổi điều này với bác sĩ của họ. Người bác sĩ có thể đề nghị một thời khóa biểu thích hợp cho việc kiểm tra, và vì vậy có thể phát hiện càng sớm càng tốt khi ung thư xuất hiện. 

Những triệu chứng của ung thư dạ dày? 

Khó nhận biết sớm ung thư dạ dày. Thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, và trong nhiều trường hợp, ung thư đã ăn lan trước khi được phát hiện. Khi có triệu chứng, bệnh nhân hay bỏ qua vì chúng thường mơ hồ. Ung thư dạ dày có thế gây ra:

- Ăn uống kém hoặc ợ nóng. 

- Đau hoặc khó chịu trong bụng. 

- Nôn ói. 

- Tiêu chảy hoặc táo bón. 

- Trướng bụng sau bữa ăn.

- Chán ăn. 

- Mệt mỏi và yếu sức. 

- Xuất huyết (ói ra máu hoặc có máu trong phân).

Bất cứ triệu chứng nào ở trên đều có thể do ung thư, hoặc do những bệnh khác ít nguy hiểm hơn như dạ dày nhiễm virus hoặc bị loét. Những người nào có các triệu chứng trên nên tới một bác sĩ chuyên khoa về chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa.

Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng cách nào? 

Để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và có thể cho làm xét nghiệm. Bệnh nhân cũng có thể trải qua một hoặc tất cả các cuộc kiểm tra sau:

Tìm máu ẩn trong phân 

Test này được thực hiện bằng cách đặt một lượng nhỏ phân lên một lam nhựa hoặc trên một loại giấy đặc biệt. Có thế làm test ngay tại phòng mạch bác sĩ, hoặc tại phòng xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều bệnh không phải là ung thư cũng có thế gây chảy máu, do đó thấy máu trong phân không nhất thiết là bệnh nhân bị ung thư.

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang 

Chụp X-quang được tiến hành sau khi bệnh nhân uống dung dịch barium, một chất lỏng trắng đục. (Xét nghiệm này đôi khi được gọi là “nuốt barium”) chất barium cho thấy hình dạng dạ dày trên phim X-quang, giúp người bác sĩ phát hiện những bướu hoặc những vùng bất thường khác. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể bơm hơi vào dạ dày để dễ phát hiện những khối u nhỏ.

Nội soi 

Là sự khám thực quản và dạ dày bằng cách sử dụng một ống mỏng, có đèn soi, gọi là ống nội soi dạ dày, được đưa qua miệng, đến thực quản và vào dạ dày. Phun thuốc tê vào họng bệnh nhân nhằm làm giảm sự khó chịu và nôn. Thông qua ống nội soi dạ dày, bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào trong dạ dày. Nếu phát hiện một vùng bất thường, bác sĩ có thể lấy vài mẫu mô qua ống nội soi dạ dày. Một bác sĩ khác, gọi là bác sĩ giải phẫu bệnh, xem xét mẫu mô này dưới kính hiển vi đế tìm kiếm các tế bào ung thư. Thủ thuật lấy mẫu mô và quan sát dưới kính hiển vi này gọi là sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để biết chắc chắn có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. 

Phân giai đoạn 

Nếu nhà giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư trong mẫu mô, người bác sĩ của bệnh nhân đó cần phải biết giai đoạn hay độ lan rộng của bệnh. Những xét nghiệm và test để xác định giai đoạn bệnh sẽ giúp ích cho người bác sĩ xác định ung thư có lan hay chưa, và nếu có thì phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Do ung thư dạ dày có thể lan đến gan, tụy và tới các cơ quan kế cận cũng như 2 lá phổi, nên bác sĩ có thể cho làm CT scan, siêu âm và các test khác nhằm kiểm tra những vùng này. 

Việc phân giai đoạn đôi khi không hoàn chỉnh cho tới sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật viên sẽ lấy những hạch bạch huyết kế cận và có thể thêm một vài mẫu mô ở các vùng khác trong ổ bụng, rồi một bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xem xét tất cả bệnh phẩm này, để tìm kiếm các tế bào ung thư. Những quyết định về vấn đề điều trị sau phẫu thuật phụ thuộc vào kết quả của giải phẫu bệnh.

Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?

Một kế hoạch điều trị được đặt ra để phù hợp với yêu cầu trên từng bệnh nhân. Việc điều trị ung thư dạ dày tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u, giai đoạn bệnh, tổng trạng bệnh nhân và các yếu tố khác.

Rất nhiều bệnh nhân ung thư muốn tìm hiểu tất cả những gì có thể về bệnh, và những lựa chọn trong điều trị của họ để có thể đóng vai trò chủ động trong những quyết định về vấn đề chăm sóc sức khỏe của mình. Bác sĩ sẽ là người tốt nhất để trả lời các câu hỏi về chẩn đoán và kế hoạch điều trị của họ.

Bị sốc và căng thẳng là những phản ứng tự nhiên khi một người được chẩn đoán là ung thư. Những cảm xúc này có thể gây khó khăn cho họ trong việc tìm và đặt ra những cầu hỏi đến người bác sĩ. Thông thường, có thể hữu ích khi bệnh nhân làm một danh sách các câu hỏi. Bệnh nhân cũng có thể ghi chép hoặc yêu cầu được ghi âm để giúp nhớ những gì bác sĩ nói. Một vài người cũng muốn có một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè bên cạnh khi nói chuyện với bác sĩ, để tham gia bàn bạc, ghi chép hoặc chí đế lắng nghe. Bệnh nhân không cần phải hỏi tất cả các câu hỏi và nhớ tất cả câu trả lời trong một lần, họ sẽ có cơ hội khác để yêu cầu bác sĩ giải thích và lấy thêm thông tin.

Khi nói về những chọn lựa trong vấn đề điều trị, bệnh nhân có thế muốn đề nghị tham gia vào quá trình nghiên cứu. Những nghiên cứu như vậy, gọi là thử nghiệm lâm sàng, được tạo ra để cải thiện điều trị ung thư.

Các bệnh nhân và người thân của họ thường hay quan tâm đến hiệu quả điều trị. Đôi khi người ta dùng thống kê để tính toán bệnh nhân có khỏi hay không hay là anh (hay cô) ấy sống được bao lâu. Tuy nhiên, phải ghi nhớ rằng, những con số thống kê là những số trung bình dựa trên số lượng lớn bệnh nhân. Chúng không được dùng để dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra đối với một người cụ thể, bởi vì không có 2 bệnh nhân ung thư nào giống nhau, cho dù có cùng loại ung thư; nên những cách điều trị và đáp ứng điều trị luôn thay đổi rất lớn. Bệnh nhân có thể muốn nói chuyện với bác sĩ về vấn đề cơ may phục hồi (tiên lượng). Khi các bác sĩ nói về vấn đề sống còn trong ung thư, họ thường dùng chữ “thuyên giảm” hơn là “chữa khỏi”. Cho dù, có nhiều bệnh nhân phục hồi hoàn toàn nhưng bác sĩ vẫn dùng thuật ngữ này vì bệnh có thể quay trở lại (việc ung thư quay trở lại gọi là tái phát).

Các phương pháp điều trị? 

Ung thư dạ dày khó điều trị trừ khi được phát hiện ở giai đoạn sớm (trước khi nó bắt đầu xâm lấn). Bởi vì, ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm rất ít có triệu chứng, bệnh thường diễn tiến xa khi đã được chẩn đoán. Tuy nhiên, ung thư dạ dày trong giai đoạn này cũng có thể điều trị, và triệu chứng có thế thuyên giảm. Điều trị ung thư dạ dày có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị, có hoặc không kết hợp với xạ trị. Tiếp cận với những điều trị mới như là sinh hóa trị liệu, và cải tiến những phương pháp đang dùng hiện hành được đưa trên những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị. 

Phẫu thuật là phổ biến nhất trong điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật được gọi là cắt dạ dày, sẽ lấy đi một phần (gần hoàn toàn hoặc một phần) hay tất cả (cắt toàn bộ dạ dày) kể cả những mô xung quanh dạ dày. Sau khi cắt gần hết dạ dày, bác sĩ sẽ nối phần còn lại của dạ dày với thực quản, ruột non, hoặc đã cắt toàn bộ dạ dày thì nối trực tiếp thực quản với ruột non. Bởi vì, ung thư dạ dày có thể ăn xuyên qua hệ bạch huyết, do đó những hạch bạch huyết gần khối u sẽ được cắt đem thử giải phẫu bệnh để tìm tế bào ung thư. Nếu có sự hiện diện của tế bào ung thư ở các hạch này, thì bệnh có thể di căn tới những cơ quan khác của cơ thể.

Hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư

Cách điều trị này được gọi là liệu pháp toàn thân, bởi vì thuốc vào máu và di chuyển khắp cơ thể.

Nhiều thử nghiệm lâm sàng được đưa ra để tìm phương pháp tốt nhất về hóa trị trong việc điều trị ung thư dạ dày. Những nhà khoa học đã đưa ra những ưu điểm của hóa trị trong việc điều trị, trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u; hóa trị làm cho khối u teo nhỏ lại hoặc hóa trị được xem nhu điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật, đế tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Kết hợp điều trị giữa hóa và xạ trị cũng đã được nghiên cứu. Các bác sĩ cũng đã thứ điều trị bằng cách cho trực tiếp thuốc chống ung thư vào trong ổ bụng (hóa trị liệu trong phúc mạc). Hóa trị cũng được dùng trong việc nghiên cứu điều trị khi ung thư đã di căn xa, và được xem như là cách giảm triệu chứng của bệnh.

Hầu hết, những thuốc chống ung thư được cho vào cơ thế bằng đường tiêm, chi một ít dùng bằng đường uống. Bác sĩ có thể dùng một thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc. Hóa trị được cho theo chu kỳ: Giai đoạn điều trị, theo sau là giai đoạn hồi phục, sau đó lại điều trị và hồi phục, rồi quá trình như vậy cứ tiếp tục. Thường bệnh nhân được hóa trị ở ngoại trú (tại bệnh viện, phòng mạch tư, hoặc tại nhà). Tuy nhiên, tùy loại thuốc gì sử dụng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, mà họ có thể nằm viện trong một khoảng thời gian ngắn.

Liệu pháp xạ trị

Là sử dụng những tia có mức năng lượng cao để làm tổn hại tế bào ung thư, và ngăn cản chúng phát triển. Cũng giống như phẫu thuật, điều trị tại chỗ, xạ trị tác dụng lên tế bào ung thư chỉ ở vùng điều trị. Xạ trị đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại ở đó. Những nhà nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng lâm sàng cho thấy, xạ trị giúp ích rất nhiều trong lúc phẫu thuật (xạ trị trong lúc mổ). Xạ trị cũng có thể được dùng để làm giảm đau hoặc ức chế sự lan rộng của tế bào ung thư. Bệnh nhân phải nhập viện để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày trong một tuần và kéo dài khoảng 5 - 6 tuần lễ.

Liệu pháp sinh học (cũng được gọi là liệu pháp miễn dịch) 

Được dùng để điều trị nhằm giúp hệ miễn dịch cơ thế tấn công và tiêu diệt những tế bào ung thư. Nó cũng có hiệu quá một phần trong việc giúp cho cơ thể hồi phục. Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, các bác sĩ đã nghiên cứu biện pháp sinh học, kết hợp với các trị liệu khác nhằm cố ngăn ngừa sự tái phát của ung thư dạ dày. Bệnh nhân trong hoặc sau khi hóa trị có sự giảm số lượng tế bào máu, nếu được dùng liệu pháp sinh học sẽ nhận được các yếu tố kích thích đơn dòng (colony stimulating factors) giúp hồi phục số lượng tế bào máu trở lại. Bệnh nhân có thể cần nhập viện trong lúc dùng liệu pháp sinh học.

Những tác dụng phụ sau việc điều trị ung thư là gì?

Thật là khó khăn để hạn chế được tác dụng phụ của việc điều trị, nếu chỉ nhằm lấy đi hoặc tiêu hủy tế bào ung thư. Bởi vì, những mô và tế bào khỏe mạnh cũng bị tổn thương, nên việc điều trị có thể mang lại những tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư luôn khác nhau tùy mỗi người, và thậm chí khác nhau từ lần điều trị này tới lần điều trị khác. Bác sĩ nên cố gắng đưa ra kế hoạch điều trị nhằm hạn chế được tối thiểu tác dụng phụ, và họ có thể xử trí bất cứ tác dụng phụ nào khi đã xảy ra. Vì lý do này, nên điều quan trọng là bác sĩ phải biết những gì xảy ra trong và sau thời gian điều trị.

Phẫu thuật

Cắt dạ dày là một phẫu thuật lớn. Một thời gian sau phẫu thuật, hoạt động của bệnh nhân bị hạn chế để cho phép lành vết thương xảy ra. Một vài ngày đầu của hậu phẫu, bệnh nhân được cho ăn bằng đường tĩnh mạch (qua một tĩnh mạch). Trong vài ngày kế tiếp, bệnh nhân có thế ăn được chất lỏng, tiếp theo là thức ăn mềm, rồi đặc, và cuối cùng là ăn lại thực phẩm bình thường. Những người bị cắt toàn bộ dạ dày không thể hấp thu được vitamin B12, mà nó rất cần cho việc tạo máu và thần kinh, vì vậy họ cần được cho thêm vitamin này. Đối với bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thực phẩm, họ cần nên thay đổi chế độ ăn của mình. 

Vài người cắt dạ dày thì cần một chế độ ăn đặc biệt khoảng vài tuần hoặc vài tháng, trong khi đó lại có một số người cần chế độ như vậy lâu dài hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia về dinh dưỡng, cần giải thích những thay đổi này đối với họ. 

Vài bệnh nhân cắt dạ dày bị đau quặn, buồn nôn, tiêu chảy và choáng váng nhẹ một thời gian ngắn sau khi ăn, bởi vì dịch và thức ăn vào ruột non quá nhanh. Nhóm những triệu chứng này gọi là hội chứng dumping. Thức ăn có chứa nhiều đường thường sẽ làm cho hội chứng này trở nên trầm trọng hơn. Hội chứng dumping có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn của bệnh nhân, và bác sĩ nên khuyên bệnh nhân chia đồ ăn ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn thức ăn có chứa đường, mà nên ăn thức ăn có độ protein cao. Đế làm giảm số lượng dịch vào ruột non nhanh, cần khuyến khích bệnh nhân không nên uống vào giờ ăn. Thuốc cũng có thế giúp kiểm soát được hội chứng dumping, triệu chứng này thường biến mất trong vòng 3-12 tháng, nhưng cũng có thể tồn tại vĩnh viễn.

Sau khi cắt dạ dày, mật trong ruột non có thể trào ngược vào phần dạ dày còn lại hoặc vào thực quản, gây nên những triệu chứng của dạ dày bị rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ có thể cho thuốc, hoặc dùng thuốc không cần kê toa, để kiểm soát những triệu chứng này.

Hóa trị

Tác dụng phụ của hóa trị tùy thuộc chủ yếu vào loại thuốc mà bệnh nhân dùng. Giống như bất cứ phương pháp điều trị nào khác, tác dụng phụ cũng thay đổi tùy mỗi người. Nhìn chung, thuốc chống ung thư tác động lên những tế bào phân chia nhanh, bao gồm cả những tế bào máu, mà những tế bào này giúp chống lại sự nhiễm trùng, tạo lập cục máu đông, chuyên chở oxy đến tất cả các phần của cơ thế. Khi những tế bào máu bị tác động bởi thuốc chống ung thư, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn, dễ bầm hoặc chảy máu và có thế mất đi năng lượng.

Những tế bào chân tóc và những tế bào nằm trên đường tiêu hóa cũng phân chia một cách nhanh chóng. Khi hóa trị, bệnh nhân có thể bị những tác dụng phụ đặc biệt như: buồn nôn và nôn ói. Những tác dụng phụ này thường biến mất dần dần trong giai đoạn hồi phục giữa đợt điều trị, hoặc sau khi ngưng điều trị.

Xạ trị

Bệnh nhân được xạ trị ở vùng bụng thường buồn nôn, ói và tiêu chảy, bác sĩ có thế cho thuốc hoặc đề nghị thay đổi chế độ ăn, để làm giảm những triệu chứng này. Da ở vùng xạ trị có thế bị đỏ, khô, nhạy cảm và ngứa.

Bệnh nhân nên tránh mặc quần áo gây cọ xát, thường mặc vải cotton cho vừa vặn là tốt nhất. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải chăm sóc da thật kỹ trong lúc điều trị, họ không nên dùng thuốc rửa hoặc kem bôi khi không có ý kiến của bác sĩ.

Bệnh nhân thường sẽ mệt hơn trong lúc xạ trị, đặc biệt là ở những tuần lễ sau đó. Do đó, nghỉ ngơi cũng là điều quan trọng, nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên cố gắng hoạt động tại chỗ ngay khi có thể được.

Sinh học trị liệu (liệu pháp sinh học) 

Tác dụng phụ của liệu pháp sinh học tùy phương pháp điều trị. Một vài trường hợp gây sẽ ra hội chứng giống như cảm cúm như là ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy, đôi lúc bệnh nhân sẽ bị nổi ban và có thế bầm và dễ chảy máu. Những trường hợp này có thể trở nên nặng và bệnh nhân có thể cần phải nhập viện trong lúc điều trị.

Những mối quan tâm về chế độ ăn ở bệnh nhân ung thư dạ dày là gì? 

Đôi lúc, thật là khó có bữa ăn tốt cho bệnh nhân đã được điều trị ung thư dạ dày. Ung thư thường gây chán ăn, và bệnh nhân thường không thích ăn khi họ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Khi bệnh nhân bị buồn nôn, nôn ói, loét miệng hoặc bị hội chứng dumping (được giải thích ở trên) thì việc cho ăn là rất khó khăn. Bệnh nhân đã cắt dạ dày thường cảm thấy no sau khi ăn chỉ một ít. Đối với một số bệnh nhân, mùi vị thức ăn cũng bị thay đổi. Tuy vậy, vẫn cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ calorie và protein đế giúp bệnh nhân ngăn ngừa sụt cân, lấy lại sức lực, và tái tạo lại mô bình thường. Những bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng cần giúp đỡ, tư vấn, để bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi điều trị ung thư. 

Chúng ta cần giúp đỡ gì cho bệnh nhân ung thư dạ dày?

Sống chung với người bệnh nặng thì không dễ dàng chút nào. Những người làm nhiệm vụ chăm sóc cho bệnh nhân ung thư phải đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn. Đối mặt với những vấn đề này dễ dàng hơn khi chúng ta biết rõ những thông tin hữu ích, và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh. Một vài quyển sách hướng dẫn nhỏ thường được dùng để tham khảo cách chăm sóc người bệnh.

Những người bị ung thư thường lo lắng về sự duy trì công việc của mình, chăm sóc cho gia đình họ hay duy trì hoạt động hàng ngày. Người bệnh thường quan tâm đến xét nghiệm, điều trị, tình trạng bệnh của họ, và những đơn thuốc. Các bác sĩ, y tá hay những thành viên khác trong đội chăm sóc sức khỏe, có thể trả lời những câu hỏi về điều trị, việc làm hoặc những hoạt động khác của họ. Gặp mặt với bệnh nhân, nhà tư vấn có thể giúp cho họ bày tỏ những cảm xúc hoặc thảo luận mối lo lắng của mình về tương lai hoặc những mối quan hệ khác.

Bạn bè và người thân của người bệnh cần phải hỗ trợ rất nhiều cho họ. Ngoài ra, cần phải giúp họ nói lên mối lo lắng của mình với những người cùng bị ung thư (phương pháp kết hợp nhóm, câu lạc bộ những người mắc cùng chứng bệnh), ở đó họ có thế chia sẻ những gì mà họ gặp phải trong việc đương đầu với căn bệnh này và cũng như với hiệu quả của điều trị. Tuy mỗi người mỗi khác, nhưng điều quan trọng là phải giữ vững được tinh thần, còn việc điều trị cũng như phương pháp điều trị, tuy rất tốt đối với người này nhưng chưa hẳn là tốt đối với người khác, thậm chí cả hai có cùng một loại bệnh ung thư. Do đó, điều tốt nhất là bệnh nhân và người nhà của họ nên hỏi bác sĩ. 

Thông thường những người làm việc tại bệnh viện hoặc khoa phòng, có thể lập thành nhóm đế hỗ trợ về tình cảm, tài chính, phương tiện vận chuyển, phục hồi lại sức lao động hoặc chăm sóc tại nhà. 

Những biện pháp gì có thể giúp đỡ được nguồn thông tin cho bệnh nhân ung thư dạ dày? 

Những thông tin về ung thư có thể sử dụng được từ nhiều nguồn, người bệnh có thể tìm kiếm thông tin ung thư ở thư viện địa phương, tạp chí, nhà sách, ở nước ngoài, người ta có những số điện thoại chuyên tư vấn cho người bệnh ung thư. 

Tóm lược về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thế phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và lan tràn ra nhiều cơ quan khác nhau.

Nguyên nhân của ung thư dạ dày chưa được biết rõ, nhưng một vài yếu tố nguy cơ đã được xác minh.

Loét dạ dày không làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Triệu chứng của ung thư dạ dày thường mơ hồ.

Ung thư dạ dày được chẩn đoán dựa vào sinh thiết mô dạ dày, thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày.

Điều trị ung thư dạ dày tuỳ thuộc vào kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của u, giai đoạn của bệnh và tổng trạng bệnh nhân.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...