Ung thư cổ tử cung hiếm gặp cũng có thể ngăn ngừa nhờ vào sàng lọc
Tại Thụy Điển, một nghiên cứu toàn diện về các trường hợp ung thư cổ tử cung hiếm gặp trong khoảng thời gian 10 năm đã kết luận: Các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp có thể được ngăn chặn hiệu quả bằng sàng lọc. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Karolinska Institutet và được công bố trên BMJ.
Mục đích chính của sàng lọc cổ tử cung là khám phá và điều trị các tổn thương có thể trở thành ung thư. Và tại Thụy Điển, chương trình sàng lọc cổ tử cung trên toàn quốc đã được bắt đầu kể từ những năm 1960.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sàng lọc giúp làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất, tuy nhiên hiện nay thông tin về về mối liên hệ giữa sàng lọc và nguy cơ mắc các loại ung thư hiếm gặp là rất ít.
Điều này hiện đã được các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska điều tra. Đầu tiên họ xem xét tất cả các trường hợp (4200 người tham gia) ung thư cổ tử cung xâm lấn tại Thụy Điển (từ năm 2002 đến 2011). Tiếp theo họ sử dụng dữ liệu từ các cơ quan y tế khác để xem xét. Sau cùng, họ đã xác định có 339 trường hợp mắc phải loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp. Hiện tại 2 loại bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là Ung thư tế bào vảy và Ung thư tuyến.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chọn ngẫu nhiên 30 trường hợp mắc bệnh và tính toán nguy cơ của ung thư biểu mô adenosquamous và các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp khác, liên quan đến việc sàng lọc.
Qua đó đối với những phụ nữ đã được sàng lọc 2 lần thì nguy cơ mắc bệnh giảm đi đáng kể thay vì chỉ được 1 lần sàng lọc như trước đây.
Điều này cho thấy các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp cũng có thể được ngăn chặn hiệu quả thông qua sàng lọc, đồng tác giả Giáo sư Pär Sparén tại Khoa Dịch tễ học và Sinh học Y học tại Karolinska, cho biết. Kết quả cho thấy, đối với những phụ nữ tham gia chương trình sàng lọc 2 lần có khả năng phát triển ung thư biểu mô adenosquamous và các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp là hơn 75%, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh (nhưng được sàng lọc 1 lần).
Hiện tại HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung và 70% các khối u hiếm gặp đã được các nhà nghiên cứu xác định. Trong đó loại virus phổ biến nhất là HPV 18, tiếp theo là HPV 16.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung hiếm gặp có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin HPV.
Hiện tại báo cáo của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về hiệu quả sàng lọc giữa phụ nữ có và không có HPV trong các khối u của họ.
Vì thế các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc tiếp tục theo dõi các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp là cần thiết, bởi vì hiện tại sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ được thực hiện bằng xét nghiệm HPV thay vì phân tích tế bào học của chính các mẫu tế bào.