Ung Thư Buồng Trứng

Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng có tên tiếng Anh là Ovarian Cancer, đây là loại ung thư bắt đầu ở buồng trứng. Ung thư buồng trứng thường không phát hiện được cho đến khi nó lan ra trong vùng chậu và vùng bụng. Vào giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn và thường gây tử vong. Ung thư buồng trứng được phát hiện sớm có nhiều khả năng được điều trị thành công.

Nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng là gì?

Hiện nay, một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư buồng trứng đối với phụ nữ như tuổi cao, chưa từng sinh con, bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị bệnh... 

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Tuổi tác:

Phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng lớn. Theo thống kê thì ở độ tuổi 50 - 60 phụ nữ thường mắc nhiều nhất. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể phát sinh ở những phụ nữ trẻ hơn.

- Mang thai:

Những phụ nữ chưa từng sinh con cũng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ khác.

- Kinh nguyệt:

Những phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường.

- Tiền sử gia đình:

Nếu người bệnh có người thân thế hệ thứ nhất - mẹ, con gái hoặc chị em gái - mắc ung thư buồng trứng, thì bản thân người đó sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người khác. Quan hệ huyết thống càng xa thì nguy cơ mắc bệnh càng giảm. 

- Tiền sử bản thân:

Những phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ không có tiền sử.

Ngoài ra, một số phụ nữ sử dụng hormon thay thế hay béo phì cũng là những đối tượng có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Triệu chứng dễ nhận thấy ung thư buồng trứng là gì?

Đầy hơi, chướng bụng

- Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ ung thư buồng trứng. Tuy nhiên nó thường được bỏ qua hoặc dễ gây nhầm lần với các bệnh đường tiêu hóa khác.

Đau bụng hoặc đau âm ỉ kéo dài

- Những cơn đau xuất hiện bất thường hoặc âm ỉ kéo dài kèm theo đó là sự rối loạn, thất thường của kinh nguyệt hàng tháng.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

- Hầu hết phụ nữ mắc căn bệnh này thường cảm thấy chán ăn, không thèm ăn và ăn ít cũng thấy nhanh no. Đây cũng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Chảy máu âm đạo

- Hiện tượng chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng cảnh báo các bệnh nguy hiểm.

- Nếu người bệnh nhận thấy âm đạo có máu bất thường, cùng những cơn đau âm ỉ kéo dài người bệnh nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám và tham khảo ý kiến, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Cách điều trị ung thư buồng trứng

- Phẫu thuật:

Là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Khi áp dụng hướng điều trị phẫu thuật thì buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung của bệnh nhân thường sẽ được cắt bỏ. 

- Hóa trị liệu:

Là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật ung thư buồng trứng, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. 

- Tia xạ trị liệu:

Còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Phòng chống ung thư buồng trứng

- Phụ nữ cần ăn uống điều độ và hạn chế hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng.  Nên ăn nhiều các thực phẩm có khả năng làm giảm thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng, như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, Cenlulose.

- Tăng cường tập luyện thể dục: Tập thể dục đều đặn vừa sức không những khiến cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ, mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của bệnh tật, các yếu tố gây ung thư.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...