Ung Thư Bàng Quang

Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang có tên tiếng Anh là Bladder Cancer, là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Ung thư bàng quang thường xảy ra ở nam giới hơn ở nữ giới, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng những người lớn tuổi vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Ung thư bàng quang thường bắt đầu trong các tế bào (tế bào bọc ngoài) nằm bên trong bàng quang - cơ quan có cơ hoành, rậm ở vùng bụng dưới có chứa nước tiểu. Mặc dù xảy ra chủ yếu ở trong bàng quang, nhưng loại ung thư này cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của hệ bài tiết nước tiểu.

Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang là gì?

Hiện nay, có một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trên có thể kể đến như giới tính, tuổi tác, di truyền, việc sử dụng thuốc lá, tiếp xúc làm việc trong môi trường độc hại...

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh trên bao gồm:

- Độ tuổi:

Ung thư bàng quang hay gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Thanh niên trẻ ít có nguy cơ mắc căn bệnh này.

- Giới tính:

Nam giới có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn nữ giới, cứ 4 bệnh nhân ung thư bàng quang là nam giới thì mới có 1 bệnh nhân là nữ.

- Di truyền:

Những người có người thân trong gia đình từng điều trị ung thư bàng quang cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

- Thuốc lá:

Theo thống kê thì người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 6 lần so với những người không hút thuốc.

- Tiếp xúc môi trường độc hại:

Những công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường hay mắc ung thư bàng quang.

- Dùng một số loại thuốc tiểu đường nhất định:

Những người dùng thuốc tiểu đường trong hơn một năm cũng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang. 

- Viêm bàng quang mãn tính:

Viêm bàng quang lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. 

Triệu chứng thường thấy ở ung thư bàng quang là gì?

Máu trong nước tiểu:

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư bàng quang. 

Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu:

Triệu chứng này có thể rất phổ biến ở nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những triệu chứng của ung thư bàng quang.

Giảm cân không rõ lý do:

Giảm cân không rõ lý do có nhiều nguyên nhân và ung thư bàng quang đang phát triển cũng có thể là một trong số đó.

Đau thắt lưng:

Đau lưng, đặc biệt ở vùng thận thường do các vấn đề về đường tiết niệu bao gồm ung thư bàng quang.

Mệt mỏi:

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu người bệnh đang gặp vấn đề về sức khỏe trong đó có ung thư bàng quang.

Sưng bàn chân:

Mặc dù triệu chứng này phổ biến nhất ở những người bị bệnh thận, sưng chân cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Nhiễm trùng đường niệu tái phát:

Nhiễm trùng đường niệu thường không phổ biến ở nam giới. Nhưng nếu nam giới đối mặt với nhiễm trùng đường niệu thường xuyên cũng có thể dẫn đến ung thư bàng quang.

Rối loạn tiểu tiện:

Ung thư bàng quang có thể gây rối loạn tiểu tiện như đi tiểu buốt, dòng nước tiểu yếu, muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang rỗng, thường xuyên đi tiểu.

Cách điều trị ung thư bàng quang 

- Phẫu thuật:

Đây là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u bao gồm: Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo, thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần.

- Điều trị bằng tia xạ:

Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số trường hợp khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt phần còn lại các tế bào ung thư trong khu vực. 

- Hóa trị liệu:

Là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

- Liệu pháp sinh học:

Phương pháp điều trị này sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. 

Phòng chống ung thư bàng quang 

 

- Uống nhiều nước mỗi ngày.

- Tăng cường bổ sung ăn nhiều các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang. 

- Khám sức khỏe định kỳ.

- Luyên tập thể dục thường xuyên.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...