Ung Thư Amidan
Ung thư Amidan là gì?
Ung thư Amidan là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô bao phủ Amidan. Ngoài Amidan, các vị trí thường phát triển ung thư Amidan là hai mào của mô phía trước và sau Amidan. Ngoài ra, các vị trí lân cận cuả amidan cũng có khả năng phát triển ung thư là mặt sau gốc lưỡi, phần mềm ở vòm miệng, thành sau của họng.
Là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô bao phủ Amidan.
Nguyên nhân gây ra ung thư Amidan là gì?
Hiện nay, một số nguyên nhân sau đây có thể gây ung thư amidan được biết đến như di truyền, tiếp xúc với bức xạ, hút thuốc, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém...
Ngoài các nguyên nhân đã được nêu ra ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Tiếp xúc với bức xạ:
Tiếp xúc với bức xạ, các hóa chất trong quá trình điều trị các bệnh ung thư khác có thể ảnh hưởng và gây ung thư amidan.
- Các yếu tố di truyền:
Nếu gia đình có người thân mắc bệnh ung thư amidan, thì người đó có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhóm này cao hơn người bình thường.
- Vệ sinh răng miệng kém:
Sự thiếu hụt một số vitamin và vệ sinh răng miệng kém có thể tạo điều kiện cho các nhóm vi khuẩn, virus xâm lấn, gây viêm nhiễm amindan kéo dài. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến ung thư amindan.
- Hút thuốc lá nguyên nhân chính gây ung thư amidan:
Sử dụng thuốc lá hoặc các hình thức khác liên quan đến thuốc lá như ngửi phải khói thuốc... Đều có nguy cơ gây ra ung thư amidan.
- Uống nhiều rượu, bia và các thức uống có cồn:
Cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư amidan, giống như hút như thuốc lá, sử dụng rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư amidan.
- Virus HPV:
Đây là loại virus gây bệnh u nhú ở người, thường là các loại virus HPV tuýp 2, 11, 16 là ba tuýp gây ung thư amidan, thường gặp nhất là tuýp 16. Loại virus này thường lây nhiễm qua đường tình dục.
Triệu chứng dễ nhận thấy ung thư Amidan là gì?
Ngạt mũi:
Triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư amidan là ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên như về sau ngạt liên tục. Hay chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do ung thư xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.
Đau hoặc khó nuốt vào cổ họng:
Điều này có thể xảy ra do khối u đang phát triển lớn dần và làm chèn ép vào amidan hoặc cổ họng, do đó người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt. Ngoài ra, một số trường hợp nếu khối u xâm lấn sau, gây tổn thương lớp niêm mạc có thể bị loét và chảy máu, gây đau.
Hay chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do ung thư xoang phối hợp.
Xuất hiện một cục u ở cổ:
Đây sẽ là triệu chứng cảnh báo ung thư amidan nếu nó lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.
Đau tai (đặc biệt ở một bên, không có vấn đề về tai):
Cảm giác đau ù tai, suy giảm thính lực không rõ nguyên nhân
Khó miệng mở rộng, khó nuốt:
Khối u chèn ép amindan và các dây thần kinh vùng cổ, miệng khiến người bệnh cảm thấy khó mở rộng miệng, khó nuốt, có cảm giác vướng mắc ở cổ.
Thay đổi giọng nói:
Khối u chèn ép aminda, hoặc có thể chèn ép vào đầu dây thanh quản có thể khiến giọng nói thay đổi, khó phát âm, đôi khi có cảm giác đau.
Cách điều trị ung thư Amidan
Phương pháp điều trị vẫn là phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
- Phẫu thuật:
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị này để cắt bỏ phần amidan và một phần các mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng. Nếu khối u nhỏ, phẫu thuật có thể thực hiện đơn giản bằng cách gây tê cục bộ và sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ khối u. Nếu khối u phát triển lớn và có nguy cơ lan rộng hơn, bác sĩ có thể cần cắt bỏ toàn bộ khối u và một phần mô xung quanh.
- Xạ trị:
Là phương pháp được sử dụng riêng lẻ để điều trị có khối u amidan nhỏ hoặc không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị có thể được dùng để co nhỏ khối u để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u dễ dàng hơn. Hiện nay có hai phương pháp điều trị thực tế là xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ để điều trị ung thư amidan.
- Hóa trị:
Hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt ung thư. Nếu người bệnh bị ung thư amiđan, người bệnh có thể cần điều trị hóa chất trước khi bước vào giai đoạn điều trị chính để giúp co lại khối u ung thư. Đây được gọi là điều trị hỗ trợ.
Phòng chống ung thư Amidan
Không hút thuốc lá.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, bỏ hút thuốc lá và uống rượu cũng như các thói quen không tốt khác. Những thói quen này làm tăng vi khuẩn trong miệng, gây ung thư amidan.
- Cần bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như xoài, cam, các loại trái cây và rau quả khác.