U Nang Bã Nhờn
U nang bã nhờn là gì?
U nang bã nhờn, còn được gọi là u nang biểu bì hay keratin, là những cục u nhỏ, cứng phát triển dưới da. Những u nang này rất phổ biến và phát triển chậm. Hầu như chúng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì và đa phần không tiến triển thành ung thư. Căn bệnh này thường xuất hiện ở mặt, đầu, cổ, lưng hoặc bộ phận sinh dục và có kích thước từ 0,6 - 5cm. Thông thường u nang này trông giống như một vết sưng nhỏ, màu nâu nhạt đến màu vàng, chứa đầy chất đặc và có mùi. Bởi vì nó không gây đau nên người bệnh thường không để ý và bỏ qua bệnh.
Nguyên nhân gây ra u nang bã nhờn là gì?
Hiện tại nguyên nhân gây chủ yếu ra căn bệnh này là do tích tụ keratin. Keratin là một protein tự nhiên có trong các tế bào da. Vì thế u nang phát triển là do protein bị mắc kẹt bên dưới da hoặc nang lông bị phá vỡ. Ngoài ra, những u này thường phát triển mạnh mẽ với các chấn thương da, nhiễm trùng HPV, mụn trứng cá hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh u nang còn có thể phát triển ở những trường hợp bị mụn trứng cá hoặc các tình trạng da khác.
Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây góp phần gia tăng nguy cơ mắc u nang bã nhờn như:
- Mới qua tuổi dậy thì.
- Có tiền sử mụn trứng cá.
- Có một số rối loạn di truyền hiếm gặp.
- Chấn thương da.
Những triệu chứng của u nang bã nhờn là gì?
Sau đây là các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này bao gồm:
- Một vết sưng nhỏ, tròn dưới da, thường là trên mặt, thân hoặc cổ.
- Một mụn đầu đen nhỏ xíu ở trung tâm của u nang.
- Chất đặc, màu vàng, mùi hôi đôi khi chảy ra từ u nang.
- Khu vực u nang đỏ, sưng và đau nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị u nang bã nhờn?
Thông thường người bệnh cũng có thể không cần điều trị nếu u nang bã nhờn không gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu trường hợp bắt đầu điều trị, cần tham khảo thêm với bác sĩ về các phương pháp điều trị và lựa chọn liệu pháp tối ưu nhất. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến ở căn bệnh này:
Điều trị liên quan đến tiêm:
Tiêm vào u nang một loại thuốc làm giảm sưng và viêm.
Rạch và thoát nước:
Với phương pháp này, bác sĩ cắt một vết nhỏ trên u nang và nhẹ nhàng ép ra chất bã. Đây là phương pháp khá nhanh chóng và dễ dàng, nhưng u nang thường bị tái phát sau điều trị này.
Tiểu phẫu:
Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ u nang. Người bệnh có thể cần phải quay lại phòng mạch bác sĩ để cắt chỉ. Phẫu thuật này tương đối nhỏ, an toàn, hiệu quả và thường ngăn ngừa u nang tái phát. Tuy nhiên, nếu u nang bị viêm, bác sĩ có thể trì hoãn phẫu thuật.
Sử dụng laser carbon dioxide:
Để làm bay hơi u nang. Khi thực hiện điều trị này bệnh nhân sẽ ít để lại sẹo.