U Mạch

U Mạch

U mạch là gì?

U mạch là những phát triển lành tính của các mao mạch nhỏ liên quan đến các mô mềm, các cơ quan, cơ và xương. U mạch thường lây lan ra phần lớn cơ thể và ảnh hưởng nhiều nhất đến các chi dưới. Ngoài ra, nó có thể xuất hiện ở một số khu vực khác như bụng, ngực và cánh tay. Tùy thuộc vào kích thước của khối u và mức độ lan rộng của nó mà triệu chứng sẽ xảy ra khác nhau ở từng trường hợp.

Nguyên nhân gây ra u mạch là gì?

Hiện tại nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều cho rằng yếu tố di truyền là tác nhân chính dẫn đến u mạch. Và các tổn thương này được bắt đầu trong giai đoạn bào thai hoặc khi sinh nhưng chỉ xuất hiện ở tuổi trưởng thành và hình thành rõ rệt khi bệnh nhân 20 tuổi.

Ngoài ra một số tình trạng bệnh nhất định có thể liên quan đến u mạch như:

  • Hội chứng Klippel-Trenaunay-Weber.
  • Hội chứng Sturge-Weber.
  • Bệnh Von Hippel-Lindau.

Nếu trường hợp nào có một trong các bệnh trên thì nhiều khả năng cao mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc phải các căn bệnh trên đều có u mạch.

Những triệu chứng của u mạch là gì?

Cho đến nay, các triệu chứng phổ biến của u mạch bao gồm:

  • Tổn thương mạch máu lan tỏa trên lâm sàng giống như u máu hoặc dị dạng mạch máu.
  • Các tổn thương phát triển với tốc độ chậm, có thể lan rộng hay thu nhỏ lại.
  • Những nơi phổ biến nhất có khối u là chi dưới, mặc dù những khối u cũng có thể có trong bụng, ngực và hai cánh tay.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán u mạch là gì?

U mạch thường được chẩn đoán qua các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm này sẽ cho thấy rõ vị trí của tổn thương và mức độ lan rộng của khối u.

Sinh thiết các mô bị ảnh hưởng sẽ xác nhận các tổn thương là ác tính hay lành tính. Dựa trên tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm là các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán u mạch.

Những phương pháp dùng để điều trị u mạch như thế nào?

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ là điều trị chính cho căn bệnh này. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng loại bỏ hoàn toàn khối u (bởi vì nếu khối u không được loại bỏ hoàn toàn, khả năng tái phát tăng cao sau khi phẫu thuật). Đối với các khối u không thể tiếp cận, bác sĩ sẽ lựa chọn một phương pháp điều trị khác dành cho bệnh nhân.

Phương pháp thuyên tắc là một điều trị khác được sử dụng cho u mạch. Phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời, giúp bệnh nhân giảm mất máu trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ các khối u. Ngoài ra, hậu phẫu cũng rất quan trọng nhằm bảo đảm bệnh nhân không sử dụng hoặc tì đè lên vùng bị ảnh hưởng cho đến khi vết mổ lành, giúp phẫu thuật đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi khối u đã được loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân sẽ được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo khối u không tái phát.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...