Tỷ lệ tử vong ung thư vẫn đứng đầu nhưng bệnh tim mới là kẻ giết người hàng đầu ở độ tuổi trung niên

Tỷ lệ tử vong ung thư vẫn đứng đầu nhưng bệnh tim mới là kẻ giết người hàng đầu ở độ tuổi trung niên

Cho đến nay, bệnh tim vẫn là tác nhân cướp đi sinh mạng của nhiều người trên toàn cầu, nhưng tại các quốc gia phát triển (giàu có hơn), giờ đây ung thư đã trở thành kẻ giết người hàng đầu.

Vào năm 2017, số ca tử vong là do bệnh tim trên toàn cầu chiếm 40%, ước tính có khoảng 17,7 triệu trường hợp tử vong, khiến căn bệnh này trở thành kẻ giết người số một toàn cầu. 

“Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê cụ thể về con số, tuy nhiên nguyên nhân tử vong hàng đầu tại các bệnh viện là do bệnh lý tim mạch.”

Còn đối với ung thư, tỷ lệ tử vong chiếm 26% trên toàn cầu, đứng thứ 2 sau bệnh tim.

Tuy nhiên, ở các quốc gia "có thu nhập cao" như Canada, Thụy Điển và Ả Rập Saudi, thì bệnh tim chỉ chiếm 23% số ca tử vong, trong khi ung thư chiếm đến 55% số ca tử vong.

Những phát hiện này đến từ một nghiên cứu toàn cầu với hơn 162.500 người trung niên sống ở bốn quốc gia có thu nhập cao, 12 quốc gia được coi là thu nhập trung bình và 5 quốc gia có thu nhập thấp. Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Gilles D Sagais, Giáo sư danh dự tại Đại học Laval ở Quebec, Canada.

Từ đó D Sagais cho rằng thế giới đang trải qua một "quá trình chuyển đổi" về nguyên nhân tử vong, hiện giờ bệnh tim mạch không còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước thu nhập cao.

Nhưng nếu việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim trở nên tốt và phổ biến hơn, thì các trường hợp bị bệnh sẽ tiếp tục giảm, nhưng ung thư có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Điều này cho thấy các chiến lược quản lý và phòng ngừa bệnh tim mạch dài hạn đã chứng tỏ thành công trong việc giảm gánh nặng ở các nước thu nhập cao.

Nhưng đối với những quốc gia có thu nhập thấp, họ thường thiếu nguồn lực để giải quyết tỷ lệ mắc bệnh tim đang gia tăng, vì vậy các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chính phủ ở các nước này cần đầu tư một phần lớn tổng sản phẩm quốc nội vào việc ngăn ngừa và quản lý các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả bệnh tim mạch, thay vì tập trung chủ yếu vào các bệnh truyền nhiễm. 

Mặt khác một báo cáo thứ hai tập trung vào lý do tại sao mọi người trên khắp thế giới liên tục tử vong với số lượng lớn do bệnh tim. Qua đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của gần 156.000 người trung niên để xem xét vai trò của 14 yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Và tin tốt là 70% các yếu tố thúc đẩy bệnh tim và tử vong do bệnh tim có thể được điều chỉnh, điều này có nghĩa là chỉ cần thay đổi lối sống và môi trường xung quanh đã có thể giảm đi đáng kể nguy cơ mắc bệnh của mọi người. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ “chuyển hóa” bao gồm thừa cân, tiểu đường và huyết áp cao gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tim. Còn ở các nước thu nhập thấp, các yếu tố môi trường, như ô nhiễm không khí hoặc chế độ ăn kém, đóng vai trò lớn hơn.

“Hiện nay, bệnh tim mạch là một căn bệnh nguy hiểm,nhưng mọi người có thể phòng ngừa được căn bệnh này nếu thực hiện những điều như sau: Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, không hút thuốc, luyện tập thể dục, giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, tăng cường giấc ngủ, giảm căng thẳng, kiểm tra sức khỏe định kỳ…”

Theo thông tin từ EJ Mundell - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...