Tỷ lệ tử vong ung thư tuyến tiền liệt và tiết niệu tăng cao liên quan đến sức khỏe tâm thần
Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận đều có nguy cơ tử vong cao hơn nếu họ được chăm sóc tâm thần trước khi điều trị ung thư. Mặc dù đã có những thay đổi trong chăm sóc tâm thần trước đó nhưng kết quả vẫn không khả quan. Và đây là những phát hiện chính trong một nghiên cứu mới được trình bày tại Hiệp hội tiết niệu Châu âu (ở Barcelona). Qua đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đều cần thiết phải thực hiện là kết hợp chăm sóc tâm thần vào điều trị ung thư.
Sức khỏe tâm thần:
Diễn tả mức độ trạng thái hạnh phúc thông qua nhận thức, hành vi và cảm xúc - đó là tất cả những gì chúng ta nghĩ, cảm nhận và hành động. Thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” đôi khi được sử dụng để chỉ trạng thái không có rối loạn hay dị tật tâm thần.
Hiện tại nhiều bằng chứng mới cho thấy tỷ lệ sống sót ung thư ảnh hưởng bởi trạng thái sức khỏe tâm thần của bệnh nhân. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến sự sống của bệnh nhân ung thư tiết niệu đã từng sử dụng các dịch vụ tâm thần trước đây (trong vòng 5 năm).
Họ đã làm gì?
Một nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ - Canada do Trợ lý Giáo sư Zachary Klaassen (Trung tâm Ung thư Georgia) dẫn đầu đã xem xét hồ sơ sức khỏe tâm thần của 191.068 bệnh nhân ung thư tiết niệu từ Ontario (ở Canada). Bao gồm những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu của những bệnh nhân đã từng sử dụng các dịch vụ tâm thần 5 năm trước. Và kết quả cho thấy có 57,1% đã không sử dụng các dịch vụ này, điều trị ngoại trú (41,6%), điều trị tại khoa cấp cứu (0,84%) hoặc nhập viện (0,40%). Các bệnh nhân này được kết hợp với 528.387 bệnh nhân không bị ung thư. Số liệu này đã được hiển thị đầy đủ trong bản tóm tắt đính kèm.
Họ đã tìm thấy gì?
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, đối với những bệnh nhân được điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần trước đây đều có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn so với những người không được điều trị, nguy cơ này sẽ tăng dần dựa vào mức độ điều trị sức khỏe tâm thần. Ví dụ: Tỷ lệ tử vong do ung thư cao gấp 1,78 lần ở những bệnh nhân nhập viện vì các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Zachary Klaassen cho biết: Đây là nghiên cứu lớn đầu tiên cho thấy những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đây đều có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn so với bệnh nhân không có tiền sử bệnh tâm thần. Qua đó chúng tôi tin rằng vẫn còn một số yếu tố tiềm ẩn, và cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để có thể hiểu được nguyên nhân.
Bên cạnh đó, một phân tích thứ hai đã xem xét về tỷ lệ tự tử sau chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Kết quả cho thấy đều tương tự như những phát hiện khác và tỷ lệ tự tử ngày càng tăng gia tăng sau khi chẩn đoán ung thư. Giáo sư Klaassen nhận xét: Từ những gì đã xem xét, chúng tôi nghĩ rằng có thể thay đổi theo tiền sử tâm thần trước đây. Trong nghiên cứu này, nhìn chung nguy cơ tự tử tăng khoảng 16% ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Còn ở những bệnh nhân không có tiền sử điều trị sức khỏe tâm thần trước đây thì tăng khoảng 39%. Điều này cho thấy chẩn đoán ung thư ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân.
Không những thế, các nhà nghiên cứu nhận ra đối với những bệnh nhân mắc bệnh ác tính ở bộ phận sinh dục đã từng sử dụng các dịch vụ tâm thần trong 5 năm, sau đó họ được chẩn đoán ung thư và nguy cơ tử vong của họ tăng cao hơn so với những bệnh nhân khác. Ngoài ra, nguy cơ tự tử của họ cũng gia tăng. Hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được mối liên hệ này, tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là có thể xác định những bệnh nhân có nguy cơ, đưa ra cách tiếp cận đa ngành (bao gồm cả tâm lý học) và quản lý hành vi của họ.
Đã có hơn 20 nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư có nguy cơ tự tử cao hơn. Và đây là nghiên cứu đầu tiên có thể giải thích cho tình trạng tâm thần trước khi chẩn đoán, và khẳng định rằng chẩn đoán ung thư là một yếu tố thúc đẩy nguy cơ tự tử. Hiện nay, những bệnh nhân ung thư bàng quang nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất, tại Trung tâm Ung thư Georgia, các nhà nghiên cứu đang thực hiện một số xem xét từ dữ liệu trước tâm thần của bệnh nhân và cần đưa ra những hỗ trợ sớm nhằm cải thiện kết quả tổng thể. Bên cạnh đó thường xuyên theo dõi sức khỏe cho những bệnh nhân này.
Nhận xét, Giáo sư Francesco Montorsi (Milano), Tổng thư ký phụ trách khoa học tiết niệu Châu âu cho biết:
"Nghiên cứu này cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị ung thư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện chẩn đoán ung thư có thể gây ảnh hưởng đến việc tự tử của bệnh nhân. Các bác sĩ có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân, không chỉ là các bệnh ung thư, và những phát hiện rất có ích cho bác sĩ bao gồm các biện pháp phòng ngừa thích hợp dựa vào tiền sử sức khỏe tâm thần của bệnh nhân."
Giáo sư Montorsi không tham gia vào nghiên cứu này.