Tỷ lệ trầm cảm cao ở nữ giới so với nam giới
Thay đổi tâm trạng và chán nản xảy ra cùng với sự thay đổi nội tiết tố, nhưng chỉ riêng việc thay đổi nội tiết tố không gây ra trầm cảm. Các yếu tố sinh học, đặc điểm di truyền, hoàn cảnh và trải nghiệm cuộc sống cá nhân liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn. Đây là những yếu tố gây ra trầm cảm ở phụ nữ.
Giai đoạn dậy thì
Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở nữ giới. Tuy nhiên, sự thay đổi tâm trạng ngắn hạn liên quan đến sự biến động của hormones trong giai đoạn dậy thì là bình thường, những thay đổi này không gây ra trầm cảm.
Tuổi dậy thì thường liên quan đến những yếu tố khác có thể đóng vai trò gây ra trầm cảm, chẳng hạn như:
- Những thay đổi lớn xuất hiện như thể chất, sinh lý.
- Mâu thuẫn với ba mẹ.
- Áp lực trong trường học, thể thao hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống.
Sau tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam. Bởi vì con gái thường dậy thì trước con trai, và có nhiều khả năng bị trầm cảm ở độ tuổi sớm hơn. Sự chênh lệch này kéo dài cho đến sau khi mãn kinh.
Giai đoạn tiền kinh nguyệt
Đối với hầu hết phụ nữ gặp hội chứng tiền mãn kinh (PMS), các triệu chứng như đầy bụng, đau ngực, nhức đầu, lo lắng, khó chịu và trải qua cảm giác buồn bã là rất nhỏ và ngắn.
Nhưng một số ít phụ nữ có các triệu chứng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến việc học tập, công việc, các mối quan hệ hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tại thời điểm đó, PMS có thể vượt qua ranh giới thành rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) - một loại trầm cảm thường phải được điều trị.
Sự tương quan chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Có thể những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các nội tiết tố khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Ngoài ra, tính trạng di truyền, kinh nghiệm sống và các yếu tố khác cũng góp phần quyết định.
Giai đoạn mang thai
Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Các vấn đề khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, chẳng hạn như:
- Thay đổi lối sống hoặc công việc hoặc các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
- Vấn đề trong các mối quan hệ.
- Giai đoạn trước trầm cảm, trầm cảm sau sinh hoặc PMDD.
- Thiếu hỗ trợ xã hội.
- Mang thai ngoài ý muốn hoặc không mong muốn.
- Sảy thai.
- Vô sinh.
- Ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh
Nhiều phụ nữ sau sinh cảm thấy buồn, tức giận, dễ cáu kỉnh, và trải qua những cơn khóc ngay sau khi sinh, đó là hội chứng babe blues - trạng thái khóc lóc và ủ rủ. Đây là điều bình thường và thường giảm dần trong vòng một hoặc hai tuần. Nhưng cảm giác trầm cảm nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể là biểu hiện trầm cảm sau sinh, đặc biệt nếu các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Thất vọng hoặc cảm giác như là một người mẹ không tốt.
- Lo lắng hoặc cảm thấy tê liệt.
- Khó ngủ, ngay cả khi bé đang ngủ.
- Vấn đề với các hoạt động hàng ngày.
- Không có khả năng chăm sóc em bé.
- Có những suy nghĩ gây hại cho con.
- Ý nghĩ tự tử.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần điều trị kịp thời. Nó xảy ra ở khoảng 10 - 15% ở phụ nữ và có liên quan đến:
- Biến động nội tiết tố lớn ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Trách nhiệm chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Dự báo rối loạn tâm trạng và lo lắng.
- Biến chứng khi sinh.
- Vấn đề cho con bú.
- Biến chứng trẻ sơ sinh hoặc nhu cầu đặc biệt.
- Hỗ trợ xã hội kém.