Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị béo phì đã tăng gấp đôi chỉ trong một thập kỷ

Trong thập kỷ qua, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị béo phì đã tăng gấp đôi, từ khoảng 22% (năm 2010) lên 44% (vào năm 2018), theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Châu âu về Béo phì ở Glasgow, Vương quốc Anh (28/4/2019 - 1/5/2019).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện ra nếu tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng thì chỉ số cơ thể (viết tắt BMI) sẽ tăng theo. Vào năm 2018, cứ 4 phụ nữ mang thai (có chỉ số cơ thể bình thường) đã sinh mổ so với 1 trong 2 mang thai mắc bệnh béo phì (BMI trên 40).
Tiến sĩ Laura Jane Erunlu, Bệnh viện Đại học Crosshouse, tại Scotland, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: Những số liệu mới nhất này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng béo phì trong thai kỳ. Và điều này có thể dẫn đến nhiều thay đổi trên khắp Vương quốc Anh.

Thực tế cho thấy tỷ lệ béo phì ở Anh đã tăng đáng kể trong 30 năm qua. Và trong năm 2010, gần một nửa phụ nữ mang thai ở Scotland bị thừa cân hoặc béo phì (với 1/5 được xếp loại là béo phì).
Cho đến nay nhiều biện pháp được đưa ra nhằm ngăn chặn hoặc đảo ngược tình trạng này là rất quan trọng. Ngay cả trước khi thụ thai, phụ nữ cần phải suy nghĩ về việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh giúp mang lại cho bé sự khởi đầu tốt nhất có thể trong cuộc sống.
Thông thường tình trạng béo phì trong thai kỳ có thể gia tăng đáng kể nguy cơ biến chứng của sản phụ như bệnh tiểu đường trong thai kỳ, tiền sản giật và sẩy thai. Ngoài ra, béo phì cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho em bé như cân nặng khi sinh lớn hơn. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Viện MBRRACE-UK cho thấy hơn một nửa phụ nữ mang thai (52%) đã tử vong tại Anh và Ireland trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012 vì bị thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này, Erunlu và các đồng nghiệp muốn ước lượng tỷ lệ và xu hướng béo phì ở sản phụ tại Scotland (với khoảng 400.000 sản phụ và khoảng 3000 trẻ được sinh ra mỗi năm).
Tiến sĩ Erunlu chia sẻ: Hiện tại độ tuổi mang thai ở phụ nữ đang có xu hướng già hơn và có tiền sử y tế phức tạp hơn (khi họ mang thai). Vì thế những biến chứng này là thách thức cụ thể đối với các dịch vụ thai sản, từ đó chúng tôi phải đưa ra các kế hoạch định hình các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như thay đổi theo nhân khẩu học. Ngoài ra, cả hai chỉ số cơ thể (BMI) và tỷ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng ở phụ nữ mang thai bị béo phì, qua đó đòi hỏi một nhu cầu lớn hơn về các dịch vụ sản khoa, nhân viên y tế và điều dưỡng đi kèm.
Vì thế các tác giả còn nhận ra những phát hiện của họ đang bị giới hạn bởi vì thực tế cho thấy đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Trong đó toàn bộ dữ liệu phụ thuộc vào việc nhập dữ liệu chính xác bởi các nhân viên (lâm sàng). Đây là bản ghi điện tử được giới thiệu vào năm 2009 và do đó chúng tôi nghĩ rằng chất lượng dữ liệu ngay sau khi được giới thiệu có thể kém chính xác hơn.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu: Còn được gọi là nghiên cứu đoàn hệ lịch sử, được sử dụng trong nghiên cứu y học và tâm lý học.
Được cung cấp bởi Hiệp hội nghiên cứu về béo phì.