Trúng độc vì thức ăn

Trúng độc vì thức ăn

Việc trúng độc thường xảy ra trong mùa hè, do vi trùng trong món ăn trực tiếp gây ra hơn là do hóa chất.

Nói cách gián tiếp, trúng độc do thức ăn nấu nướng, tích trữ, hay ướp lạnh không kỹ, thức ăn vô keo tại nhà không đúng cách. Thường thường những món ăn còn lại được để dành hôm sau như: bánh ngọt, bánh kem, thịt, canh, xà lách trộn, các món chiên xào, là những thức ăn dễ bị nhiễm độc và gây ra trúng độc.

Các món thường ăn nóng phải giữ nóng luôn từ lúc nấu đến khi ăn, nếu không, phải làm nguội liền và ướp lạnh thích đáng.

Luận tổng quát, ta thấy có hai loại trúng độc: nhiễm lạp xưởng độc và nhiễm khuẩn nho độc. Trong cả hai thứ, bệnh sinh ra do các độc tố của các khuẩn tác động trong thực phẩm trước khi ăn. Còn trong các trường hợp khác, bịnh do các mầm theo thức ăn nhiễm độc vào trong thân thể tăng trưởng và sinh sản. Các mầm gây ra chứng thức ăn nhiễm độc thường do khuẩn san mông (Salmonella), một bà con của thương hàn.

Triệu chứng trúng độc

Trúng độc do thức ăn nhiễm lạp xưởng độc (botulism) thường phát sinh triệu chứng khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi ăn. Vì cớ đó nên ít người nghĩ rằng mình bị trúng độc do thức ăn từ hôm trước. Mắt và tai bị ảnh hưởng trước nhất. Sau đó nói chuyện và nuốt nước miếng cách khó khăn. Quan sát kỹ con mắt, ta sẽ thấy lỗ con ngươi lớn ra và bệnh nhân yếu lả người. Thở càng lúc càng khó khăn hơn cho đến khi tắt thở. Chứng trúng độc này thường không sinh đau đớn cũng gây nên sốt.

Nếu bị trúng độc do độc tố khuẩn nho tức khuẩn chấm nho (staphylococus) gây ra thì triệu chứng phát hiện sớm hơn, thường dưới hai giờ, sau khi độc tố vào cơ thể. Các triệu chứng gồm có nôn, mửa, vọp bẻ (chuột rút) ở bụng, đau bụng, tiêu chảy, sốt, suy nhược và mệt lả, nhưng ít khi làm chết người.

Thức ăn nhiễm độc thường cũng có những triệu chứng như chứng thức ăn nhiễm khuẩn nho độc, nhưng các triệu chứng hiện ra trễ hơn, thường từ đến 5 đến 6 giờ sau khi ăn phải.

Nguyên nhân

Độc tố gây ra chứng thức ăn nhiễm lạp xưởng độc phát triển trong thực phẩm đậy kín không tiếp xúc với không khí. Các thức ăn hay gây ra bệnh nhiễm lạp xưởng độc là cá, thịt, rau hoặc trái cây không chua đóng hộp. Vì các mầm sinh sản và gây độc tố, nên có khi hôi thúi. Điều này khiến hộp thiếc chứa thức ăn lồi ở hai đầu và khi mở ra có mùi hôi xông lên. Sức nóng có thể diệt trừ độc tố này được. Nếu đã bị nhiễm độc mà không điều trị mau lẹ và thích đáng, có thể bị thiệt mạng từ hai đến năm ngày sau.

Còn loại độc tố khuẩn nho phát sinh, nó không sinh ra khí, hoặc mùi vị bất thường nào cả. Sức nóng không diệt được mầm độc này. Những thứ lương thực thường bị độc khuẩn nho là: thịt, bánh kem, nước sốt. Khi bị trúng độc này, nạn nhân đau cấp, nhưng thường không kéo dài quá một hoặc hai ngày. Tuy vậy, chứng đau bụng có thể kéo dài nhiều ngày. Nạn nhân của chứng nhiễm độc tố khuẩn nho ít khi bị nguy đến tánh mạng.

Loại thức ăn nhiễm độc thường do mầm san mông, không những phát triển chậm hơn chứng thức ăn nhiễm độc do khuẩn nho, mà còn kéo dài hơn, mà về sau còn nguy hiểm hơn.

Phòng ngừa

Đốt hoặc chôn bất kỳ thức ăn nào đáng nghi, nhất là thức ăn không chua đóng hộp, và những hộp thức ăn đã lồi nơi đầu hộp. Nếu thức ăn không có mùi hôi, nhưng hơi có vẻ khả nghi nên đem nấu sôi ít nữa 10 phút để tránh bệnh thức ăn nhiễm lạp xưởng độc.

Cứu cấp

Thức ăn nhiễm lạp xưởng độc. Khi ta nghi nạn nhân mắc chứng thức ăn nhiễm lạp xưởng độc, nên nhờ bác sĩ khám bệnh ngay. Trị bằng huyết thanh đặc biệt thường cứu được nạn nhân. Các phương pháp cứu cấp thông thường khác thường không hiệu nghiệm.

Thức ăn nhiễm khuẩn nho độc hoặc thức ăn nhiễm độc san mông phải điều trị theo thứ tự sau đây:

1. Hãy tìm để biết chắc nạn nhân không bị ruột dư viêm.

2. Cách mỗi ba giờ, nên đắp nóng ở bụng hai mươi phút, còn trong khoảng cách thì ấp chai nước nóng.

3. Cho nạn nhân uống nước tùy thích.

4. Nếu có thể, hãy mời bác sĩ điều trị ngay. Trong trường hợp nặng, cần phải rửa bao tử, ruột già, và chích thuốc lỏng vào tĩnh mạch. Có thể chích morphine hay bất kỳ thuốc gì làm bớt đau.

Sau khi đã hết các triệu chứng đau cấp, nạn nhân không nên làm việc lại cho đến khi hoàn toàn hết mệt mỏi. Trước khi ăn uống lại như thường, nên ăn những thức ăn lỏng, kế đến những thức ăn mềm, rồi đến những món ăn cứng nhưng dễ tiêu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...