Triệu chứng và hướng điều trị bệnh bạch biến (Vitiligo)
Bạch biến là một bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể quay trở lại tấn công chính chủ thể (bệnh tự miễn). Các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào sản xuất sắc tố melanin tạo thành những mảng trắng trên da. Lông, tóc cũng bạc màu ở vùng tương ứng.
Bạch biến có thể đi kèm với các bệnh tự miễn khác như bệnh viêm giáp, bệnh rụng tóc alopecia areata, bệnh đái tháo đường, bệnh Addison, và bệnh nhược cơ. Cách thức tiến triển của bạch biến thay đổi rất nhiều; nó có thể chỉ khu trú ở vị trí khởi đầu, hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh
Bạch biến có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường khởi phát trong lứa tuổi từ 2 đến 40. Tất cả mọi chủng tộc đều có thể bị. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có da sậm màu, bạch biến sẽ dễ nhận thấy hơn do sự tương phản của màu da.
Triệu chứng và dấu hiệu
- Bạch biến thường ảnh hưởng đến những vùng da bị sang chấn (trauma), đặc biệt ở da mặt, ngực, bàn tay, nách, và bẹn. Tổn thương có thể lan rộng ở cả 2 bên cơ thể hay chỉ ở một bên của cơ thể, hoặc khu trú ở một vùng duy nhất mà thôi.
- Có thể quan sát thấy các vùng da trắng bờ rõ nét. Nếu vùng da tổn thương có lông, lông cũng bị bạc màu theo.
-Thỉnh thoảng có thể thấy halo nevi, một mụt cóc bao quanh bởi quầng da bạc màu.
Hướng dẫn tự chăm sóc
Để bảo vệ da chống cháy nắng, đặc biệt ở những vùng bị tổn thương, cần thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Tránh ánh nắng giữa trưa (10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
+ Bôi kem chống nắng SPF 45 .
+ Mặc áo và đội nón bảo vệ.
+ Thoa Dermablend hoặc Covermark để hóa trang vùng da bạc màu (depigmented) patches.
Khi nào cần thăm khám
Bạch biến không cần điều trị, nhưng nên được bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại nếu tổn thương lan rộng và gây phiền toái về phương diện thẩm mỹ.
Các phương thức điều trị
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
- Kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid thoa tại chỗ để giúp phục hồi lại màu sắc của da. Các thuốc này cần được sử dụng rất thận trọng do nguy cơ tổn thương mô (teo da) khi dùng lâu dài, đặc biệt ở mặt hoặc các vị trí nếp xếp của da.
- Các thuốc bôi tại chỗ không-steroid, như tacrolimus và pimecrolimus, có thể hữu ích do có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.
- Điều trị bằng tia cực tím (UV) cho các tổn thương không ảnh hưởng đến khớp.
- Đối với những tổn thương rất lớn và lan rộng ở bệnh nhân da sạm màu, dùng hoá chất tẩy trắng (depigment) để bôi vào vùng da bình thường còn sót lại.
- Ghép da bề mặt (Superficial skin grafts), đặc biệt ở những vị trí khó điều trị, như tại các khớp chẳng hạn.