Triệu chứng suy tim
Triệu chứng suy tim là gì?
Nếu bạn bị suy tim, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc các triệu chứng xảy ra từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra các triệu chứng có thể không đổi hoặc xảy ra đột ngột và biến mất. Thông thường các triệu chứng suy tim có liên quan đến những thay đổi xảy ra với tim và cơ thể của bạn, cũng như mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tim hoạt động yếu như thế nào. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Tắc nghẽn phổi.
Một trái tim yếu làm cho chất lỏng ứ lại trong phổi. Điều này có thể gây khó thở khi tập thể dục hoặc khi nghỉ ngơi hay khi nằm trên giường. Không những thế tắc nghẽn phổi còn gây ra khô, ho khan hoặc khò khè.
- Chất lỏng và giữ nước.
Một trái tim yếu thường bơm ít máu đến thận, từ đó gây ứ chất lỏng và giữ nước, dẫn đến sưng mắt cá chân, chân, bụng (gọi là phù) và tăng cân. Điều này khiến cho nhu cầu đi tiểu vào ban đêm tăng lên, bởi vì cơ thể đang cố gắng loại bỏ chất lỏng dư thừa này. Ngoài ra đầy hơi trong dạ dày cũng có thể gây ra mất cảm giác thèm ăn hoặc buồn nôn.
- Chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược.
Tình trạng này xảy ra là do lượng máu bơm đi đến các cơ quan và cơ bị thiếu hụt, khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu. Ngoài ra lượng máu bơm đến não ít cũng có thể gây chóng mặt hoặc nhầm lẫn.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Để bơm đủ máu cho cơ thể, tim phải đập nhanh hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho nhịp đập của tim nhanh hoặc không đều. Nhịp tim không đều cũng có thể xảy ra thường xuyên hơn khi tim yếu đi.
Nếu bạn bị suy tim, bạn có thể có một hoặc tất cả những triệu chứng này hoặc có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Ngoài ra, các triệu chứng của bạn có thể không liên quan đến việc tim bạn yếu như thế nào; Hoặc bạn có nhiều triệu chứng nhưng chức năng tim của bạn chỉ bị suy yếu nhẹ. Hay bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn nhưng lại có ít triệu chứng.
Làm thế nào có thể làm giảm các triệu chứng suy tim?
Để giảm bớt các triệu chứng suy tim:
- Duy trì cân bằng chất lỏng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một bản ghi chú về lượng chất lỏng mà bạn uống hoặc ăn và tần suất đi vệ sinh. Hãy nhớ rằng, bạn càng có nhiều chất lỏng trong mạch máu, sẽ khiến tim bạn càng phải hoạt động nhiều hơn để bơm chất lỏng dư thừa qua cơ thể. Do đó việc hạn chế lượng chất lỏng xuống dưới hai lít mỗi ngày sẽ giúp giảm khối lượng hoạt động của tim và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
- Hạn chế ăn nhiều muối (natri).
- Theo dõi cân nặng và giảm cân nếu cần thiết. Tìm hiểu cân nặng
"khô"
hoặc"lý tưởng"
của bạn là gì. Đây là trọng lượng mà không cần thêm chất lỏng. Mục tiêu là giữ cân nặng trong vòng 1,8kg trọng lượng khô của bạn. Vì vậy hãy kiểm tra cân nặng vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, mặc quần áo tương tự, sau khi đi tiểu nhưng trước khi ăn, và trên cùng một chiếc cân. Ghi lại trọng lượng của bạn trong một cuốn nhật ký hoặc lịch ghi chú. Nếu bạn tăng 0,9kg trong một ngày hoặc 2,2kg trong một tuần, hãy gọi cho bác sĩ, bởi vì bạn có thể cần điều chỉnh thuốc.- Theo dõi các triệu chứng. Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng mới xảy ra hoặc triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đừng chờ đợi các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng đến mức bạn cần phải điều trị khẩn cấp.
- Dùng thuốc theo quy định. Thuốc được sử dụng để cải thiện khả năng bơm máu của tim, giảm căng thẳng cho tim, giảm tiến triển của suy tim và ngăn ngừa tình trạng ứ nước. Hiện nay có nhiều loại thuốc suy tim được sử dụng để làm giảm sự giải phóng các hormone có hại. Nhưng những loại thuốc này có thể khiến các mạch máu của bạn giãn ra hoặc yếu đi (do đó làm giảm huyết áp của bạn).