Triệu chứng ho cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, gồm cả ung thư phổi

Triệu chứng ho cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, gồm cả ung thư phổi

Ho là triệu chứng, không phải là bệnh. Đó là một cách để cơ thể bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm, giúp loại bỏ các chất nhầy làm nghẽn khí quản, cải thiện luồng không khí để bạn hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi cơn ho đã kéo nhiều ngày, đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp.

1. Ho do virus

Triệu chứng: Ho kéo dài sau khi cảm lạnh.

Khi bạn bị cảm lạnh, các virus xâm nhập cơ thể và cư ngụ trong phần chất nhầy ở cổ họng gây viêm, tổn thương niêm mạc. Thuốc kháng sinh hầu như vô tác dụng trong trường hợp này. 

Bác sĩ khuyên bạn nên uống nước ấm kết hợp với siro trị ho, giúp làm long đờm, kích thích tiết dịch trong đường hô hấp và làm dịu vết sưng viêm. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc trị viêm xoang, ngạt mũi để giải quyết tận gốc vấn đề.

2. Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng thông thường, các triệu chứng gồm sốt kèm cảm giác ớn lạnh và run rẩy, khó thở và ho. Bạn có thể mắc viêm phổi từ nơi làm việc hoặc trường học, hoặc đôi khi ngay cả trong bệnh viện. Bệnh nhiễm trùng này có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già.

3. Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức, hiện tượng chảy dịch mũi sau có thể xảy ra. Chất nhờn chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể gây ho. Đây là một tác dụng phụ thường gặp của dị ứng và nhiễm virus.

Loại ho này sẽ có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Bạn có thể cảm thấy ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa và chảy nước, cũng như bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.

4. Ho kèm ợ nóng

Triệu chứng: Đau họng sau khi ăn hoặc ho giữa đêm. Miệng có mùi khó chịu do axit phân hủy thức ăn thừa.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, kích ứng cổ họng và gây ho. Các triệu chứng thường xuất hiện khi bạn ăn quá no hoặc ăn tối muộn.

Bệnh có thể trở nặng khi bạn nằm xuống vào buổi tối. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể nằm gối cao và hạn chế các bữa khuya và tránh ăn quá no để giảm các trệu chứng ợ nóng, ho vào ban đêm.

5. Ho do bệnh lao

Triệu chứng: Ho dai dẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân nhanh, ra mồ hôi vào ban đêm và ho ra máu.

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời. Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể giúp chữa khỏi 99% các trường hợp mắc bệnh.

6. Vấn đề về tim

Triệu chứng: Khó thở khi hoạt động quá sức, ho khò khè, dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, và có hiện tượng giữ nước.

Nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bệnh suy tim. Nếu bạn gặp các triệu chứng này, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu. Việc phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

7. Ung thư phổi

Triệu chứng: Ho kéo dài hơn 3 tuần, tình trạng tệ dần và kèm theo máu, khó thở không rõ nguyên nhân, ssụt cân nhanh, tức ngực, mệt mỏi thường xuyên.

Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh ung thư phổi sớm thông qua phim chụp X-quang. Hiện nay, phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật kết hợp hóa trị và xạ trị, tùy thuộc giai đoạn phát triển của bệnh.

8. Giãn phế quản - nguyên nhân ho có đờm

Giãn phế quản gồm có hai thể bệnh là: Khô và ướt. Giãn phế quản “thể khô” với biểu hiện ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, giãn phế quản ‘‘thể ướt’’ là ho có đờm mủ lâu ngày khiến bệnh nhân phải thường xuyên khạc nhổ.

9. Hen suyễn

Triệu chứng: Ho khan mãn tính vào ban đêm, thở khò khè, khó thở và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.

Bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây viêm khí quản và vì thế hạn chế luồng không khí vào trong phổi. Một số nguyên nhân khác của cơn hen suyễn có thể là phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định. 

Nếu bạn thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm do các cơn ho, bạn có thể đã mắc bệnh hen suyễn. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. 

Các chuyên gia hô hấp khuyên bạn nên dùng thuốc xịt hen suyễn để làm đường hô hấp luôn thông thoáng.

10. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Căn bệnh phổi phổ biến này gây cản trở luồng không khí và dẫn đến khó thở. Người bệnh có thể mắc một hoặc cả hai dạng chính - viêm phế quản mãn tính và khí thủng phổi.

Một trong những triệu chứng chính là cơn ho kèm nhiều đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Các triệu chứng khác gồm khó thở, thở khò khè và mệt mỏi.

11. Ho do thuốc

Nếu đang dùng thuốc cho bệnh cao huyết áp, bạn cũng có khả năng bị ho. Một nhóm thuốc có tác dụng gây chất ức chế ACE, hiệu quả trong điều trị huyết áp cao, nhưng lại có tác dụng phụ là gây ho khan cho khoảng 20% bệnh nhân.

12. Ho gà

Triệu chứng: Ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè. Các triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5-10 ngày.

Nguyên nhân của bệnh ho gà là vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.

Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ở người lớn, bệnh thường gây khó chịu, kéo dài đến 6 tuần. Bạn nên uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm sổ mũi, ho nhẹ, ngừng thở ở trẻ sơ sinh và sốt nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể trở nặng, gồm co giật, ho nhanh, nôn trong hoặc sau khi ho và mệt mỏi. Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân gây ho kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...