Triệu chứng của bệnh đau dạ dày tổng hợp
I. Bệnh trạng
- Bụng đau là chủ yếu: Thường thấy là đau bụng giữa và dưới; đi kèm cùng với triệu chứng này là đi đại tiện thất thường, bụng chướng. Đau bụng thường xuất hiện sau bữa ăn, thường xảy ra sau khi rửa ruột hoặc bị nhiệt, thải phân, thải khí, thường ít xảy ra trong lúc đang ngủ. Đặc điểm đau ở mỗi người bệnh cụ thể là cố định, không biến đổi, không thể nặng thêm mang tính tiến hành.
- Đi tả: Lượng phân ít, có dạng hồ, chứa ít nhiều dịch dính, đi tả thường xảy ra hoặc mang tính đứt quãng. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp lý gây nên, có cả hiện tượng cùng bị đi tả và bí tiện.
- Bí tiện: Phân cứng, có thể có ít nhiều dịch dính. Đi đại tiện phải dùng nhiều sức, đi xong mà vẫn cảm thấy chưa hết, bí tiện mang tính ngắt quãng và tính liên tục, hoặc có lúc lại bị đi tả.
Ngoài những bệnh kể trên ra, còn có các chứng bệnh tiêu hóa không tốt như: Phần trên của bụng luôn cảm thấy khó chịu, ợ khí. buồn nôn... Không ít người bệnh bị đau dạ dày còn có tâm trạng lo sợ, tức ngực, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ, đi tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu gấp, tính chức năng bị trở ngại, lo âu, mất ngủ, da mẩn lên biểu hiện như ngứa, viêm da mang tính thần kinh.
II. Thể chứng
Khi sờ vào kết tràng có dạng chữ ất (z) và ấn đau; hoặc kết tràng ấn đau trong vùng rộng; hoặc sức mở ra của cơ vòng hậu môn cao thì cảm thấy đau. Một số người bệnh lại có hiện tượng nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao, ra nhiều mồ hôi.
III. Những chứng bệnh thường gặp
Viêm dạ dày chứng tổng hợp tức là chức năng của vị tràng mang tính tổng hợp. Nó thường ít xuất hiện và phát bệnh, nhưng đối với người tiêu chảy lại mang tính nghiêm trọng, vì nó có thể sẽ gây ra thuỷ điện giải chất làm mất đi sự điều tiết căn bằng của acid kiềm.
IV. Triệu chứng của bệnh viêm loét đường tiêu hóa
+ Biểu hiện đau đớn
Đau phần bụng trên là triệu chứng chính của bệnh viêm loét. Nhưng có khoảng 10% số người mắc bệnh lại không đau bụng. Đau bụng viêm loét điển hình theo tính nhịp điệu và tính chu kỳ.
- Chỗ đau và tính chất của nó thường ở giữa, lệch trái hoặc lệch phải bụng trên song nếu đau do viêm loét tá tràng thường ở bụng trên bên phải hoặc bên phải rốn. Nếu viêm loét dạ dày ở dưới vị thể và thượng vị thì đau chủ yếu ở phần dưới não trước trái hoặc phần bụng trên bên trái. Nếu viêm loét thành sau của phần cầu dạ dày và tá tràng có thể đau chủ yếu ở sau lưng. Vị trí đau nhức về cơ bản phản ảnh vị trí mà căn bệnh viêm loét tồn tại, nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp.
- Đau do viêm loét có thể chia thành đau âm ỉ, đau nhói, đau nóng, chướng bụng lên mà đau, thông thường không phóng xạ, phạm vi rất hạn chế, đau không dữ dội, có thể chịu đựng được, thỉnh thoảng cũng có người đau dữ dội.
- Nhịp độ của đau đớn: Đau theo nhịp độ là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét, nó liên quan nhất định đến quá trình ăn uống. Đau do vết loét tá tràng xuất hiện lúc đói hoặc giữa đêm, ăn uống vào có thể giảm được cơn đau. Đau do vết loét dạ dày thường xuất hiện trước sau bữa ăn một giờ, nhịp độ của nó không rõ ràng như đau tá tràng, triệu chứng đau vào giữa đêm cũng ít gặp và nhẹ hơn đau ở tá tràng.
Sở dĩ đau viêm loét có tính nhịp độ có liên quan đến sự tiết ra của vị toan. Sau khi ăn uống khoảng một giờ, vị toan bắt đầu tiết ra nhiều hơn, vị toan kích thích bề mặt vết loét gây nên cảm giác đau đớn. Thức ăn có tác dụng giảm lượng acid, làm tăng độ pH của dịch vị, cho nên khi ăn hoặc uống dược liệu có tính kiềm, tạm thời sẽ làm giảm đau. Vào nửa đêm, lượng acid dạ dày tiết ra là đỉnh điểm trong chu kỳ tiết ra acid dạ dày trong một ngày. Vì thế, những người mắc bệnh thường bị cơn đau làm tỉnh lại vào nửa đêm. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm loét còn có thể liên quan đến các nhân tố ngoài acid dạ dày, như: Dung môi pepsin, nước mật, sự tăng lên của lực co cơ tá tràng và sự co giật của nó.
- Tính chu kỳ của sự đau đớn: Một đặc điểm khác của đau do viêm loét là đau theo chu kỳ, viêm loét tá tràng càng rõ hơn. Cái gọi là tính chu kỳ của bệnh tức là sự kéo dài của vết đau, sau đó vào những ngày này năm sau, tháng sau, bệnh lại tái phát. Bốn mùa trong năm đều có thể phát bệnh, nhưng cuối mùa thu và đầu mùa xuân, thời tiết trở nên lạnh hơn thì bệnh biểu hiện càng rõ. Rất nhiều người mắc bệnh đã nhiều lần đau đớn và lâm vào tình trạng đau viêm loét mạn tính và sau đó sẽ mất đi tính nhịp điệu và tính chu kỳ của bệnh như đã nói ở trên. Do bệnh viêm loét này rất dễ phát lại bệnh, cho nên quá trình chữa trị bệnh rất lâu. Không ít người bệnh có lịch sử bệnh vài năm, thậm chí hàng chục năm.
+ Chảy máu
Là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 15% - 30% bệnh viêm loét, chiếm khoảng trên 1/2 bệnh chảy máu đường tiêu hóa, chủ yếu chảy máu ở thành sau cầu và thành sau tá tràng. Dự đoán bệnh tình quyết định bởi lượng máu chảy, tốc độ chảy máu, khả năng tiếp tục chảy máu hay không và tình hình sức khoẻ. Mà lượng máu chảy và tốc độ chảy máu lại được quyết định bởi loại huyết quản bị tổn thương đường trong huyết quản đó, trạng thái thu nhỏ của huyết quản và ức chế tụ máu v.v... Huyết quản mao mạch mỗi ngày rò ra ngoài 50 - l00ml sẽ tạo nên hiện tượng máu chảy lẫn phân và nước tiểu. Máu sẽ không tự đông lại nếu máu chảy ra từ động mạch hoặc tĩnh mạch lớn. Nếu chảy máu nhiều sẽ bị sốc, với dung lượng máu thấp, huyết sắc tố nhỏ hơn 8g, hồng tề bào ít hơn 3.000.000. Lượng tế bào chảy ra không quá 500ml, nhưng không có bất kỳ bệnh trạng nào; nếu lượng máu ấy vượt quá l00ml, thì tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi lượng máu lớn hơn 150ml, bệnh nhân sẽ bị sốc thậm chí tử vong. Huyết áp do nhịp đập mạnh có tác dụng quan trọng trong quá trình xác định lượng máu chảy ra. Có khoảng 25% người bệnh bị chảy máu trước kia không có bệnh trạng. Người già thường phát lạnh từ lúc bắt đầu chảy máu, sau lần đầu chảy máu sẽ có nguy cơ bị chảy máu lại. Sau khi chảy máu thì không đau bụng nữa. Xác định vị trí chảy máu chủ yếu dựa vào dụng cụ X - quang và nội soi dạ dày.
X - quang chỉ tiến hành sử dụng sau 48 giờ khi bệnh tình đã ổn định. Nội soi dạ dày tiến hành trong vòng 24 - 48 giờ, nếu không thì có thể làm tổn thương niêm mạc, nứt niêm mạc, loét nhẹ, rạn nứt niêm mạc v.v... Nếu tiến hành nội soi dạ dày có thể cho thấy những vấn đề trong giai đoạn gần chảy máu.
+ Vết loét xuyên thủng
Vết loét xuyên thủng thành dạ dày và tá tràng, làm cho thức ăn ở trong dạ dày hoặc tá tràng vào trong khoang bụng gọi là vết loét xuyên thủng, đó là biến chứng rõ nhất của bệnh viêm loét đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị chết do viêm màng ruột và nhiễm trùng máu. Đường xuyên thủng có thể dài từ 3 - 6 mm, nhỏ nhất bằng mũi kim. Bệnh này phát nhiều vào mùa đông. Phân thành các loại cấp tính, á cấp tính mạn tính; từng loại chủ yếu quyết định bởi vị trí xuyên thủng xuyên thủng cấp tính phát sinh chủ yếu ở mặt rời thành trước, phía trên, phía dưới của dạ dày và tá tràng. Thức ăn trong dạ dày đi vào trong khoang bụng rời, có thể dẫn đến bệnh viêm màng ruột cấp tính, bệnh này gặp nhiều trong lâm sàng. Lỗ thông nhỏ hoặc nhanh chóng lành lại, đặc biệt xảy ra khi ruột rỗng, khoang bụng chỗ ô nhiễm ở phần bụng trên gọi là lỗ thủng á cấp tính, chỉ đứng sau lỗ thủng cấp tính. Vị trí vết loét ở thành sau dạ dày và tá tràng, các cơ quan lân cận, dễ chi phối bởi cơ chế kết dính. Lỗ thủng bị bọc lại trong màng võng nhỏ gọi là lỗ thủng gói, thuộc lỗ thủng mạn tính, rất ít gặp. Muốn chẩn đoán phải dùng X - quang, có thể nhìn thấy khí thể tự do dưới màng, khi cần thiết có thể soi ruột để xét nghiệm mẫu hỗ trợ cho việc kiểm tra sơ đồ cấu tạo của máu (huyết cầu đồ).
+ Môn vị bị tắc nghẽn
Vết loét ở môn vị hoặc gần môn vị, nhưng do những sợi dưới niêm mạc, hoặc do các mụn nước trong niêm mạc gây nên hoặc do bị viêm loét, hoặc cơ hoành môn vị co giật thu nhỏ lại, vết loét mạn tính gây nên, hình thành nhiều vết sẹo nhỏ, hẹp làm tắc nghẽn môn vị. Sau đó cố định lại, phải làm phẫu thuật thông môn vị. Bệnh trạng là sự thay đổi về đặc điểm đau bụng, bụng trên trướng căng, nôn mửa thức ăn trong dạ dày hoặc có triệu chứng mất nước.
Dấu hiệu đặc trưng của dạ dày chủ yếu là pha nhu động, sự nhu động của dạ dày nghe như tiếng nước chảy, tiếng lọc nước. Chẩn đoán bệnh phần lớn dựa vào viêm loét, bệnh trạng điển hình và dấu hiệu đặc trưng của cơ thể, kiểm tra bằng X - quang và nội soi dạ dày, ngoài ra còn một số dụng cụ kiểm tra bổ trợ khác. Cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình để chữa trị bệnh cho tốt. Thông thường tiến hành điều trị nội khoa trước. Nếu không có hiệu quả thì phải xem xét lại, cần thiết thì tiến hành phẫu thuật.
+ Biến chứng ung thư do vết loét
Viêm loét tá tràng rất ít biến chứng thành ung thư, tỷ lệ biến chứng ung thư do viêm loét dạ dày chiếm khoảng 1%, chủ yếu xảy ra vùng bên cạnh vết loét. Ung thư dạ dày phát sinh ngoài vùng viêm loét phải xem là bệnh đồng phát, không phải biến chứng ung thư của bệnh viêm loét. Biến chứng ung thư do nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế của phương pháp chẩn đoán xưa kia, coi một số bệnh ung thư dạ dày dạng viêm loét là viêm loét lành tính và có liên quan đến tiến triển của việc điều trị nội khoa bệnh viêm loét. Một ngày nào đó, biến chứng thành bệnh ung thư, sẽ làm thay đổi nhịp độ của sự đau đớn, và có biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư dạ dày thông thường. Nếu tiến hành nội soi dạ dày có thể trực tiếp phân biệt tính chất của vết loét, tỷ lệ chẩn đoán đạt trên 90%. Tất cả những đối tượng khả nghi đều nên làm kiểm tra nội soi dạ dày, những vết loét dạ dày phải kiểm tra thường xuyên.