Trĩ nội

Trĩ nội

Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, về hình trạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường Trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.

Phân biệt các loại trĩ nội

1) Trị nội do tĩnh mạch phình gập:

Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.

2) Trĩ nội do mạch máu phù:

Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.

3) Trĩ nội do xơ hóa:

Do trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ xát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.

 

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân

- Đi vệ sinh lâu.

- Uống rượu, ăn cay nhiều.

- Ngồi nhiều, ít vận động.

- Kéo dài bệnh trong thời gian dài.

Các triệu chứng thời kỳ đầu

1. Đại tiện ra máu: Không đau, khi đi đại tiện thấy có kèm theo ít máu, máu chảy thành từng giọt hay từng tia là triệu chứng thường gặp thời kỳ đầu của trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

2. Đau buốt: Thời kỳ đầu của bệnh trĩ nội thường không đau buốt, có lúc chỉ cảm thấy căng tức hậu môn hoặc đi đại tiện khó khăn.

Khi trĩ nội có sự tụ máu hoặc bị nghẹt thì mới thấy đau.

3. Ngứa: Do kích thích của các búi trĩ sa xuống hay dịch tiết ra, làm cho hậu môn ẩm ướt không sạch sẽ, gây Eczema và ngứa.

4. Thời kỳ phát bệnh: Trong thời kỳ đầu có những triệu chứng không rõ ràng, không đau, nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy.. sẽ bị nặng thêm. Trong thời kỳ này có các dấu hiệu như: sưng tấy, lôi ra ngoài, nóng rát, đau...

 

Đặc điểm:

- Xuất phát ở bên trên đường lược.

- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

- Không có thần kinh cảm giác.

- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành bốn độ:

Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.

Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thất nghẹt, dẫn đến hoại tử.

 

Tác hại của trĩ nội

1. Trĩ nội thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài, kích thích đại tràng tiết ra lượng dịch nhầy lớn, dịch nhầy sẽ chảy ra ngoài qua hậu môn làm hậu môn ẩm ướt, gây viêm hậu môn và thấy ngứa ngáy khó chịu.

2. Do lo sợ bị đại tiện ra máu nên không dám đi đại tiện, nhịn đi đại tiện dẫn tới táo bón.

3. Thường xuyên ra máu trong thời gian dài có thể dẫn tới thiếu máu.

4. Trĩ nội nếu bị nghẹt sẽ gây đau dữ dội, khi bị nhiễm trùng thường bị sốt...

Trĩ nội và kết cấu giải phẫu hậu môn:

Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên hay tăng sinh dẫn tới mắc trĩ.

Điều trị bệnh trĩ nội 

- Độ 1: Chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

- Độ 2: Làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 3: Thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 4: Cắt trĩ.

- Trĩ sa nghẹt: Dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...