Trĩ ngoại
Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.
Các hình thái và đặc điểm trĩ ngoại thường gặp:
1) Trĩ ngoại do tắc mạch máu:
Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự cảm thấy đau tức.
2) Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập:
Là do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu, nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.
3) Trĩ ngoại do chứng viêm:
Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm, phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.
4) Trĩ ngoại do tổ chức kết đế:
Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ỏ vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là Trĩ tiêu binh.
Đặc điểm của trĩ ngoại:
- Xuất phát bên dưới đường lược.
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
- Có thần kinh cảm giác.
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Trĩ ngoại được chia làm 4 thời kỳ:
- Trĩ lòi ra ngoài.
- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô,.. gây nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, gây tụ máu, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.
Làm gì khi bị trĩ ngoại, đau hậu môn?
Trong cuộc sống hiện tượng đau hậu môn rất hay gặp, và cũng có khá nhiều người mắc phải, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau hậu môn, mà nguyên nhân chủ yếu là do trĩ ngoại gây nên. Do đó khi thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Tác hại của trĩ ngoại?
Búi trĩ sau khi bị cọ xát hay bị viêm sẽ chảy máu, chảy máu lâu ngày sẽ dẫn tới thiếu máu hoặc bị tắc hậu môn do các búi trĩ luôn ở bên ngoài. Do đi đại tiện khó khăn, thường xuyên nhịn đi vệ sinh, dẫn tới mắc các bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng... Nữ giới dễ bị mắc các bệnh phụ khoa, u xơ đường ruột...
Vì sao trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới?
1. Do cấu tạo cơ thể ở nữ giới: ở vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trực tràng, khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, dễ gây táo bón, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
2. Thời kỳ mang thai: thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
3. Các chất thải gây bệnh trĩ ngoại: kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại.
4. Thời kỳ sinh con: sau khi sinh con do khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày, nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn tới mắc trĩ ngoại.
5. Môi trường sống: do thay đổi môi trường sống, phải đứng hoặc ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đại tiện không khoa học...
Trĩ ngoại có lây không?
Trĩ ngoại không lây nhiễm. Bởi điều kiện lây nhiễm bao gồm: nguồn lây nhiễm, con đường lây nhiễm và đối tượng lây nhiễm. Trĩ ngoại không do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Có lúc niêm mạc trĩ ngoại bị viêm loét, thậm chí gây áp-xe hậu môn, nhưng không gây lây nhiễm trĩ ngoại. Ngoài ra, bản thân người bị mắc bệnh trĩ ngoại không thể tự phát bệnh. Do đó, người bị trĩ ngoại sẽ không truyền nhiễm bệnh cho người khác. Nếu người bị trĩ ngoại có các bệnh lây nhiễm về đường ruột thì chỉ có khả năng lây nhiễm bệnh đường ruột chứ không lây nhiễm bệnh trĩ.
Điều trị bệnh trĩ ngoại
Điều trị
Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
Phòng ngừa trĩ ngoại thế nào?
1. Đi đại tiện đúng giờ: hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tích cực phòng ngừa táo bón, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Đồng thời, phải phòng ngừa các chứng bệnh hậu môn trực tràng như: nứt kẽ hậu môn, trĩ nội...
2. Uống nhiều nước: sáng dậy uống 1 cốc nước ấm, thúc đẩy nhu động ruột, nếu như đi đại tiện thấy khô rát, hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ.
3. Ăn uống hợp lý: ăn những thức ăn dễ tiêu, không uống rượu, hút thuốc, không ăn đồ cay nóng, đồ rán, thức ăn khó tiêu hóa... Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và đồ ăn có chứa nhiều chất xơ.
4. Tăng cường vận động: Người mắc bệnh trĩ ngoại cần tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao.. giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa hiệu quả táo bón.