Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp

Do vị trí giải phẫu không giống nhau nên trĩ phân thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Cách hậu môn khoảng 2cm có các nếp gấp hậu môn, nếu búi trĩ nằm ở bên trên nếp gấp này là trĩ nội, nằm dưới nếp gấp là trĩ ngoại, nếu cả trên và dưới đều có thì đó là trĩ hỗn hợp. Chính trĩ hỗn hợp có sự hiện diện của hai loại trĩ nội ngoại hoặc trĩ nội cấp 3, 4 biến chứng, cho nên các nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh trĩ hỗn hợp cũng tương tự như hai loại trĩ trên.

1. Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp ở nữ giới:

Vì sao nữ giới lại dễ mắc bệnh trĩ hỗn hợp? Nguyên nhân là do nữ giới rất dễ bị tắc máu và chịu áp lực vùng chậu, ảnh hưởng đến trực tràng, đại tiện khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố như thời kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai, thời kỳ sinh nở cũng gây áp lực cho hậu môn, dẫn đến nhiều yếu tố gây bệnh trĩ như: thời gian đại tiện lâu, phân đọng lại trong trực tràng một thời gian dài, áp lực lên trực tràng ngày càng tăng. Ngoài ra, đến thời kỳ tiền mãn kinh, các cơ toàn thân bị giãn và yếu, các cơ hậu môn cũng vậy (cơ vòng hậu môn, cơ thắt hậu môn, cơ trực tràng), đều trở nên co thắt kém.

 

Tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp:

- Trĩ hỗn hợp, đại tiện ra máu trong thời gian dài rất dễ gây thiếu máu.

- Khi búi trĩ sa xuống, các chất thải tăng nhiều làm phát sinh các bệnh như: ngứa hậu môn, chàm hậu môn. Nữ giới sẽ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa.

- Do nhiều người sợ đau khi đại tiện nên cố nhịn, hậu quả tạo thành vòng một tuần hoàn ác tính, gây các chứng bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, u đại tràng...

- Cho rằng đại tiện ra máu hoặc bất cứ cảm giác khó chịu nào xung quanh hậu môn đều do trĩ gây ra mà bỏ qua nguyên nhân ung thư trực tràng, bỏ lỡ mất thời kỳ chữa trị bệnh ung thư trực tràng tốt nhất. Có đến 90% người bệnh ung thư trực tràng ban đầu đều bị chẩn đoán nhầm là bệnh trĩ.

Điều trị 

Thường mổ được chỉ định áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng. Trĩ hỗn hợp chính là cấp độ nguy hại này, vì thế các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên chịu sự giải phẫu.

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn. Điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ. Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn.. Để phòng tránh tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đồng thời nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: ăn đủ chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng và chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,...

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể khỏi nhờ kết hợp uống An Trĩ Vương mà không nhất thiết phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...