Trị bệnh thần kinh vị tràng bằng phương pháp Đông y
1. Tân sa cầm đau thang
Thành phần: Cau 10g, sa nhân 5g (cho vào sau), bạch thược 10g, hương phụ 15g, chỉ xác 15g, phật thủ 15g, mạch nha 15g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày dủng 2 thang.
Công hiệu: Hành khí giảm đau, tiêu thực.
Chủ trị: Trẻ nhỏ đau bụng (chứng thần kinh ruột); bệnh thường biểu hiện bụng đau, đặc biệt là quanh rốn, nếu gặp lạnh càng nặng, gặp nóng thì giảm, đi đại tiện phân khô cứng, rêu lưỡi trắng, mạch căng chậm.
Chú ý: Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau ưa nóng, ghét lạnh, mạch căng làm trọng tâm phân tích khảo chứng.
2. Nguồn hồ bình thống thang
Thành phần: Nguyên hồ 30g, nhân trần 30g, bạch truật 1g, phục linh 12g, tiêu tam san 12g, đại hoàng 5g, cam thảo 6g, gừng tươi 3 miếng, táo tàu 10 quả.
Cách dùng: sắc thuốc lấy 250ml, chia làm ba lần uống liên tục dùng thuốc trong 2 tuần.
Công hiệu: Xơ gan, tích vị bình thống.
Chủ trị: Chứng thần kinh dạ dày.
Chú ý:
+ Bệnh này chính là loại gan khí phạm vị, khi bệnh phát tác thường biểu hiện khoang dạ dày- đau, âm ỉ, nêu buồn rầu lo lắng thì bệnh càng nặng thêm, bụng trướng, không thiết ăn uống.
+ Trong phương thuốc này, nguyên hồ quy gan kinh, hành khí hoạt lạc cầm đau: xuyên luyện tử hành khí cầm đau, xơ gan lợi mật, hai vị thuốc trên cùng dùng để trị gan mật. Các vị thuốc bạch truật, phục linh quy tỳ kinh, kiện tỳ lợi thấp; tiêu tam sơn, đại hoàng quy vị kinh kiện vị tiêu thực đạo trệ, gừng tươi, táo tàu, cam thảo điều hòa các vị thuốc trên.
+ Dùng các thuốc trên để chữa trị bệnh đau dạ dày có hiệu quả tốt.
3. Thông ma bổ vị thang
Thành phần: Cam thảo, thăng ma, sài hồ, thảo đậu khấu, hoàng kỳ mỗi loại 5g, bán hạ 9g, đương quy, gừng khô mỗi loại 6g, hoa hồng 3g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 12 thang.
Công hiệu: ích khí, thăng dương, ôn trung, cầm tả.
Chú ý:
+ Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu chảy, bụng đau, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch yếu để làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
+ Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng mạn tính, bệnh thần kinh vị tràng.
4. Điều vị phương
Thành phần: Bắc kỳ 15g, thái tử sâm 15g, đơn sâm 15g, chỉ xác 12g, xuân sa nhân 6g (cho vào sau), ô tặc cốt 15g, tây thảo căn 9g, bồ công anh 12g, bạch thược 15g, chích cam thảo 6g.
Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: ích khí hòa vị, hạn chế acid cầm đau.
Chủ trị: Đau dạ dày; bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, khi đói càng đau nhiều, nếu ăn vào thì sẽ giảm đau, sắc lưỡi nhạt đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch căng chậm.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện là khoang dạ dày đau, ăn vào thì sẽ giảm đau, mạch căng chậm, ợ chua làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này có thể dùng để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày mạn tính, chứng thần kinh vị tràng.
5. Ngũ hương khương thổ ngư tán
Thành phần: Hoắc hương 12g, sa nhân 12g (cho vào sau), thảo quả nhân 12g, vỏ quýt 10g, ngũ vị tử 10g.
Cách dùng: Nghiền các vị thuốc trên thành bột, lấy một con cá chép tươi, rán chín cho bột gừng khô 5g, dược mạc 3g, trộn đều xong cho 1 cốc giấm gạo nhỏ, cho vào bát cơm của người bệnh để ăn sẽ có tác dụng rất tốt.
Tác dụng: Hạnh khí hòa thấp, phương hương hòa trung.
Chủ trị: Chán ăn, thường gặp các biểu hiện là ăn không ngon miệng, bệnh hay nấc, ợ khí, thần kinh mệt mỏi, chóng mặt sắc mặt suy sụp vàng vọt, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ chậm.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy bệnh chán ăn, ợ hơi, mệt mỏi mạch nhỏ chậm là điểm biện chứng chính.
- Phương thuốc này có thể dùng để trị bệnh thần kinh dạ dày, cho thêm cam thảo 9g.
6. Tuyên phúc đại giả thang
Thành phần: Tuyên phục hoa 9g, đảng sâm 6g, đại giả thạch 30g (nấu trước), pháp bán hạ 12g, sinh hương 15g, đại táo 4 cái.
Cách dùng: sắc hai lần làm hai lần thuốc, mỗi ngày uống hai chén.
Tác dụng: Tiêu đờm, lợi khí và dạ dày.
Chủ trị: Vị khí hư yếu, đờm đục nội cản, khối cứng ở dưới tim do khí tích ở trong dạ dày gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, rêu lưỡi trắng, mạch căng.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy triệu chứng bệnh có khối u cứng dưới tim, rêu lưỡi trắng nhẵn, mạch căng làm điểm chính biện chứng.
- Phương thuốc này có thể dùng trị chứng bệnh viêm dạ dày mạn tính, bệnh loét thủng do bệnh thần kinh gây nên.
7. Tàn chế thang trúc nhự quất bì
Thành phần: Quất bì 10g, trúc nhự 10g, nước gừng tươi 15ml (pha), cuống quả hồng 10g. Cách dùng: sắc làm hai lần, mỗi ngày uống hai chén.
Tác dụng: Ngừng ợ; thanh nhiệt loại bỏ ưu phiền.
Chủ trị: Vị nhiệt hay nấc; triệu chứng thường gặp là hay nấc, thanh trọng mạch, thích đồ uống lạnh, buồn phiền chán nản, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, sổ.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy các triệu chứng hay nấc, ợ, buồn nôn, buồn phiền chán nản, mạch sổ làm điểm chính biện chứng.
- Phương thuốc này dùng trị bệnh dạ dày, viêm dạ dày cấp, mạn tính.
8. Quất bì trúc nhự thang
Thành phần: Quất bì 6g, trúc nhự 5g, đại tảo 3 cái, gừng tươi 5g, cam thảo 2g, nhân sâm 3g, pháp phục 9g.
Cách dùng: sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén.
Tác dụng: Thanh nhiệt, chống nôn và ổn dạ dày.
Chủ trị: Miệng khát, dạ dày nóng, thường gặp các biểu hiện là miệng khát, nôn mửa, không muốn ăn uống, sắc lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng, mạch sổ.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy các triệu chứng bệnh như nôn mửa miệng khát, mạch sổ làm điểm chính biện chứng.
- Phương thuốc này dùng để trị bệnh viêm dạ dày cấp mạn tính, loét hình cầu dạ dày, trực tràng.
9. Thị để thang
Nguồn gốc bài thuốc: Trích từ cuốn "Kỳ sinh phương".
Thành phần: Đinh hương 2,5g, thị đề 6g, gừng tươi 6g.
Cách dùng: sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén.
Tác dụng: ôn trung, giáng nghịch.
Chủ trị: Bệnh hay nấc; các triệu chứng thường gặp là nấc không ngừng, đầu óc khó chịu, miệng nhạt, nước bọt trong, thích đồ uống nóng lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch chậm yếu.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách các triệu chứng bệnh là hay nấc, nước bọt trong mạch chậm làm điểm chính biện chứng.
- Phương thuốc này có thể dùng trị bệnh viêm dạ dày mạn tính, môn vị co lại.
10. Thị tiền tán
Thành phần: Đinh hương 3g, thị đề 8g, nhân sâm 3g.
Cách dùng: Vị tán, mỗi lần uống 3 gam, mỗi ngày uống ba lần, dùng nước ấm để uống; cũng có thể sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén.
Tác dụng: Bổ huyết.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn hoặc bị nấc lâu, cơ thể gầy yếu miệng nhạt không muốn ăn uống, ăn ít giọng nhỏ, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch chậm yếu.
Chú ý:
- Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy các triệu chứng bệnh là hay nấc, ăn ít nói nhỏ, mạch yếu làm điểm chính biện chứng.
- Các vị thuốc của phương thuốc này là đinh hương thị đề và gừng tươi đều có tác dụng tốt đối với chứng bệnh này.
- Phương thuốc này dùng để trị bệnh viêm dạ dày mạn tính.
11. Gia vị hoàn đổi thang
Thành phần: Bạch truật 30g khoai từ 30g đảng sâm 10g, tích xác 10g, nhân quả táo chua 10g, viễn chi 10g, bạch thược 15g, xa tiền tử 9g, cam thảo 3g, giới trệ 3g, tử thổ 3g, sa nhân 3g, thương truật 6g, trần bì 6g, hổ phách 6g.
Cách dùng: sắc uống, nấu hai lần phần làm hai lần uống, mỗi ngày một chén. Sau khi có chuyển biến tốt mỗi tuần 1 - 2 chén.
Tác dụng: Bổ tỳ và dạ dày, thông gan lý khí, tĩnh tâm an thần.
Chú ý:
Bệnh viêm ruột do chức năng thần kinh ruột tức là do nhân tố thần kinh hoặc bệnh đường ruột gây rối loạn hoạt động bình thường của hệ thần kinh cao cấp dẫn đến đoạn ruột non hoặc hoạt động kết tràng và bài tiết mất thăng bằng. Biểu hiện lâm sàng của loại bệnh này là đau bụng khó chịu, đầy bụng, bụng sôi, tiêu chảy và táo bón, có những biểu hiện tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, thần kinh nhạy cảm, đau đầu. Khám nghiệm lâm sàng thấy, những biểu hiện này thuộc triệu chứng lá lách dạ dày suy yếu, gan không tốt, tâm thần bất ổn. Loại thuốc này là phương thuốc tốt trị bệnh phụ khoa, lại rất tốt và bổ cho lá lách và gan kiêm thuốc sơ gan lý khí, bình tâm an thần thích hợp với bệnh đường ruột. Hơn nữa phương thuốc này tốt cho nội khoa có thể lợi tỳ, thông gan.