Trị bệnh đường tiêu hóa trên ra máu bằng phương pháp Đông y
1. Vân Nam bạch dược
Thành phần: Các loại thuốc Đông y như; tam thất, trọng lâu, xạ hương, cầy hương.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 0.5g, mỗi ngày dùng ba lần, hòa với nước lạnh uống.
Chủ trị: Sau khi phẫu thuật dạ dày, đường tiêu hóa bị chảy ra máu. Bệnh này thường biểu hiện là bụng đau, ợ chua, nôn ra chất màu cà phê, phân đại tiện giống như nhựa đường, kèm theo cảm giác chóng mặt hoa mắt, yếu, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ yếu.
Chú ý:
- Bệnh này lấy biểu hiện bụng phía trên bị đau, nôn ra chất màu cà phê, phân đại tiện giống như nhựa đường, chóng mặt, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu làm trung tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị vết thương do bị ngã, bị đánh, ứ máu, sưng đau, chỗ bị thương ra máu, nôn ra máu...
2. Tử hoàng thang
Thành phần: Đại hoàng 15g, hoàng liên 9g, địa hoàng tươi 30g, hoàng kỳ tươi 15g, cam thảo 6g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, ngày uống hai lần mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thanh nhiệt, mát máu, hoạt huyết hóa, ứ tích, ích khí, dưỡng huyết.
Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu; bệnh thường thấy là nôn ra máu, đại tiện ra máu, tinh thần mệt mỏi, không muốn ăn uống, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mềm, mạch căng nhỏ.
Chú ý:
Chứng bệnh này lấy các biểu hiện như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, tinh thần mệt mỏi, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch căng nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
3. Tử địa cầm máu thang
Thành phần: Địa niệm 30g, tử châu thảo 30g, ích mẫu thảo 30g, hán liên thảo 30g, tiêu hạc thảo 20g, ngải diệp 10g, a giao 10g uống nóng, bạch cập 10g, điền thất phiến 10g.
Cách dùng: sắc nước thuốc uống, sắc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Mát máu, cầm máu.
Chủ trị: Thổ ra máu, đi đại tiện ra máu (đường tiêu hóa trên ra máu); bệnh này biểu hiện là thổ ra máu, sắc máu đỏ tươi, lượng nhiều, hoặc đi đại tiện có màu đen, mạch nhỏ.
Chú ý:
- Bệnh này lấy các biểu hiện như thổ ra máu tươi, lượng nhiều làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để chữa trị đường tiêu hóa trên bị chảy máu, bệnh loét.
4. Cầm huyết hợp tễ
Thành phần: Bạch thược 12g, chính thảo 9g, chích ô tặc cốt 12g, bạch cập 12g, hoa hồng 15g, địa du 15g, bổ hoàng 15g, tiêu hạc thảo 15g.
Cách dùng: Sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang.
Công hiệu: Thanh nhiệt, cầm máu.
Chủ trị: Đi đại tiện ra máu, thổ ra máu. Bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày trướng đau, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi, thổ ra máu, đại tiện ra máu, phân giống như nhựa đường, sắc lưỡi nhạt, mạch nhỏ yếu.
Chú ý:
Bệnh này lấy các biểu hiện thổ ra máu đại tiện ra máu, bụng chương đau, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
5. Hoàng thổ thang
Thành phần: Cam thảo 10g, địa hoàng khô 10g, bạch truật 10g, phụ tử 10g, a giao 10g, hoàng cầm 10g, táo tâm, hoàng thổ 30g.
Cách dùng: sắc thuốc uống, trước tiên sắc táo tâm hoàng thổ, sau đó sắc các thuốc trên, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang.
Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu; bệnh thường biểu hiện là đi đại tiện ra máu, phân màu đen, bụng đau âm ẩm, thích uống những đồ nóng, tinh thần mệt mỏi không muốn nói chuyện, phân lóng, sắc mặt trắng bệch, sắc lưỡi nhạt, mạch nhỏ.
Chú ý:
- Phương thuốc này lấy việc chủ trị các triệu chứng đi đại tiện ra máu, phân màu đen, lỏng, bụng đau thích uống đồ nóng tinh thần mệt mỏi. sắc mặt trắng bạch, mạch nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng.
- Phương thuốc này dùng để điều trị bệnh đường tiêu hóa trên ra máu
6. Tử địa hợp tễ
Thành phần: Tử châu thảo, tử niệm.
Cách dùng: sắc thuốc uống, chế thành thuốc có nồng độ 60% cho vào bình đã diệt khuẩn.
Cách uống: mỗi ngày uống bốn lần, mỗi lần uống 50ml, thích hợp đối với người bệnh đi đại tiện ra máu, thổ ra máu (đường tiêu hóa tiêu ra máu). Phương pháp rửa dạ dày đóng băng: Cho thuốc vào thùng băng 3 - 40C, mỗi lần tiêm vào vị quản 500ml, 3 phút sau rút ra, cứ làm như thế ba lần lại tiêm vào 200ml để lại trong dạ dày, mỗi ngày khám bệnh từ 1- 3 lần, quan sát trong 24 tiếng đồng hồ, nếu vẫn còn ra máu thì thôi không tiêm vào vị quản mà đổi ra uống.
Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu, bệnh thường biểu hiện là đi đại tiện ra máu, thần sắc mệt mỏi, tiêu hóa kém. sắc lưỡi nhạt đỏ.
7. Phương thuốc bột cầm máu do loét
Thành phần: Hoàng kỳ 15g, thái tử sâm 12g, bạch truật 6g, chích cam thảo 5g, đương quy 6g, bạch thược 10g, a giao châu 10g, địa du thanh 10g, trắc bách thán 10g, ô tặc cốt 12g, đoạn long mẫu các 15g.
Bột: ô tặc cốt 3 phần, bạch cập 2 phần, sâm tam thất 1 phần.
Cách dùng: Phương thuốc cầm máu do loét lấy khoảng l000ml nước sạch, cho vào sắc thuốc còn khoảng 350 - 400ml, mỗi ngày dùng một thang sắc làm hai lần, uống sáng và tối. Còn nếu dùng bột thì lấy các bột trên nghiền tinh ra mỗi lần dùng 5 - 10g, mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, uống với nước ấm.
Công hiệu: Phương thuốc cầm máu do loét có tác dụng kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết cầm huyết, điều hòa dinh dưỡng, giảm đau. Bột cầm huyết do loét có tác dụng cầm huyết, hoạt huyết hóa ứ, cầm đau, sinh cơ bảo vệ màng.
Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu, bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, không thiết ăn uống, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, đi đại tiện phân đen như nhựa đường, mỗi ngày đi một lần, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch ướt.
Chú ý:
Khoảng dạ dày trướng đau, rêu lưỡi nhờn dày thì không nên sử dụng phương pháp này.
8. Tam thất nhị bạch tán
Thành phần: Tam thất 20g, bạch cập 50g, Vân Nam bạch dược 50g.
Cách dùng: trộn đều các vị thuốc trên, cho vào nồi đảo đến khi xốp giòn, khi nguội thì nghiền thành bột để dùng.
Công hiệu: Hóa ứ cầm huyết.
Chủ trị: Đáy dạ dày ra máu tính ngoại thương; bệnh này thường biểu hiện là sau khi có một lực mạnh thúc vào bụng, khoang bụng sẽ cảm thấy đau dữ dội, đi đại tiện phân như nhựa đường, sắc lưỡi tối, đầu lưỡi có vết tích.
9. Thang trắc bá
Thành phần: Lá trắc bá 10g, gừng sao khô 6g, lá nghệ 6g, nước tiểu của trẻ 60ml.
Cách dùng: sắc 3 vị trên lấy nước đặc, uống nhiều lần với nước đái trẻ.
Công hiệu: ôn thông vị dương, trừ đọng, cầm máu.
Chủ trị: Loét dạ dày ra nhiều máu; triệu chứng là đã từng có bệnh loét dạ dày từ trước và có lịch sử xuất huyết dạ dày, gặp lạnh sau khi uống rượu, đột nhiên thổ huyết không dứt, tinh thần ủ rũ, mạch đập yếu, lưỡi nhợt nhạt.
Chú ý: Có bệnh đau dạ dày, xưa nay không uống rượu, bất ngờ gặp lạnh sau khi uống rượu, nóng lạnh gặp nhau, dẫn đến nôn ra máu, vì thế phải dùng phương pháp giảm nôn, dùng lá trắc bá. Lá trắc bá có màu xanh nhạt, mùi thơm vị ngọt, có thể thanh nhiệt cầm máu, dùng kèm với nghệ gừng và nước tiểu trẻ mặn, giảm lạnh trừ đọng, vì vậy sau khi uống máu dần dần được cầm. Nếu cho thêm tam thất dương sâm vào thang đó sẽ ích khí trừ đọng cầm máu, do vậy có thể tránh phẫu thuật. Sau khi uống thấy hơi chóng mặt ù tai, hư nhiệt tăng lên thì phụ giúp xương, máu mát không ứ đọng; mấu ngó sen giảm ứ đọng làm cho nước đái trẻ hạ hỏa, sau khi uống bệnh sẽ ổn định, mạch hòa, giúp ngủ ngon, ích khí bổ máu, tẩm bổ âm.
10. Thang ôn trong cầm máu
Thành phần: Lộ đảng sâm 30g, nếu người bị bệnh nặng, chảy máu nhiều, khí hư nhận thấy rõ thì dùng sâm sống phơi khô 10 - 20g) bạch truật sao 15g, bồ hoàng sao 15g, cây khiếm thảo 30g, gừng rang 30g, cam thảo nướng 5g, vỏ cây thuốc phiện 3g.
Cách dùng: sắc nước ba lần, tất cả lấy 250 - 300ml nước thuốc, thuốc sắc mỗi ngày uống ba lần, uống nóng trước khi ăn. Nếu người bệnh nặng mỗi ngày có thể sắc 2 liều, trong thời gian chữa trị cấm kỵ dùng bất cứ loại thuốc tây cầm máu nào. Nếu người chẩn đoán mà bị mất máu nhiều, phối hợp với việc truyền máu để giúp cho việc chữa trị nhanh chóng. Kiêng ăn đồ ăn có tính kích thích, khó tiêu hóa; lấy đồ ăn uống lỏng hoặc có nước làm chủ.
Công hiệu: Ôn trích ích khí, cầm máu trừ đọng.
Chủ trị: Loét dạ dày, chảy máu trong đường tiêu hóa. Triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, khối cứng trong bụng, nôn mửa, lưỡi màu tím, mạch yếu, đi tiểu, đại tiện ra máu.
11. Âm huyết ninh
Thành phần: Thương lục thán 30g, thược dược trắng 30g, bạch cập 30g, quán chúng thán 30g, đại hoàng 20g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, tam thất 30g, cam thảo 10g.
Cách dùng: Đầu tiên cho bạch cập, tam thất vào 300ml nước ngâm nửa tiếng, sắc lấy 200ml nước, các vị thuốc "tam hoàng" (đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm) nghiền nát, cho vào cốc, ngâm vào l00ml nước lạnh đến khi loãng ra; những vị thuốc còn lại cho 1500ml vào ngâm 30 phút, sắc lấy 500ml nước. Sau khi cho 2 loại nước sắc được trộn lẫn, cho vào nấu cách thuỷ, cho tam hoàng vào, lấy tất cả là 800ml nước thuốc, uống vào buổi đêm, mỗi ngày một liều, bệnh nặng mỗi ngày có thể uống hai liều. Người bị bệnh xuất huyết nặng có thể phối hợp với việc truyền máu, truyền dịch.
Gia giảm: Người bị nặng có thể dùng thạch cao, tri mẫu, người gan nóng cho thêm quả dành dành, đơn bì, người tỳ hư nặng dùng sâm đỏ, hoàng kỳ, đương quy, người khí hư huyết thoát dùng riêng thang sâm hoặc sinh mạch tán uống nhiều lần.
Công hiệu: Giảm nhiệt giảm nóng, cầm máu, tiêu mủ tăng cơ.
Chủ trị: Bệnh xuất huyết đường tiêu hóa.
12. Thang tam thất bạch cập
Thành phần: Bột tam thất 6g (pha nước uống), bột bạch cập 6g ( pha nước uống), bột đại hoàng sống 6g (pha nước uống), tiên hạc thảo 20g, con sò 20g, chỉ thực 9g, trần bì 15g, phục linh 15g, thanh bán hạ 10g.
Cách dùng: sắc nước hai lần, tổng cộng 150ml, uống ngày hai lần sáng tối. Mỗi ngày một liều, liên tục uống trong bốn tuần.
Gia giảm: Nếu đau dạ dày, người đau liên tiếp đến cả hai bên sườn dùng thêm nguyên hồ, thược dược trắng, soan Tứ Xuyên; nếu người bị nấc dùng thêm hoàn phúc hoa, đất sét đỏ, đảng sâm, uất kim. Nếu người bị lạnh bụng đau dạ dày cho thêm cây tất bát, hương phụ tử, gừng cao lương; nếu người đi đại tiện có màu đen dùng thêm địa du than, hoè hoa thán (than hoa hoè) than bồ hoàng; nếu người có thể chất suy nhược thêm hoàng kỳ đương quy, a giao.
Công hiệu: Cầm máu, tăng cơ, tan chỗ ứ đọng.
Chủ trị: Loét tá tràng dạ dày.
13. Thang tam hoàng bạch cập
Thành phần: Bạch cập l00g, đại hoàng 30g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 12g.
Cách dùng: Một liều những loại thuốc trên cho 500ml nước, sắc còn khoảng 300ml, dùng vải thô hai lớp lọc qua, để chỗ lạnh dự phòng kiểm tra đường tiêu hóa bằng kính nội soi, tưới nhiều lần lên chỗ xuất huyết để cầm máu cho đến khi máu ngừng chảy, thường dùng lượng 300ml. Trước khi cho nước đó vào 2 ngày thì nên nằm nghỉ ngơi.
Công hiệu: Tan hỏa giảm khí, máu tươi đông lại.
Chủ trị: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa; triệu chứng là sắc mặt nhợt nhạt, đau dạ dày theo cơn, mệt mỏi tinh thần, đại tiện có màu đen, nôn mửa ra dịch có màu đen, lưỡi nhợt nhạt, mạch yếu.
14. Thuốc kép cầm máu (đơn thuốc cầm máu)
Thành phần: Kha tử 30g, đại hoàng tươi 30g, phèn khô 30g.
Cách dùng: Cho 600ml nước vào những vị thuốc trên sắc nước còn 300ml, lọc qua nước đặc còn khoảng 200ml, cho thêm liều chống thối rữa vào bình. Khi kiểm tra nếu phát hiện xuất huyết đường tiêu hóa cấp tính hoặc đại tiện ra máu xác định vị trí và cho ống nhựa vào đổ thuốc vào chỗ xuất huyết, mỗi lần cho 10 - 15ml, sau khi cầm máu thì tiếp tục quan sát 5 phút; rút kính sau khi hết chảy máu.
Công hiệu: Cầm máu, tăng cơ, chống thối rữa.
Chủ trị: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa.