Trị bệnh đi ngoài mạn tính bằng phương pháp Đông y

Trị bệnh đi ngoài mạn tính bằng phương pháp Đông y

1. Bất gan thành đờm

Biểu hiện lâm sàng: Đau bụng bên trái, một số bệnh nhân có thể đau ở bụng dưới bên trái; nếu nghiêm trọng thì bụng dưới bên phải cũng thấy đau, khi đại tiện phân nát, kèm theo một lượng chất dính, mỗi lần sau khi đau bụng dưới trái thì đi đại tiện, mỗi ngày số lần không nhất định, lưỡi hơi hồng nhợt...

Nguyên tắc chủ trị: Sơ qua lý khí, khiến đờm tan biến. 

Thành phần: Tứ nghịch tán kết hợp với nhị trần thang, gồm có: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, chỉ xác 12g, trần bì 12g, phục linh 15g, pháp bán hạ 12g, bạch truật 15g, thần khúc 12g, cam thảo 8g.

Công hiệu: Sài hồ, thược dược trắng chỉ xác, cam thảo là tứ nghịch tán có tác dụng sơ can lý khí; trần bì, phục linh, pháp bản hạ, cam thảo là nhị trần thang, tác dụng khử đờm, trung hòa khí huyết; nếu thêm bạch truật, thần khúc vào kích thích tỳ để trợ giúp cho việc vận chuyển. Phần nói về đi ngoài trong sách "Tổng hợp trung y" đã chỉ ra rằng: "Người có đờm, đờm bị giữ lại trong phổi, ruột già không cố định; khiến dẫn đến loại đi ngoài này. 

Gia giảm: Nếu đi ngoài nhiều, người bị âm hư thêm 10g ô mai để bổ dương mát ruột, người bị nặng thêm 10g hậu phác, 10g tấn lang hóa đờm vận hành khí; người không hấp thụ được ngũ cốc (tinh bột) thêm sào cốt nha, mạch nha mỗi loại 30g để bổ tỳ kích thích tiêu hóa, người đi đại tiện ra máu thêm 20g tiên hạc thảo để cầm máu. 

Thuốc bào chế sẵn: Tứ nghịch tán, mỗi lần một gói, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc sài hồ sơ can tán, mỗi lần một gói, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc tiêu dao hoàn, mỗi lần 9g, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần. khi nước ấm, mỗi  ngày ba lần; hoặc tiêu dao hoàn, mỗi lần 9g, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần.

+ Các bài thuốc dân gian 

- Sài hồ 10g, bạch truật 15g, chỉ xác 10g, cam thảo 6g, hương phụ 10g, bạch truật 10g, phục linh 15g, ô dược 10g, bồ công anh 20g, khổ sâm 10g. Sắc thuốc hai lần, chia làm hai lần uống. Mỗi ngày một thang. 

- Sài hồ 10g, bạch thược 15g, chỉ xác 10g, xuyên huyện tử 10g, đơn sâm 15g, tố hinh hoa 10g, phật thủ 10g, uất kim 10g, hỏa than mẫu 10g, cam thảo 6g. Sắc thuốc hai lần chia hat lần uống. Mỗi ngày một thang. 

- Sài hồ 20, kích thược 15g, chỉ xác 10g, pháp hạ 10g, trần bì 6g, bạch truật 5g, phục linh 12g, hoàng linh 10g, mộc niên hoa 15g, cam thảo 6g sắc thuốc hai lần chia hai lần uống. Mỗi ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Trần bì hấp trứng gà: Trần bì 6g, trứng gà 2 quả, gừng, hành, muối mỗi loại 1 ít. Đầu tiên rửa sạch trần bì cho vào nồi, sau khi mềm sẽ tán nghiền ra, đập trứng gà vào bát, cho vào bột trần bì, gừng, nửa thìa muối ăn, hấp chín cho thêm hành. Mỗi ngày một thang có thể liên tục dùng từ 3 - 5 tháng. 

- Trần bì, mộc hương nấu thịt: Trần bì 3g, mộc hương 3g, thịt lợn nạc 250g. Đầu tiên nghiền nhỏ mộc hương và trần bì. Cho dầu vào chảo xào chín thịt, chín tái thì cho nước lạnh vào nấu canh, khi sắp chín cho trần bì và mộc hương vào, điều chỉnh lượng muối cho vừa là được. Ăn thịt, uống canh, mỗi ngày một lần.

2. Loại cán trở gan úc thấp 

 

Biểu hiện lâm sàng: Mỗi lần thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích đều dẫn đến tình trạng trên, khi đi đại tiện phân nát, ít có chất dính, thường thì bụng hơi đau, mỗi ngày có thể đi đại tiện trên 10 lần. Sau mỗi lần ăn, đặc biệt là sau khi ăn sáng thì bụng đau và đi ngoài, sau khi đi ngoài thì bớt đau hơn, đi ngoài thường tùy theo sự biến đổi của tinh thần và phát tác theo chu kỳ, còn kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, dạ dày sôi, chóng mặt, thức ăn ăn vào ứ đọng một chỗ, tứ chi mệt mỏi, phân nát, rêu lưỡi nhầy, nhu động mạch nhanh hoặc chậm. 

Nguyên tắc chủ trị: Bổ tỳ, tảo thấp hóa học (lẩu). 

Thành phần: Phương thuốc cần để chữa đau bụng đi ngoài cùng với sự tăng hay giảm của thang hiếu phác hạ linh, gồm có các vị thuốc: Bạch truật 15g, bạch thược 12g, trần bì 9g, phòng phong 12g, hoắc hương 10g bản hạ 10g, xích linh 15g, hạnh nhân 10g, ý dĩ nhân 30g, bạch khấu nhân 5g, trư linh 15g, trạch tả 15g, hậu phúc 12g. 

Công hiệu: Bạch truật bổ tỳ, thược dược trắng... trần bì bổ khí, phòng phong tán can thư tỳ, tất cả tạo thành phương thuốc uống chữa trị đi ngoài và lợi can lợi tỳ, điều hòa khí cơ, cho nên có tên là "thuốc cần để chữa đau bụng đi ngoài"; thêm hạnh nhân cho lên đun, bản hạ khổ tạo nhiệt trừ thấp, hoắc hương, nhị linh, trạch đỏ tăng thêm khả năng thông thấp của thuốc.

Gia giảm: Người mà trong dạ dày có lẫn các loại acid thì thêm hoàng liên 10g, ngô thù du 5g, để tiết can và vị. Nếu hư tỳ, mệt mỏi toàn thân, ăn uống kém, khó chịu trong dạ dày thêm đảng sâm 15g, phục linh 15g, sơn dược 18g để bổ tỳ ngăn chặn đi ngoài; người bị căng ngực thêm sài hồ 12g, xa tiền tử 12g, sâm thấp lợi thuỷ; không muốn ăn thêm cốc nha và mạch nha mỗi loại 15g, để kích thích tiêu hóa dạ dày, đi ngoài lâu ngày, bụng trướng đau. Nếu người bệnh bị đi ngoài khó, miệng khô, khó chịu trong người, mệt mỏi toàn thân, ít sức lực, dễ bị cảm, lưỡi sưng, bị trắng hoặc vàng là bị nóng lạnh lẫn lộn, có thể thay đổi dùng ô mai hoàn để vừa bổ vừa chữa, điều hòa gan tỳ. 

Thuốc bào chế sẵn: Thuốc bột cần để chữa bệnh đi ngoài, mỗi lần một gói, uống bằng nước ấm, mỗi ngày ba lần; mỗi lần một gói, uống nước ấm mỗi ngày ba lần; hoặc bình vị tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc sài hồ sơ gan hoàn, mỗi lần một viên, uống bằng nước ấm mỗi ngày ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Sài hồ 10g, bạch thược 15g, chỉ xác 10g, bạch truật 10g, phục linh 12g trư linh 10g, xuyên phác 10g (cho sau), hoắc hương 10g, phòng phong 10g, mạch nha 10g cam thảo 6g. Đun làm hai lần chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

- Sài hồ 10g, sích thược 15g, chỉ xác 10g, bạch truật 12g, phục linh 15g, hoắc hương 10g, pháp hạ 10g, ý dĩ 10g, trư linh 12g, trạch tả lOg, hoài sơn 12g, sa nhân lOg, (cho sau) cam thảo 6g. Sắc làm hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

- Bạch truật 10g, phục linh 15g, trư linh 12g, pháp hạ 10g, trạch lả 10g, đông qua nhân 20g, ý dĩ nhân 10g, xuyên phác 20g (cho sau), hoắc hương 20g, cam thảo 6g, sắc hai lần, chia hai lần uống, ngày uống một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Cháo phật thủ nấu với xuyên khung, bạch thược: xuyên khung 9g, bạch thược 15g, phật thủ 9g, hoài sơn 30g, phục linh, trần bì 9g, gạo tẻ l00g. Đầu tiên cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi nấu canh, đến khi còn khoảng khoảng 800ml nước thì cho gạo tẻ vào nấu cháo, mỗi ngày ăn một thang. 

- Canh trứng gà, phật thủ và rau cần: Rau cần 250g, phật thủ 30g, trần bì 9g, ý dĩ 50g, hoài sơn 50g, trứng gà 1 quả, điều hòa lượng nguyên liệu cho vừa ăn, cho các nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu canh, điều chỉnh cho hợp với khẩu vị là dược, mỗi ngày uống một thang. 

3. Nước bị ứ đọng trong ruột 

 

Biểu hiện lâm sàng: Gầy, trong bụng có tiếng ục ục, đi ngoài lỏng, hoặc giống trạng thái của bọt biển, nôn ra nước, chướng bụng đi giải ít, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, trơn, nhu động mạch nhanh. 

Chủ trị: Bổ tỳ lợi thấp. 

Thành phần: Thang linh quế truật cam cùng với viên kỷ tiêu lịch hoàng, quế 10g, bạch truật 15g, phục linh 30g, cam thảo 8g, phòng kỷ 15g, tiêu mục 10g, đinh lịch tử 12g, đại hoàng 10g. 

Công hiệu: Phục linh bổ tỳ lợi thuỷ, quế nóng dương hóa khí, bạch truật vận tỳ, cam thảo điều hòa tỳ vị cùng với phòng kỷ, lợi tiểu, thông phổi lợi thuỷ, đại hoàng thông suốt tiêu hóa. 

Gia giảm: Khoang bụng trướng đau, người nóng trong có thể ăn cam thảo, thêm ô dược 10g, mộc hương 8g (cho sau) để bổ khí, ngừa đau bụng; người bị bợ lưỡi vàng thêm liên sí 12g, hậu phác 12g, mã xỉ hiện 20g để thông các chất ứ đọng; người tứ chi lạnh, mạch đập chậm, bụng lạnh, đau thì thêm 10g gừng, 6g thảo đậu quan để làm nóng tan lạnh. 

Thuốc bào chế sẵn: Ngũ linh tán, mỗi ngày một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc linh quế truật cam hoàn, mỗi lần 9g, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc kê minh tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Quế 10g, phục linh 12g, bạch truật 12g, trạch tả 10g, phòng kỷ 10g, đinh lịch tử 10g, lai phục tử 12g, cam thảo 6g, đại hoàng 9g, sắc hai lần chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

- Bạch truật 15g, phục linh 15g, trạch tả 10g, trư linh 15g, xa tiền thảo 15g, phòng kỷ 10g, đại hoàng 10g, pháp hạ 10g, trần bì 6g. Ngày sắc hai lần, chia 2 đợt uống. Mỗi ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Cháo sơn dược với thịt dê: Sơn dược tươi 500g. thịt dê 500g, trần bì 6g, gạo nếp 500g. Đầu tiên nấu nát sơn dược tươi và thịt dê, cho gạo nếp vào, thêm nước vừa đủ để nấu cháo, mỗi ngày ăn buổi sáng và tối. 

- Nước đường, bạch truật, phục linh: Bạch truật 20g, phục linh 30g, trần bì 9g, trạch tả 12g, đường trắng lượng vừa phải. Trước tiên nấu những loại thuốc trên ra và lấy nước, cho thêm đường trắng, uống hai lần sáng và tối, mỗi ngày một thang. 

- Nước đông qua: Đông qua 500g, trần bì 6g, vỏ gừng sống 10g, đường trắng lượng vừa phải. Cho các loại thuốc trên vào nấu lấy nước, thêm đường vào uống hai lần sáng và tối, mỗi ngày 1 đến 2 thang.

4. Loại khối tích tụ làm tắc tràng lạc 

 

Biểu hiện lâm sàng: Đi ngoài lâu ngày, đi đại tiện có chứa lẫn chất dính trắng, đỏ, đi xong vẫn còn cảm giác muốn đi nữa, bụng đau, thường là đau 2 bên, sắc mặt xấu, sắc lưỡi hồng tối, hoặc bên cạnh có các nốt ban, mạch yếu chậm. 

Tác dụng chủ trị: Thông mạch, kết hợp với dinh dưỡng để giảm đau. 

Thành phần: Thiếu phục trục tích cùng với túi xa viên. 

Gia giảm: Bồ hoàng 9g, linh chi 12g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, diên hồ tố 12g, mặc dược 3g, thịt quế 15g, hồi hương nhỏ 15g, gừng khô 12g, a giao 12g, hoàng liên 10g. 

Công hiệu: Linh chi, đương quy, xuyên khung thông máu, diên hồ tố, mặc dược thông máu hóa giải vết ban, thịt quế, hồi hương nhỏ, gừng khô làm tan vết ban do sức nóng, hoàng liên, a giao xóa hết vết ban nhờ khả năng tính chất thanh nhiệt và có chất dinh dưỡng. 

Gia giảm: Người bị bệnh nặng thêm mộc hương 3g, tân lang 6g, để vận hành khí. Người mà đi ngoài trong phân có máu hoặc các vết vẩn màu đỏ có thể thêm, địa du 10g, nha đảm tử (mỗi lần uống 15 hạt, bỏ vỏ nuốt uống, ngày hai lần) để thanh nhiệt cầm máu. 

Thuốc bào chế sẵn: Huyết phủ trục hoàn, mỗi lần 9g, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc liều phụ như miếng nhân sâm đỏ, mỗi lần 4 miếng, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc liều phụ viên nhân sâm đỏ, mỗi lần 10 hạt, uống nước ấm, mỗi ngày uống ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 10g, chỉ xác 10g, ngũ linh chi 10g, bồ hoàng 9g, ô dược 10g, huyền hồ đỏ 10g, đơn sâm 15g, cưu tất ứng 12g, cam thảo 6g, sắc làm hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

- Đương quy 10g, xuyên khung 10g, bạch thược 20g, tam lăng 10g, nga truật 10g, điền thất 10g, huyền hồ tố 10g, ô dược 10g, lộ lộ thông 10g, đơn bì 10g, cam thảo 6g. sắc thuốc hai lần, chia thành hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

- Thục địa 20g, đương quy 10g, xuyên khung 10g, xích thược 10g, trạch lan 10g, vương bất lưu hành 15g, đơn bì 10g, huyền hổ tố 10g, điền thất 10g, rễ cỏ xuyến 10g, cam thảo 6g. Sắc thuốc hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị hênh 

- Canh hắc mộc nhĩ và táo đỏ: hắc mộc nhĩ 20g, điền thiết 10g, táo đỏ 20 quả. Cho tất cả vào nồi, cho vừa lượng nước lạnh để nấu canh ăn. Mỗi ngày một thang. 

- Canh nhân đào nấu cá mực: Đào nhân 10g, điền thất 10g, đơn sâm 30g, ích mẫu thảo 50g, cá mực 1 con (khoảng 500g). Tất cả cho vào nồi nấu canh, uống canh và ăn cá mực, mỗi ngày một thang. 

- Điền thất hầm trứng gà: Bột điền thất 20g, trứng gà 2 quả, đường trắng. Đập trứng vào trong bát, cho nửa thìa bột điền thất vào, hấp cách thuỷ cho đến chín, mỗi ngày một thang.

5. Loại hàn nhiệt tích tụ 

 

Biểu hiện lâm sàng: Bị đi ngoài kéo dài lâu ngày, trong phân có chứa chất dính hoặc các chất dính hỗn tạp hoặc mủ máu, đau bụng, lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi vàng dày, mạch sổ. 

Tác dụng chủ trị: Phục chính trừ tà, hàn nhiệt cùng dùng. 

Thành phần: Ô mai hoàn gia giảm có các vị thuốc: Phụ tử 12g, quế 10g, đảng sâm 15g, thương truật 12g, gừng khô 12g, trí cam thảo 10g, hoàng bách 15g, hoàng liên 12g, đương quy 12g, ô mai 10g. 

Công hiệu: Bệnh này là loại bệnh lâu ngày mà khí huyết, tỳ khí hư, thấp nhiệt vẫn còn, 6 vị thuốc đầu là phụ quế lý trung hoàng, lấy thương truật để trừ thấp; bạch truật khi nóng bổ tỳ, hoàng bách, hoàng liên, đương quy bổ máu, ô mai chua để trừ tắc ruột ngăn chặn đi ngoài. 

Gia giảm: Người bị đau bụng nặng, thêm bạch thược 15 - 30g, phổi cam thảo 9 - 15g ngừng đau, người mà khi đại tiện trong phân có mủ máu, thêm bạch cẩm hoa 9g, tân lang 10g, tiên hạc thảo 20g có tác dụng thanh nhiệt cầm máu; đi ngoài lâu ngày, thể trạng hư khí yếu, mà bụng lại không rõ ràng bị trướng, thêm chỉ thăng ma 45g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g bổ trung ích khí. 

Thuốc bào chế sẵn: ô mai hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc mộc hương tân lang hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Ô mai 10g, phụ tử 10g, thương truật 10g, xuyên phác 9g (cho sau), bạch truật 10g, gừng khô 9g, đảng sâm 20g, phục linh 15g, hoàng bách 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 6g. Sắc hai lần, uống thành hai lần, mỗi ngày một thang. 

- Ô mai 10g, quế chi 12g, bạch truật 10g, xích thạch chỉ 10g, sa nhân 10g (cho sau), chỉ xác 10g, phòng phong 10g, xa tiền tử 10g, hoàng liên 10g, bồ công anh 12g, cam thảo 6g. Sắc hai lần, uống thành hai lần, mỗi ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Canh ô mai nấu thịt lợn nạc: ô mai 10g, gừng khô 9g, đảng sâm 20g, thịt lợn nạc l00g. Đầu tiên rửa sạch thịt nạc, cắt miếng mỏng, cho cùng các vị thuốc trên vào nấu canh, uống canh và ăn thịt nạc. Mỗi ngày một thang. 

- Canh ô mai nấu cá mực: Ô mai 10g, phụ tử 20g, quế 10g, đảng sâm 20g, cá mực l00g. Đầu tiên rửa sạch thịt, cắt miếng mỏng, cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi nấu canh, khi ăn uống canh và ăn cá mực. Mỗi ngày một thang. 

- Canh ô mai, phụ tử nấu thịt thỏ: Ô mai 10g, phụ tử 10g, gừng khô 10g, đảng sâm 20g, thịt thỏ l00g. Đầu tiên rửa sạch thịt thỏ, cắt miếng, cho tất cả vào nồi nấu canh, khi ăn uống canh và ăn thịt, mỗi ngày một thang. 

6. Đi ngoài do tỳ hư 

 

Biểu hiện lâm sàng: Phân lỏng, loãng, lạnh ngắt, nặng thì toàn bộ ngũ cốc không tiêu hóa được, ăn xong bụng trướng, mặt vàng khô quắt, không thèm ăn, gân cơ không có sức lực, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, mạch yếu. 

Tác dụng chủ trị: Bổ tỳ ích khí. 

Thành phần: Tăng giảm lượng sâm linh bạch truật tán, gồm có: Nhân sâm 12g, bạch truật 15g, phục linh 15g, chỉ cam thảo 10g, sa nhân 6g, (cho sau), trần bì 9g, cát cánh 12g, biển đậu l5g, hoài sơn 15g, liên tử (hạt sen) 15g, ý dĩ 15g.

Công hiệu: Sâm, truật, linh, thảo bổ tỳ bổ khí, sa nhân, trần bì, ý dĩ bổ tỳ, hóa thấp thêm hoàng kỳ tăng khả năng bổ tỳ, ích khí. 

Gia giảm: Nếu khí lực yếu, đi ngoài không ngớt, thậm chí có người bị sa hậu môn thêm thang ma 15g, khương hoạt 12g, thạch lựu bì 18g ích khí tắc ruột ngăn đi ngoài; khoang dạ dày đầy hơi, rêu lưỡi trắng, nhầy thêm ý dĩ 15g, bạch quán 10g thông khí khoang ngực hóa thấp. 

Thuốc bào chế sẵn: Sâm linh bạch truật tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc trần hạ lục quân tử hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc tử quân từ hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Đảng sâm 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g, biển đậu 13g, mạch nha 20g, thần khúc 10g, hoàng kì 15g, hoài sơn 10g, trần bì 6g, chỉ xác 10g, cam thảo 6g, chia sắc hai lần, uống hai lần, mỗi ngày một thang. 

- Đảng sâm 20g, bạch truật 12g, phục linh 12g. trần bì 6g, ý dĩ 10g, mạch nha 20g, thần khúc 10g, bổ cốt chỉ 10g, nhục đậu gán 10g, gừng khô 10g, cam thảo 6g, hoài sơn 15g. Sắc hai lần, uống hai lần, mỗi ngày một thang. 

- Trần bì 6g, pháp hạ 10g, đảng sâm 30g, bạch truật 10g, phục linh 12g, mạch nha 20g, thần khúc 10g, gừng khó 10g, biển đậu 10g, nhục đậu quán 10g, hoàng kỳ 20g chỉ xác 10g, cam thảo 6g. Sắc hai lần, uống thành hai lần. Mỗi ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Cháo phục linh, đại táo, sơn dược: phục linh 30g, đại táo 10g, hoài sơn 30g, gạo tẻ l00g. Đầu tiên gọt vỏ táo, cho tất cả vị thuốc trên vào nồi nấu cháo. Nấu xong cho lượng đường vừa phải, mỗi ngày một thang. 

- Bánh liên linh: Hạt sen 200g, gạo tẻ 200g, phục linh l00g. Đầu tiên xào gạo nếp và hạt sen cho thơm; phục linh bỏ vỏ, nghiền nhỏ, đường trắng lượng vừa phải, mỗi loại nửa thìa, thêm nước để chúng thành bột nhão, hấp chín, đợi nguội ép bằng cắt miếng. Ăn giống như điểm tâm không phải ăn nóng. 

- Canh chim cút đậu đỏ: Chim cút 1 con, đậu đỏ 30g, gừng tươi 3g, muối tinh lượng vừa phải. Tất cả cho vào nồi nấu canh, uống canh và ăn thịt, mỗi ngày một thang. 

- Bột hoài sơn, hạt sen: Hoài sơn 10g, hạt sen 6g, hạt sung 60g, đường trắng lượng vừa phải. Sao khô 3 loại thuốc đầu trên, nghiền thành bột, khi ăn cho thêm đường, dùng nước hòa thành bột nhão, nấu hoặc hấp. Mỗi ngày 20 - 30g.

7. Đi ngoài do hư thận 

 

Biểu hiện lâm sàng: Mỗi lần sáng sớm hay đau bụng, sau khi đau bụng thì đi ngoài, đi xong thì khỏi, lưng đau nhức mỏi, lạnh, tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, mạch trầm. 

Tác dụng chủ trị: Dùng nhiệt bổ tỳ, chất chát cầm tả.

Thành phần: Sự tăng giảm lượng thuốc của tứ thần hoàn hợp với phụ quế lá trung hoàn, gồm có các vị thuốc: Bổ ất chỉ 15g, ngô thù du 5g, nhục đậu quán 6g, ngũ vị tử 8g, phụ tử 10g, quế 3g, đảng sâm 18g, bạch truật 15g, gừng khô 12g, cam thảo 10g, xích thạch chỉ 12g, thạch lựu bì 30g. 

Công hiệu: Bổ cốt chỉ, nhục đậu quán, ngô thù dư lấy nóng giải lạnh, ngũ vị tử cầm tả, thêm phụ quế ýí trung hoàn dùng nóng bổ tỳ, xích thạch chỉ, thạch lựu bì chất chát cầm tả. 

Gia giảm: Đi ngoài lâu không khỏi, thêm vũ du đường 10g, kha tử 15g để cầm tả; nếu trong người khó chịu, miệng khô bỏ các vị nóng như phụ tử, gừng, ngô thù du, thêm hoàng liên 10g, hoàng bách 12g, điều hòa hàn nhiệt; nếu thận không tốt thêm tiên mao 12g để đùng nóng bổ thận. 

Thuốc bào chế sẵn: Tứ thần hoàn, mỗi lần 1 đến 2 viên, không phúc đạn diên thang hoặc dùng nước trắng để uống, mỗi ngày ba lần, hoặc úng bản ích tràng phiến mỗi lần 8 viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. 

+ Các bài thuốc dân gian 

- Bổ cốt chỉ 10g, nhục đậu quán 10g, quế 6g, đảng sám 30g, bạch truật 10g, gừng khô 10g, phụ tử 10g, xích thạch chỉ 10g, thạch lựu bì 10g, cam thảo 6g, chia uống hai lần, mỗi ngày một thang. 

- Đảng sâm 15g, gừng khô 10g, bạch truật 15g, phụ tử 10g, cao lương gừng 10g, xích thạch chỉ 12g, ngũ vị tử 10g, ngô thù du 10g, nhục đậu quán 10g, cam thảo 6g, chia uống hai lần, mỗi ngày một thang. 

- Đảng sâm 20g, bạch truật 20g, phụ tử 10g, quế 6g, bổ cốt chỉ 10g, hạt sen 10g, vũ dũ lương 10g, thạch lựu bì 10g, cam thảo 6g, uống hai lần/ngày, ngày một thang. 

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh 

- Cháo gạo nếp có lợi cho ruột: gạo nếp 30g, sơn dược 30g, bột hồ tiêu lượng vừa đủ. Nấu gạo nếp và sơn dược thành cháo, nấu chín cho một chút hồ tiêu hay đường đỏ. Mỗi ngày một thang. 

- Cháo phụ tử: Phụ tử đã chế biến 10g, gừng khô 10g, hành trắng 3 nhánh, gạo tẻ 200g, một chút đường đỏ. Nấu phụ tử chừng nửa tiếng đến khi hết vị cay là được, thêm gừng khô, gạo tẻ để nấu thành cháo. Sau khi thành cháo, cho thêm hành trắng nấu thêm khoảng 15 phút nữa, thêm đường đỏ vừa khẩu vị, hoặc phụ tử gừng khô nấu thành nước, dùng nước đó nấu với gạo tẻ thành cháo. Mỗi ngày một thang. 

- Ngũ vị tử tán: Ngũ vị tử 20g, ngô thù du 10g. Đầu tiên sao 2 thứ lên cho thêm cùng nghiền thành bột. Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 9g, uống canh gạo.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...