Trẻ sơ sinh có thể không miễn dịch với bệnh sởi như suy nghĩ của mọi người

Trẻ sơ sinh có thể không miễn dịch với bệnh sởi như suy nghĩ của mọi người

Một nghiên cứu mới đây đã đưa ra kết quả đáng ngạc nhiên và nêu lên quan điểm rằng các kháng thể được truyền từ mẹ sang thai nhi chỉ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh sởi trong một năm. Và phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm chủng trên toàn cộng đồng.

Sởi là một bệnh do virus nghiêm trọng gây ra, trong đó các triệu chứng ban đầu bao gồm phát ban, sốt và rất dễ lây lan, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó sởi không chỉ gây nguy cơ nhiễm trùng cao mà còn gây ra các biến chứng và khiến cho người bệnh phải nhập viện. Thậm chí chúng gây ra khả năng dễ bị tử vong nhất.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các mẫu máu từ 196 trẻ dưới 12 tháng tuổi để xác định sự hiện diện của kháng thể sởi. Và kết quả thật bất ngờ.

Trong tháng đầu tiên của cuộc đời, 20% bé sơ sinh thiếu các kháng thể đủ để bảo vệ chống lại loại virus rất dễ lây lan này. Sau 3 tháng, có 92% các bé sơ sinh có nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ. Đến 6 tháng, không có kháng thể nào có thể bảo vệ chống lại bệnh sởi.

Do đó nghiên cứu này thực sự nhấn mạnh sự cần thiết trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh trong năm đầu đời, các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Vào năm 2019, trong một đợt bùng phát bệnh, có khoảng 1200 trường hợp được báo cáo bị bệnh sởi, tuổi trung bình của người nhiễm bệnh là 6 (có nghĩa là phân nửa bé có độ tuổi nhỏ hơn, phân nửa có độ tuổi lớn hơn). Theo CDC, hơn 90% trường hợp xảy ra ở những người chưa được tiêm chủng hoặc tình trạng tiêm chủng chưa được xác định.

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được tiêm phòng, từ đó khả năng miễn dịch của bé để bảo vệ cơ thể rất dễ bị tổn thương.

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được tiêm phòng, từ đó khả năng miễn dịch của bé để bảo vệ cơ thể rất dễ bị tổn thương.

“Theo thống kê của WHO, số trường hợp mắc bệnh sởi trên toàn cầu đã tăng 30%. Lý do của sự gia tăng này một phần là do trẻ không được tiêm phòng. Có nhiều lý do mọi người không tiêm chủng cho trẻ. Sự lơ là của phụ huynh, việc khó tiếp cận dịch vụ tiêm vắc-xin và niềm tin vào hiệu quả của vắc xin là lý do chính dẫn đến sự do dự, chậm trễ tiêm ngừa, không tiêm, bỏ mũi tiêm.”

Qua đó các nhà nghiên cứu nghĩ rằng việc duy trì dân số cao được tiêm phòng, dịch sởi sẽ không còn là vấn đề nữa. Nhưng nếu bệnh sởi được ngăn chặn hoàn toàn, thì việc trẻ sơ sinh tiếp xúc với virus là rất hiếm.

Đó là bởi vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được tiêm phòng, từ đó khả năng miễn dịch của bé để bảo vệ cơ thể rất dễ bị tổn thương. Cho đến nay, CDC khuyến nghị các em bé nên tiêm mũi đầu tiên trong hai mũi cho bệnh sởi, quai bị và rubella bắt đầu từ 12 tháng tuổi.

Với những bằng chứng này, tại sao không cho trẻ sơ sinh tiêm ngừa sớm hơn?

Bởi vì ngay cả khi các kháng thể từ mẹ không còn ở mức bảo vệ, thì những chất còn tồn tại có thể ngăn ngừa hoạt động của vắc-xin sống. Vì thế cho dù trẻ sơ sinh có được tiêm phòng thì sau đó bé cũng không thể tránh khỏi bệnh sởi nếu bị phơi nhiễm.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là những trường hợp có thể được chủng ngừa bệnh sởi. Bởi vì căn bệnh này đã được loại bỏ trong phần hai thập kỷ, do đó mọi người không nhớ những tác động tàn phá của nó, các nhà nghiên cứu giải thích. 

“Các biến chứng thường gặp ở sởi như viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, viêm não cấp tính, tiêu chảy, viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu (Influenzae tuýp B, Hemophilus), thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.”

Theo thông tin từ Elizabeth Heubeck - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...