Trẻ lồng ruột có triệu chứng gì?
Biểu hiện lâm sàng của trẻ lồng ruột có sự khác nhau tùy theo tuổi, có thể phân ra: lồng ruột ở trẻ sơ sinh (dưới 2 tuổi) và lồng ruột ở nhi đồng.
1. Lồng ruột ở trẻ sơ sinh: đa số xuất hiện ở trẻ khoẻ mạnh, mập mạp. Do khởi bệnh gấp, các bậc cha mẹ có thể nói đúng thời gian phát bệnh, và miêu tả chính xác quá trình bệnh, có các biểu hiện sau:
a. Đau bụng:
trẻ đột nhiên quấy khóc, mặt xám xịt, chân tay quơ lung tung, thể hiện đau đớn khác thường. Đây là biểu hiện đau bụng ở hài nhi. Không lâu sau, cơn đau ngừng, trẻ yên lặng như không có gì xảy ra, nhưng yên được vài phút lại đột nhiên quấy khóc, cứ thế tái diễn khiến trẻ mệt lử. về sau, không còn quấy khóc dữ dội như lúc đầu, thời gian gián đoạn bệnh kéo dài, chỉ còn tiếng rên rỉ hoặc trẻ lâm vào trạng thái ngủ li bì. Số ít trẻ bệnh không khóc quấy, chỉ thể hiện sắc mặt trắng bạch, rên rỉ, bồn chồn hoặc buồn ngủ.
b. Nôn mửa:
là một trong các triệu chứng đầu tiên của lồng ruột, thường xảy ra ngay sau khi trẻ bắt đầu quấy khóc từng cơn, lúc đầu nôn ra sữa kết tủa hoặc các thức ăn khác, về sau nôn ra nước mật, thậm chí cả nước phân thối.
c. Đại tiện ra máu:
từ 4 đến 12 giờ sau khi khởi bệnh có thể đại tiện ra máu, phân nhầy màu sẫm, số ít trẻ bệnh chỉ tiêu ra ít sợi máu.
d. Báng bụng:
khoảng 75% - 90% số ca bệnh có thể sẽ thấy bảng to như lạp xưởng hoặc quả chuối tiêu ở gần sườn phải hoặc giữa bụng trên, bề mặt cục báng trơn nhẵn, hơi di động. Đây là căn cứ có giá trị nhất đối với việc chẩn đoán.
2. Lồng ruột ở nhi đồng: triệu chứng tương tự như lồng ruột ở trẻ sơ sinh, nhưng thường phát triển chậm, thể hiện tắc ruột bán cấp tính. Đau bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu không điển hình như ở trẻ sơ sinh, nhưng báng bụng thì sờ thấy rõ.