Trẻ bị tiêu chảy nếu được điều trị, chăm sóc ở nhà phải được tiến hành như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy nếu được điều trị, chăm sóc ở nhà phải được tiến hành như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy dễ mất nước và nhiều loại chất điện giải như kali, natri, canxi... Các chất điện giải này không thể thiếu trong chức năng sinh lý của cơ thể. Vì thế, vấn đề quan trọng nhất sau khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy là phải bù đủ nước và chất điện giải bị mất. Trẻ tiêu chảy nhẹ, không nôn mửa, hoặc thỉnh thoảng bị nôn nhưng vẫn ăn được, tinh thần tốt, không mất nước hoặc mất nước nhẹ, không nhiễm độc axit, không sốt cao thì cơ thể điều trị bù nước ở nhà. Cách thực hiện cụ thể là: 

1. Uống dung dịch muối ORS. 

2. Nước cháo muối: khi trẻ tiêu chảy cấp, có thể dùng 500ml nước cháo gạo cho thêm 2 gam muối, uống thay nước. Trẻ tiêu chảy kéo dài thì dùng 25 gam bột gạo rang, 2 gam muối và 500ml nước đun sôi hòa chung, cho trẻ uống. Các loại nước trên đều cho trẻ uống với liều lượng 20 - 40ml/kg thể trọng, utmg trong 4 giờ, sau đó, tùy vào nhu cầu, có thể uống được bao nhiêu cho uống bấy nhiêu. 

3. Nước muối, đường: pha theo công thức 500ml nước sôi, 10 gam đường trắng, 2 gam muối ăn, cho uống theo liều lượng 20 - 40 ml/kg thể trọng, uống trong 4 giờ, sau đó uống bất cứ lúc nào. 

4. Cháo loãng: nếu chức năng tiêu hoá của trẻ bệnh còn tốt, bụng không chướng thì có thể cho ăn cháo gạo loãng. 

Trẻ tiêu chảy không cần kiêng ăn, phải cung cấp thức ăn đầy đủ, phòng suy dinh dưỡng. Trẻ nuôi bằng sữa mẹ cứ tiếp tục cho bú, trẻ nuôi bằng sữa bò có thể cho ăn món ăn đã ăn quen như cháo, cá, thịt, trứng, rau xanh, trái cây, hoặc nước quả. Trong thời gian chăm sóc điều trị tại nhà, cần thường xuyên theo dõi sự thay đổi của bệnh, nếu bệnh xấu đi, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...