Tràn dịch màng phổi, cách chẩn đoán và điều trị

Tràn dịch màng phổi, cách chẩn đoán và điều trị

Làm thế nào để chẩn đoán có tràn dịch màng phổi?

Để chẩn đoán có dịch trong màng phổi thì phải rút được dịch từ khoang màng phổi. Bác sĩ sau khi khám bệnh, chụp X-quang và siêu âm nếu cần để xác định vị trí thuận lợi nhất, sẽ dùng ống tiêm hút dịch ra. Dịch này được dùng để xét nghiệm nhằm truy tìm nguyên nhân gây tràn dịch. Thường người ta sẽ đo nồng độ protein và vài chất đặc biệt khác, nhuộm để quan sát các tế bào hiện diện trong dịch và có thế lấy dịch nuôi cấy vi trùng. Nếu dịch quá nhiều làm người bệnh khó thở, bác sĩ sẽ giải quyết bằng cách rút nhiều dịch để giúp phổi dễ giãn nở hơn. Chọc hút dịch màng phổi tuy là một thủ thuật thông thường, nhưng cũng cần thận trọng để tránh những tai biến đáng tiếc.

Điều trị nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi có hiệu quả, dịch tự mất đi. Có thể sau đó không có bất kỳ di chứng gì như trong trường hợp lao, viêm phổi...Người bệnh có thể tập thêm vật lý trị liệu để việc hô hấp mau trở lại bình thường.

Tóm lại, tràn dịch màng phổi thường gặp, cả người lớn lẫn trẻ em. Tràn dịch màng phổi chỉ là biểu hiện của một bệnh nào đó của phổi hoặc của cơ quan khác.

Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng như lao, viêm phổi, hoặc do ung bướu, suy tim, bệnh toàn thân... Ngay khi thấy có đau ngực kiểu màng phổi, khó thở, cần đi khám Bác sĩ để phát hiện sớm tràn dịch, tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc.

Cách phòng và điều trị bệnh

Nguyên tắc là sớm, mạnh, đủ liệu trình, phối hợp, và theo dõi diễn tiến điều trị.

Điều trị nội khoa

a. Điều trị nguyên nhân

Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ, nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh.

Chú yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phối.

  • Kháng sinh đường toàn thân: Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng, có nguy cơ kháng thuốc cao. Nếu không tìm thấy vi khuẩn thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, yếu tố dịch tễ, kinh nghiệm thầy thuốc...
  • Kháng sinh vào màng phối: Thực hiện sau khi chọc dò tháo dịch màng phối, súc rửa màng phổi bằng dung dịch muối sinh lý, đưa kháng sinh vào màng phổi, có chỉ định nhất là trong trường hợp màng phối dày kháng sinh không thể ngấm vào được. Kháng sinh chỉ định đưa vào màng phối thường là nhóm A-lactam, Gentamycin...

b. Điều trị triệu chứng

  • Giảm đau và hạ sốt: bằng thuốc Paracetamol hoặc Acetaminophene, Diantalvic, nếu đau nhiều có thể dùng loại Elleralgan - Codein
  • Nếu khó thở nhiều tháo bớt dịch, không quá 500ml/lần. Hoặc thở Oxy qua sonde mũi.
  • Chống dày dính màng phối: bằng thuốc uống thì dùng Prednisone hay Hydrocortison. Hoặc dùng Depersolone bơm vào màng phổi

c. Điều trị hỗ trợ

  • Nghỉ ngơi tại giường giai đoạn bệnh tiến triển.
  • Ăn nhẹ, dể tiêu, nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C.
  • Bù nuớc và điện giải đủ, nhất là có sốt cao, lấy dịch màng phối nhiều.

Điều trị ngoại khoa

Dẫn lưu màng phổi tối thiểu, súc rửa màng phối và đưa kháng sinh vào màng phổi nhất là trường hợp mủ quá đặc.

Bóc tách màng phổi khi bị dày dính, tạo vách, kén...

Bệnh được xem là khỏi khi tình trạng toàn thân khỏe, ăn ngon, không sốt, hết triệu chứng thực thể, X-quang và chọc dò không có dịch, xét nghiệm về máu trở về bình thường.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...