Tổng quan viêm dạ dày mạn tính

Tổng quan viêm dạ dày mạn tính

I. Đặc điểm của bệnh

Viêm dạ dày mạn tính là sự thay đổi có tính viêm loét mạn tính và tính ăn mòn của niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường phân thành viêm dạ dày bề ngoài mạn tính và viêm dạ dày ăn mòn mạn tính. Trong đó viêm dạ dày ăn mòn lại phân thành loại A (sự biến đổi của dạ dày) và loại B (sự biến đổi của khoang dạ dày). Còn những loại viêm dạ dày có triệu chứng khối u và viêm dạ dày kiểu tàn phế thì cũng thuộc loại viêm dạ dày mạn tính. Triệu chứng lâm sàng của bệnh này không điển hình và chẳng có gì đặc biệt cả.

Phần lớn người bệnh có biểu hiện của các triệu chứng tiêu hóa không tốt như: Sau khi ăn cảm thấy bụng trên trướng lên hoặc đau đớn, nhiều acid v.v... Đặc biệt là những người bệnh viêm dạ dày có tính ăn, biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Tỷ lệ phát bệnh của loại bệnh này rất cao, đứng đầu trong các loại bệnh về dạ dày. Không có cách thống kê rõ ràng nó chiếm trên 90% số bệnh nhân đã từng soi dạ dày, hơn nửa, tỷ lệ phát bệnh còn tăng trưởng theo tuổi tác và ngày càng có xu thế tăng lên.

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau hoặc chướng phần bụng trên, thuộc phạm trù "khối u dạ dày", "đau dạ dày" trong Đông y. 

II. Nguyên nhân gây bệnh:

* Theo Tây y 

Tây y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mạn tính đến nay vẫn chưa hoàn toàn xác định rõ ràng. Những nhân tố tính vật lý, hóa học và sinh vật có tác dụng trực tiếp với cơ thể lập tức sẽ gây nên chứng viêm loét mạn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh đã được xác định rõ ràng. 

+ Thừa số làm tổn thương niêm mạc dạ dày 

Uống thuốc chống viêm loét trong thời gian dài (như muối acid salicylic); hoặc ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay, quá mặn hoặc thường xuyên ăn uống nhanh, uống nhiều chè đặc, rượu, hút thuốc v.v... đều gây nên bệnh viêm dạ dày mạn tính. Acid có trong các loại thuốc là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày hoặc thông qua dịch mật mà tác dụng ngược trở lại dạ dày để gây bệnh. Uống cồn có thể làm niêm mạc dạ dày xuất hiện nhiều nốt đỏ và mụn loét. Cồn không chỉ làm tăng chống lại sự tỏa khắp, phá hoại các tổ chức chính trong và dưới niêm mạc. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng, từ đó mà phá hoại chức năng của tế bào. Ngoài ra, cồn có kích thích vị toan tiết ra và thúc đẩy nhanh hơn sự tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có học giả cho rằng, ớt cay kích thích niêm mạc dạ dày hợp thành và giải phóng hormon tuyến tiền liệt, và có chức năng bảo vệ tế bào. 

+ Helicobacter pylori, HP 

HP bị nhiễm trùng là một nguyên nhân phát bệnh quan trọng của viêm dạ dày mạn tính. Sự thay đổi của tổ chức học bệnh lý viêm dạ dày có liên quan đến mức độ nặng nhẹ của sự nhiễm trùng HP. Đặc biệt, đối với viêm dạ dày hoạt động tính viêm loét niêm mạc càng nặng thì số lượng HP càng nhiều. HP là vi khuẩn chính của bệnh, nhân tố gây bệnh có thể bao gồm: Dung môi urê, dung môi pepsin, độc tố tế bào v.v... do HP sản sinh ra. Sau khi HP bị nhiễm trùng, nó sẽ thông qua các nhân tố gây bệnh ở trên làm tổn thương thành che dịch nhờn, tế bào niêm mạc biến tính và bị hỏng, một lượng lớn tế bào hạt trung tính và có nhân tố gây bệnh viêm loét dần dần thấm vào và có thể sẽ hình thành nên khối u có tích mủ ở các tuyến ảnh hưởng to lớn đến quá trình tái sinh của tuyến thể. 

+ Nhân tố miễn dịch 

Nhân tố miễn dịch có quan hệ mật thiết đến bệnh viêm dạ dày ăn mòn mạn tính. Sự ăn mòn của niêm mạc dạ dày là kháng thể tế bào thành (PCA) và kháng thể thừa số trong (IFA) thường được kiểm tra và phát hiện trong cơ thể những người mắc bệnh loại A. Cả hai nhân tố này là kháng thể tự thân. Những người có niêm mạc dạ dày bị ăn mòn mà có triệu chứng máu xấu ác tính kèm theo là rất nhiều. Máu xấu ác tính thuộc loại bệnh miễn dịch tự thân. Niêm mạc dạ dày ăn mòn, mỏng đi, số lượng tế bào hình thành sẽ giảm đi hoặc biến mất, niêm mạc vốn phân tầng nhưng có thể nhìn thấy các tế bào lympho thấm dần vào nhưng sự thay đổi của niêm mạc khoang dạ dày rất nhẹ hoặc không có gì đáng kể cả. 

+ Sự tác động ngược trở lại của dịch tá tràng 

Chức năng của cơ vòng môn vị bị mất đi sẽ làm cho dịch tá tràng tác động ngược trở lại, nhưng trong dịch tá tràng có mật, dịch tràng và dịch tuy. Muối mật có thể sẽ làm giảm chức năng thẩm thấu của bức thành che niêm mạc đối với li tử kháng H2. Muối mật sẽ kích thích tế bào G giải phóng vị tiết tố ở khoang dạ dày. H+ thông qua niêm mạc bị hỏng chống lại sự tỏa khắp xâm nhập vào niêm mạch dạ dày, gây nên các vết loét... cũng có thể kích thích tế bào to, béo tiết..., làm cho huyết quản thành dạ dày trương to lên và ứ máu. Vết loét càng thấm ra nhiều hơn, vết loét mạn tính tồn tại càng lâu và hình thành tuần hoàn ác tính. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh viêm dạ dày mạn tính khó chữa trị. Trước mắt, nhận thấy chức năng thông thường của cơ vòng môn vị có quan hệ mật thiết đến sự cân bằng giữa hormon tụy, hormon thu lại túi mật và vị tiết tố. Nếu vị tiết tố tiết ra ngày càng tăng, nhưng hormon tuyến tụy hoặc hormon thu lại túi mật giảm xuống đáng kể thì sẽ làm mất đi sự cân bằng, chức năng của cơ vòng môn vị giảm sút, làm cho dịch tá tràng tác động ngược trở lại dạ dày. 

 

+ Ứ đọng thức ăn trong khoang dạ dày 

Nếu thức ăn không thể kịp thời bài tiết ra ngoài hoặc ứ đọng lâu trong dạ dày do bất kì nguyên nhân nào gây nên sẽ hình thành bệnh viêm dạ dày bề ngoài của khoang dạ dày thông qua quá trình tiết quá nhiều vị tiết tố. 

+ Vi khuẩn, virus và độc tố của nó 

Sau khi viêm dạ dày cấp tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhưng rất lâu mà không lành khí, ví dụ như nhiều lần đau trở lại sẽ kéo theo bệnh viêm dạ dày bề ngoài mạn tính. Những vi khuẩn và độc tố của răng, lợi, amidan, lỗ mũi v.v. bị nhiễm trùng mạn tính sẽ xâm nhập vào trong dạ dày, tác động lâu dài đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày mạn tính. Những người mắc bệnh gan mạn tính cũng thường có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm dạ dày mạn tính. Có học giả chứng minh rằng, những người bị bệnh viêm gan B, trong niêm mạc dạ dày tổn tại một số hợp chất kháng nguyên kháng thể của virus viêm gan B. 

+ Nhân tố tuổi tác 

Viêm dạ dày mạn tính có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Cùng với sự tăng trưởng của tuổi tác, tỷ lệ phát sinh của viêm dạ dày tính ăn mòn và sự sinh hóa của tuyến ruột cũng dần tăng lên, mức độ thay đổi cũng không ngừng gia tăng, phạm vi cũng rộng hơn. Nhưng khả năng thấm dần vào tế bào viêm loét dường như không hề liên quan đến tuổi tác. 

+ Hiện tượng di truyền 

Tính nguy hiểm do vết loét trong thành dạ dày làm ăn mòn dần dạ dày rất nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng đến nhân tố di truyền. Có học giả cho rằng, nhân tố đóng vai trò quan trọng đó là gen di truyền nhiễm sắc thể. Khoang dạ dày là điểm chính của viêm loét dạ dày tính ăn mòn, nó cũng có hiện tượng tụ tập thành tập đoàn. Nhưng liệu có liên quan đến nhân tố di truyền hay không thì vẫn phải nghiên cứu tiếp. 

* Theo Đông y 

Đông y cho rằng, bệnh này chủ yếu liên quan đến các yếu tố như thức ăn, trạng thái tâm lý, ảnh hưởng của tà khí, tỳ vị hư nhược... 

+ Nhân tố ẩm thực 

Ăn uống không điều độ, những thực phẩm có chứa rượu, cồn, ăn thức ăn quá cay, nóng sẽ làm tổn hại tỳ vị mất đi chức năng vận hóa, cản trở khí cơ, hoặc khí nóng tích tụ lâu ngày mà hóa nhiệt, nhiệt thương vị hàng và giảm chức năng mà dẫn đến chứa đầy khối u. 

+ Nhân tố tâm lý 

Tức giận dẫn đến gan bị tổn thương, vị khí bị quấy nhiễu, hoặc buồn phiền mà làm tổn thương tỳ, dạ dày bị mất hoặc giảm chức năng vận hóa, dẫn đến u cứng đầy dạ dày. 

+ Ảnh hưởng tà khí 

Ăn uống không điều độ, tà từ miệng mà vào (chủ yếu là thấp tà, nhiệt tà), xâm nhập vào tỳ vị, làm cho mất đi chức năng vận hóa, dẫn đến u cứng đầy dạ dày. 

+ Tỳ vị hư nhược 

Tỳ vị không đủ do bẩm sinh, hoặc do ăn uống không điều độ trong thời gian dài, hoặc do tuổi cao sức yếu, tỳ vị hư nhược, vận hóa mất đi sự chỉ huy, không thể vận chuyển khí cơ, thủy thấp, dẫn đến khí bị tích tụ, máu bị tích lại, dạ dày mất hoặc giảm chức năng, dẫn đến chứng u cứng đầy dạ dày. Vị trí của bệnh này có quan hệ mật thiết với dạ dày, gan, tỳ và hai bên tạng. Bệnh biến khởi điểm biểu hiện là thấp nhiệt cản trở, khí không thông suốt, để lâu thì tỳ vị khí âm bị tổn thương, hoặc tỳ khí hư nhược hoặc vị âm bị tổn thương. Nếu bệnh bị nặng thêm thì khí bất hành huyết, hoặc âm bất vinh lạc dẫn đến máu tích tụ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...