Tổng quan viêm dạ dày cấp tính

Tổng quan viêm dạ dày cấp tính

I. Đặc điểm của bệnh

Viêm dạ dày cấp tính là triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Là loại bệnh thường gặp trong lâm sàng, thường thấy chủ yếu ở người già trẻ em và thanh niên cũng có thể gặp phải; nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Biểu hiện lâm sàng của nó không giống nhau bởi các nguyên nhân khác nhau. Bệnh viêm dạ dày cấp tính do uống quá nhiều rượu, ăn những thức ăn có tính kích thích hoặc do các dược liệu gây nên. Người bệnh thường có những triệu chứng về vị tràng và các triệu chứng của cơ thể như: Phần bụng trên khó chịu, đau nhức, buồn nôn, nôn oẹ, tiêu hóa kém, nấc khi nóng, bụng trướng, đi ngoài thất thường, mệt mỏi, thậm chí còn nôn ra máu, đau đầu hoa mắt v.v... Bệnh viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thức ăn gây nên. Người bệnh có triệu chứng lâm sàng rất nặng, thậm chí còn có các triệu chứng ngộ độc như: Nóng, toát mồ hôi, ngộ độc acid, sốc v.v... Bệnh viêm dạ dày cấp tính căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh và tình trạng diễn biến của niêm mạc dạ dày, có thể phân thành bốn loại như sau: Viêm dạ dày đơn thuần, viêm dạ dày có tính bào mòn, viêm dạ dày có tính lây nhiễm và viêm dạ dày có tính mưng mủ.

Thông thường viêm dạ dày lây nhiễm cấp tính và viêm dạ dày mưng mủ cấp tính là triệu chứng phát bệnh kế tiếp ở các bệnh nhân giảm miễn dịch. Bệnh viêm dạ dày bào mòn cấp tính là một loại bệnh mà người bệnh bị trúng độc nặng do ăn hàm chứa nhiều các thức ăn có acid hoặc chất kiềm gây nên. Tỷ lệ phát bệnh của ba loại hình viêm dạ dày cấp tính ở trên tương đối thấp, nhưng viêm dạ dày đơn thuần cấp tính thì lại rất cao. Nguyên nhân phát bệnh của loại viêm dạ dày này có thể phân thành nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là do vi khuẩn và virus với các triệu chứng nguy hiểm kèm theo như: Như triệu chứng thiếu ure trong máu, xơ cứng gan, bệnh phổi, ung thư giai đoạn cuối. Nguyên nhân phát bệnh của nó cũng thuộc nguyên nhân bên trong.

Nguyên nhân bên ngoài bao gồm nhân tố hóa học như: Các thức ăn thô, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh v.v... Các thức ăn khi ăn vào thì bị virus làm ô nhiễm. Uống quá nhiều rượu và ăn uống không điều độ, hoặc chịu ngoại tà là nguyên nhân thường gặp nhất để gây nên bệnh viêm dạ dày. Chẩn đoán lâm sàng của bệnh viêm dạ dày thực ra không khó, ngoài kết hợp các biểu hiện triệu chứng lâm sàng ra còn phải tra tìm bệnh sử để tìm ra nguyên nhân đấy là căn cứ đáng tin cậy cho việc điều trị lâm sàng. Viêm dạ dày cấp tính thuộc phạm vi các bệnh trạng trong Đông y như: "Đau vị quản", "nôn oẹ", "đau dạ dày cấp tính", bệnh tình nặng nhẹ không giống nhau. Nếu trước khi phát bệnh mà người bệnh có các biểu hiện như uống nhiều rượu, ăn uống nhanh, ăn những thức ăn không vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng như: Đau dạ dày, vị quản khó chịu, nôn oẹ v.v... thì phải kiểm tra chẩn đoán của bệnh. Điều trị lâm sàng phải phân biệt rõ ràng hàn nhiệt, hư thực. Trong khi loại trừ các nguyên nhân phát bệnh phải tiến hành chữa trị biện chứng thì bệnh trạng sẽ nhanh khỏi hơn. Quá trình phát bệnh viêm dạ dày cấp tính rất gấp, thời gian mắc bệnh ngắn, nguyên nhân phát bệnh rõ ràng, sau khi chữa trị nguyên nhân phát bệnh, sự hồi phục sức khoẻ của người bệnh rất nhanh chóng. Nếu như các nhân tố gây bệnh tồn tại lâu dài, thì có thể chuyển biến thành viêm dạ dày mạn tính.

II. Nguyên nhân gây bệnh 

Tây y cho rằng, nguyên nhân phát bệnh là do vi khuẩn trong thức ăn không vệ sinh và các độc tố của nó gây nên. Ví dụ như ăn phải những thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm sữa bò, cơm cháo và đồ hải sản như tôm, ốc, sứa và các thức ăn muối dầm có vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm chất độc. Nếu uống quá nhiều rượu, trà đặc, cà phê hoặc ăn các loại thức ăn đậm mùi hương liệu; hoặc ăn quá nhanh, quá nóng, quá lạnh, quá xơ đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày. Hoặc uống một số thuốc, do phản ứng quá mạnh hoặc dùng quá liều, cũng có thể kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến triệu chứng viêm loét, chủ yếu là xung huyết bệnh phù chất nhờn nhiều, bề mặt có nhiều mụn màu vàng có khi còn có thể vỡ và chảy máu. 

Đông y cho rằng bệnh này chủ yếu phát sinh vào mùa thu, ảnh hưởng độc tà, uống lạnh, ăn uống không điều độ chủ yếu có mấy loại như sau: 

+ Ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu 

Mùa hè thu, do khí hậu nắng nóng, ẩm ướt đan xen, nước bốc hơi nhiều mọi người vì thích hóng mát mà ngủ ngoài trời, sinh hoạt hàng ngày không thoải mái, tà thấp nhiệt xâm nhập hoặc tà hàn thấp chặt trung tiêu (đoạn giữa của dạ dày), tà thấp quấy nhiễu lá lách; lá lách vốn ưa khô, nóng, nay bị tà thấp quấy nhiễu, nên vận hóa thất thường, khí cơ rối loạn, lên xuống không điều độ, dẫn đến nôn oẹ và tiêu chảy. 

+ Ăn uống không điều độ 

Ăn uống nhanh, thích ăn đồ sống, lạnh, thích ăn mỡ và ngọt hoặc ăn những thức ăn không vệ sinh, ăn nhầm phải những thức ăn đã biến chất hoặc bị bào mòn, đều có thể làm tổn thương tỳ vị, rối loạn tiêu hóa, đục trong lẫn lên sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Sự biến hóa bệnh lý của loại bệnh này chủ yếu là do những thức ăn ôi thiu làm ẩm ướt phần trung tiêu. Sự ẩm ướt và ứ lại sẽ làm tắc tỳ vị khiến vận hòa thất thường, lên xuống không điều độ, hỗn loạn. Không khí trong dạ dày không xuống được mà ngược lên trên sẽ làm người bệnh bị nôn; tỳ vị mất đi chức năng của mình, đục trong lẫn lộn, thức ăn rơi xuống đại tràng làm người bệnh bị tiêu chảy. Mặt khác, những thức ăn ấy sẽ làm chặn lại trung tiêu, tắc nghẽn khí cơ, khó chịu không thông được sẽ làm đau bụng.

Nếu như nôn hoặc đại tiện quá nhiều sẽ làm mất nước, phát nhiệt, mồm khô, đi giải ít, mắt lõm sâu xuống, âm dịch bị tiêu hao, âm làm tổn thương dương, dương cũng thoát ra do âm bị cạn kiệt.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...