Tổng quan về ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư xảy ra ở tuyến tiền liệt - một tuyến hình quả ở nam giới sản sinh chất dịch tinh trùng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Thông thường, ung thư tiền liệt tuyến phát triển chậm, thời gian đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt và không gây hại quá nghiêm trọng cho người bệnh. Tuy nhiên, trong khi một số loại Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể điều trị thì một số khác lại phát triển và có thể lây lan nhanh.
Thông thường, ung thư tiền liệt tuyến phát triển chậm.
Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm - khi đó vẫn còn giới hạn ở tuyến tiền liệt sẽ có cơ hội điều trị thành công bệnh cao hơn.
Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới như tuổi tác, môi trường làm việc, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống.
Ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường. Các đột biến trong ADN của tế bào bất thường khiến tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường. Các tế bào bất thường vẫn tiếp tục sống, trong khi các tế bào khác đã chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u có thể phát triển để xâm nhập mô gần đó. Một số tế bào bất thường cũng có thể phá vỡ và lan truyền (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới như tuổi tác, môi trường làm việc.
Không những thế ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng lên nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Giới tính, tuổi tác:
Càng ở tuổi cao thì tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới càng lớn. Theo số liệu khảo sát thì số nam giới ở độ tuổi dưới 40 bị bệnh này rất ít, đa phần số lượng người bị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới tăng nhanh sau độ tuổi 50.
- Tiền sử gia đình:
Tiền sử gia đình cũng là một trong những yếu tố liên quan đến Ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có bố hoặc anh em mắc Ung thư tuyến tiền liệt.
- Biến đổi gen:
Các nhà khoa học đã tìm thấy một số biến đổi gen di truyền được cho là có thể làm tăng nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông mắc hội chứng Lynch (một loại bệnh di truyền có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng) sẽ gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt.
- Chế độ ăn uống:
Nam giới ăn nhiều thịt đỏ hoặc các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo dễ mắc Ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng đàn ông tiêu thụ nhiều canxi (thông qua thực phẩm hoặc bổ sung bằng thuốc) cũng dễ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Làm việc trong môi trường độc hại:
Môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là những phế phẩm cháy độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Triệu chứng thường thấy ban đầu của căn bệnh trên chính là người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như đái rắt, đặc biệt vào ban đêm. Nhiều lúc cảm thấy bí tiểu hoặc không tiểu tiện được, dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng.
Không những thế những dấu hiệu đường niệu như tiểu khó kèm theo đau toàn vùng niệu đạo, tầng sinh môn hoặc hậu môn khi đi tiểu xong, với đặc trưng chủ yếu là khó tiểu, nước tiểu trong.
Hay có thể là đau và rát khi đi tiểu: Do khối u tuyến tiền liệt ép lên niệu đạo gây cảm giác đau mỗi khi đi tiểu. Tuy nhiên đau mỗi khi đi tiểu cũng có thể là do một số bệnh khác như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu bất thường như đái rắt, đặc biệt vào ban đêm.
Nam giới khi bị bệnh này thường khó cương, cảm giác đau khi xuất tinh, thường xuyên bị đau và co cứng ở phần dưới lưng, mông và phần trên đùi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hôn nhân.
Có máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch: Tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị căn bệnh trên, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn. Nguồn gốc của tiểu ra máu là từ niệu đạo - tuyến tiền liệt. Đa số trường hợp bệnh nhân tiểu ra ít máu, có tính chất nhỏ giọt và hiện tượng này tái đi tái lại nhiều lần.
Bị táo bón và các chứng về đường ruột: Người bị Ung thư tuyến tiền liệt thường bị táo bón và các vấn đề đường ruột.
Cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Tùy theo giai đoạn bệnh ở mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau sao cho phù hợp với từng bệnh nhân, sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến của căn bệnh trên bao gồm:
- Phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt là phương pháp được bác sĩ chỉ định chỉ định đối với khối u khu trú tại chỗ, có khả năng phẫu thuật lấy toàn bộ tuyến tiền liệt, bệnh nhân không có các bệnh nặng khác kết hợp. Phẫu thuật cũng được áp dụng với trường hợp u tái phát sau xạ trị ngoài, xạ áp sát, không có di căn xa.
Phẫu thuật lấy toàn bộ tuyến tiền liệt, bệnh nhân không có các bệnh nặng khác kết hợp.
- Điều trị nội tiết:
Điều trị nội tiết nhằm mục đích loại bỏ androgen là yếu tố kích thích sự phát triển căn bệnh trên. Các phương thức bao gồm cắt bỏ tinh hoàn hai bên và dùng thuốc, có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, sau khi đã cắt bỏ tinh hoàn, có thể điều trị lâu dài.
- Điều trị hóa chất:
Chỉ định cho các trường hợp thất bại với điều trị nội tiết. Nói chung phương pháp này ít được áp dụng vì tính hiệu quả không cao.
- Tia xạ:
Điều trị tia xạ bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Xạ trị ngoài không chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử xạ trị tiểu khung, viêm trực tràng, tiêu chảy mãn tính mức độ vừa và nặng hay dung tích bàng quang nhỏ. Xạ trị ngoài có thể phối hợp với điều trị nội tiết, xạ trị thêm hạch chậu nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng. Xạ trị ngoài mang lại nhiều lợi ích như kiểm soát lâu dài được ung thư, giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ, kiểm soát được ung thư tại vùng.
Phòng chống ung thư tuyến tiền liệt
Sử dụng các loại trà xanh để tăng cường hệ miễn dịch.
- Xây dựng và duy trì một chế độ ăn ít chất béo, không chất kích thích, không cay nóng nhưng có thể tăng cường tối đa các loại rau xanh và hoa quả tươi. Hạn chế lượng đạm từ các loại thịt đưa vào và những thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo ngọt.
- Tăng cường sử dụng các loại trà xanh để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư.
- Khi dùng bất cứ một loại thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Với những trường hợp có người thân bị bệnh nên chú ý và cảnh giác hơn bởi đây là căn bệnh có liên quan đến cả yếu tố di truyền.
- Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.