Tổng quan về u nang buồng trứng

Tổng quan về u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh gì?

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Nhiều người bệnh thường rất lo lắng không biết u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thật ra, hầu hết các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Thông thường, các dạng u nang buồng trứng có thể bao gồm u nang chức năng (bình thường, không liên quan đến bệnh tật), u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng là gì?

Hiện nay, những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng bao gồm:

  • Vấn đề về hormone:

    Các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
  • Lạc nội mạc tử cung:

    Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị u nang buồng trứng.
  • Mang thai:

    Một vài u nang buồng trứng có thể xuất hiện tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
  • Nhiễm trùng vùng chậu:

    Có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành áp-xe.

Sau đây là các yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ mắc phải u nang buồng trứng bao gồm:

  • Từng bị u nang.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Gia đình có người bị u nang buồng trứng.

Những triệu chứng u nang buồng trứng là gì?

Hầu hết các u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Đôi khi, có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Cảm giác nặng, căng, tức vùng bụng dưới.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau vùng thắt lưng.
  • Gặp khó khăn tiểu tiện và đại tiện.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Căng tức ngực.
  • Đi tiểu thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu u nang bị vỡ, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau nghiêm trọng. Còn nếu xuất hiện u nang gây xoắn buồng trứng, bệnh nhân có thể bị đau bụng đi kèm buồn nôn hoặc nôn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh có thể đi khám bác sĩ nếu bị căng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần, cảm thấy bị chèn ép vùng chậu, đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của u nang hoặc một tình trạng bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người. Vì thế hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Những phương pháp điều trị u nang buồng trứng là gì?

Hiện tại, việc điều trị phụ thuộc căn bệnh này phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng. Trong đó, khoảng 90% trường hợp u nang buồng trứng (đa phần là những phụ nữ trẻ) không phải ung thư. Vì thế việc điều trị có thể xảy ra hoặc không cần tới. U nang chức năng thường không cần điều trị và tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.

Nếu người bệnh bị u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho họ. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ tái phát u nang trong tương lai. Một điều cần lưu ý, các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích cỡ của khối u.

Trong một số trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Khối u nang phức tạp.
  • Khối u nang gây ra các triệu chứng.
  • Khối u nang lớn hơn 10cm.
  • Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.

Tuy nhiên, nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân cũng có thể cần được chỉ định điều trị.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...