Tổng quan về loạn thị

Tổng quan về loạn thị

Loạn thị là bệnh gì?

Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh bị nhòe, không rõ. Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Ngoài ra, căn bệnh này có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.

 

 

Nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị như thế nào?

Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Bệnh có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, loạn thị không phải là do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, hoặc ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt.

Thông thường loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:

- Cận thị: Giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa.

- Viễn thị: Giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.

Ngoài ra, tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.

Những triệu chứng thường thấy của bệnh loạn thị là gì?

Sau đây là các triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

- Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó.

- Mỏi mắt.

- Nhức đầu.

Những phương pháp điều trị bệnh loạn thị như thế nào?

Hiện nay, phương pháp điều trị căn bệnh này bao gồm đeo kính loạn thị và phẫu thuật khúc xạ.

Trong đó, kính thuốc sẽ giúp trung hòa độ cong vốn không đồng đều của giác mạc. Bên cạnh đó, kính thuốc có thể là mắt kính hoặc kính áp tròng.

Còn ở phẫu thuật khúc xạ sẽ giúp định hình lại các bề mặt của mắt. Sau đây là các phương pháp phẫu thuật khúc xạ thường thấy bao gồm:

Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK):

Là một phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ sử dụng keratome để cắt gọt, chỉnh sửa hình dáng của giác mạc.

Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK):

Bác sĩ sẽ lấy lớp biểu mô bảo vệ bên ngoài giác mạc trước khi sử dụng laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc.

Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK):

Là phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động thể lực gây ra cho mắt. Vì thế nếu bệnh nhân có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc khi chơi thể thao, LASEK có thể là một lựa chọn tối ưu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...