Tổng quan về Huyết Áp và bệnh Cao Huyết Áp
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông trong huyết quản.
Do huyết quản được phân chia thành động mạch, mao mạch và tĩnh mạch nên có huyết áp động mạch, huyết áp mao mạch và huyết áp tĩnh mạch. Thông thường khi ta nói đến huyết áp thì đó là huyết áp động mạch.
Huyết dịch (máu) trong huyết quản giống như nước máy. Nước gây áp lực trong ống nước giống như huyết dịch gây áp lực trong huyết quản. Áp lực của nước phụ thuộc vào dung lượng nước có trên tháp nước và đường ống lớn hay nhỏ. Nước trên tháp càng nhiều và đường ống càng nhỏ thì áp lực nước càng mạnh và ngược lại. Huyết áp cũng vậy, khi huyết quản phồng lên thì huyết áp giảm, khi huyết quần co lại thì huyết áp tăng. Nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp, tức là hệ thống điều tiết huyết áp động mạch, chủ yếu phụ thuộc vào dung lượng máu tăng hay giảm hoặc mạch máu co hay giãn, hoặc một hay cả hai nhân tố cùng diễn ra. Khi tim co mạnh để đẩy máu đi thì đó là lúc cao huyết áp nhất, được gọi là “áp cao”. Khi tim giãn ra để thu máu về, động mạch co lại cũng tạo ra áp lực, được gọi là “áp thấp”. Thông thường huyết áp được biểu thị bằng milimét thủy ngân (mmHg).
Huyết áp hình thành từ đâu?
Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bao gồm tim, mạch máu và tuyến hạch, chúng liên kết với nhau thành “hệ thống đường ống” khép kín. Quả tim bình thường là một khôi cơ mạnh mẽ, giống như chiếc bơm, nó hoạt động đều đặn suốt đêm ngày. Quả tim lúc co lúc giãn làm cho máu lưu thông tuần hoàn trong mạch máu. Khi máu lưu thông trong mạch máu, bất luận là tim co hay giãn đều tạo ra một áp lực nhất định lên thành mạch máu. Khi tim co lại, áp lực đối với động mạch chủ đạt mức cao nhất, lúc đó huyết dịch được gọi là “áp cao”; khi tâm thất trái giãn ra, áp lực ở thành động mạch chủ hạ xuông mức thấp nhất, lúc đó gọi là “áp thấp”. Bình thường, cái mà ta gọi huyết áp chính là chỉ số đo huyết áp của động mạch ở hõm cánh tay, là cách đo gián tiếp huyết áp của động mạch chủ.
Huyết áp thường biến động phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người. Huyết áp tự điều tiết như thế nào?
Áp lực máu trong cơ thể không phải cố định bất biến, mà nó thường tự thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người. Ví dụ: Khi ta ngủ, đại não và các cơ ở trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể ít tiêu hao năng lượng; theo đó, nhịp tim và nhịp thở đều giảm, máu lưu thông chậm, huyết áp cũng giảm đến mức thấp nhất trong ngày. Sáng sớm sau khi thức dậy, một ngày làm việc mới bắt đầu, hoạt động trao đổi chất lại nhộn nhịp; để thích ứng với sự thay đổi sinh lý đó, tìm và phổi phải hoạt động mạnh hơn, máu lưu thông nhanh, do đó huyết áp tăng cao. Thí nghiệm cho thấy, mức chênh lệch huyết áp cao nhất và thấp nhất trong 24 giờ thấp dưới mức 40mmHg, khi ngủ dậy huyết áp lập tức tăng khoảng 20mmHg. Sự thay đổi đột ngột đó ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Có trường phái cho rằng bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quy thường xảy ra vào lúc sáng sớm, rất có thể có liên quan đến nhân tố này. Mỗi người với trạng thái tâm lý khác nhau thì mức độ biến đổi của huyết áp cũng khác nhau. Ví dụ khi ta nói chuyện, huyết áp có thể tăng 10%; trẻ con khi khóc, học sinh khi học bài, ca sĩ khi hát... Huyết áp có thể tăng 20%; khi ta làm việc hoặc tập thể dục thì huyết áp (cả áp cao và áp thấp) đều có thể tăng từ 50% trở lên. Thời tiết thay đổi cũng làm cho huyết áp thay đối, trời lạnh thường làm tăng huyết áp và trời nóng thì huyết áp giảm. Huyết áp của người sở dĩ thay đổi chủ yếu là do quá trình điều tiết của thần kinh điều khiển sự vận động của tim, mạch và thận lọc chất thải từ máu. Do đó, huyết áp dao động là một hiện tượng sinh lý bình thường.
Thế nào là cao huyết áp?
Huyết áp cao là trong trường hợp không dùng thuốc hạ huyết áp mà chỉ số khi tim co là 140mmHg hoặc chỉ số khi tim giãn là 90mmHg. Ủy ban cao huyết áp của Mỹ và Liên Hiệp Quốc (JNC) xác định số đo huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg; khi cao huyết áp 130/85mmHg mà còn bị tiểu đường thì phải điều trị ngay; nếu không có triệu chứng về cao huyết áp thì không cần điều trị nhưng cần chú ý bảo vệ tim, não, thận bằng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Huyết áp cao có những loại nào?
Căn cứ vào nguyên nhân làm cho cao huyết áp, người ta chia cao huyết áp thành hai loại chính: Cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát.
1. Cao huyết áp nguyên phát là cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân, người ta quen gọi là bệnh cao huyết áp nguyên phát hoặc bệnh cao huyết áp. Đặc trưng của nó là huyết áp động mạch tăng cao, kèm theo những thay đổi khác thường ở tim, não, thận, mạch máu gây bệnh toàn thân. Theo thống kê có từ 90- 95% số người mắc bệnh cao huyết áp thuộc loại cao huyết áp nguyên phát. Trong bệnh tim mạch thì cao huyết áp nguyên phát là loại bệnh mãn tính thường gặp hơn cả.
2. Cao huyết áp thứ phát là loại bệnh phát sinh theo một số bệnh khác, khi chữa khỏi bệnh thì huyết áp sẽ hạ. Do đó, loại cao huyết áp này được gọi là cao huyết áp có tính triệu chứng, nó chỉ chiếm từ 5-10% trong tổng số những người mắc bệnh cao huyết áp. Những người mắc bệnh viêm thận mãn tính, hẹp động mạch thận không có ung thư tế bào, chỉ có ung thư tế bào gan nguyên phát... Đều xuất hiện triệu chứng cao huyết áp.
Những triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh cao huyết áp là gì?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cao huyết áp cũng tùy theo người, tùy theo thời kỳ mắc bệnh khác nhau mà khác nhau. Có một số người bệnh lúc đầu chẳng thấy có triệu chứng gì cả, có người có triệu chứng như bệnh thần kinh, nếu không đo huyết áp rất dễ nhầm lẫn. Điều cần đặc biệt chú ý là triệu chứng của người bệnh không phụ thuộc vào huyết áp cao hay thấp. Có người huyết áp không cao lắm nhưng xuất hiện nhiều triệu chứng, có người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng không rõ ràng. Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh cao huyết áp là nhức đầu, chóng mặt, nặng đầu, buồn ngủ... Có một số người có triệu chứng tê chân tay hoặc có cảm giác buồn bực, cũng có người có cảm giác như kiến bò trên người hoặc bàn chân, dễ có phản ứng khi bị lạnh...
Người mắc bệnh cao huyết áp cần kiểm tra những gì?
1. Kiểm tra chức năng thận: Đo lượng urea trong nước tiểu, lượng kali trong máu...
2. Đo lượng đường trong máu.
3. Kiểm tra lượng calcium trong máu.
4. Kiểm tra lượng acid uric trong máu.
5, Kiểm tra lượng cholesterol trong máu.
6. Đo điện tâm đồ.
7. Chụp X quang lồng ngực.
Bệnh cao huyết áp dẫn đến 70% xuất huyết não, cho nên người mắc bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên.
Đo huyết áp cần chú ý những vấn đề gì?
Muốn đo huyết áp chính xác cần chú ý:
1. Đo động mạch cánh tay phải, khi đo phải vén cao tay áo, không nắm chặt tay, đặt tay cao bằng độ cao của tim.
2. Khi đo phải thoải mái tỉnh thần, ngồi thư giãn 15 phút.
3. Nếu đo lần đầu thấy cao huyết áp, cần thư giãn một tiếng đồng hồ rồi đo lại.
4. Mỗi khi đo huyết áp nên đo hai lần. Nếu hai lần đo có kết quả chênh nhau 4mmHg thì đo lại, nếu kết quả không đổi thì lấy chỉ số trung bình giữa hai lần đo.
Tại sao người mắc bệnh cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên?
Hiện nay, bệnh cao huyết áp là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Có nhiều người do thiếu kiến thức tự phòng bệnh, không đo huyết áp định kỳ, dễ dẫn đến bệnh nặng lúc nào không hay. Thông thường, người bệnh khi huyết áp tăng cao sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Nhưng có một số người do thường xuyên bị cao huyết áp hoặc huyết áp có biến động lớn nên đã thích nghỉ dần với nó mà không cảm thấy có triệu chứng rõ ràng. Nếu không đo huyết áp định kỳ, không uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ dễ phát sinh những triệu chứng ở tim, não, thận... Rất nguy hiểm. Theo thống kê, có đến 70% trường hợp xuất huyết não do cao huyết áp, trong số đó có đến 80% số người bị cao huyết áp mà không đo huyết áp thường xuyên. Do đó người mắc bệnh cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên, điều này rất quan trọng.
Người mắc bệnh cao huyết áp phải uống thuốc như thế nào?
Kết quả nghiên cứu cho thấy huyết áp hạ 6mmHg sẽ giảm được 34% trường hợp xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cũng giảm. Do đó, mục tiêu của việc chữa bệnh cao huyết áp là làm giảm huyết áp đến mức có thể chịu đựng, đồng thời phải chú ý bảo vệ tim, não, thận... Muốn trị bệnh huyết áp thì phải uống thuốc suốt đời nhưng có nhiều người bệnh thiếu kiên nhẫn để làm được điều này. Ngoài những quan niệm sai còn có những loại thuốc gây phản ứng xấu, nếu cùng một lúc uống nhiều loại thuốc có tác dụng khác nhau và uống thuốc không đúng cách sẽ gây hậu quả đáng tiếc. Do đó cần phải chọn loại thuốc thích hợp, có hiệu quả lâu dài.
Xuất huyết não, triệu chứng thứ nhất của bệnh cao huyết áp
Xuất huyết não, trong dân gian gọi là “trúng gió” hay “trúng phong”. Lâm sàng gọi xuất huyết não, chết não và thiếu máu não cấp là TIA. Những triệu chứng thường gặp gồm: Chân tay thiếu cảm giác, vận động khó khăn, tư duy ngôn ngữ kém, giảm trí nhớ, nhìn không rõ nét... Người bị trúng gió là một gánh nặng đối với gia đình. Nguyên nhân gây trúng gió phần lớn do huyết áp biến động mạnh, thiếu máu não cấp và nhiều nguyên nhân khác. Lao động quá sức, tâm trạng bị kích động mạnh, ăn uống không hợp lý, dùng sức quá mạnh, thời tiết thay đổi, uống nhiều rượu, tức giận... Đều là những nhân tố có liên quan đến huyết áp biến động và xơ vữa động mạch.
Phòng bệnh là quan trọng: Cần chú ý loại bỏ những nhân tố nguy hiểm, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch.
Trị bệnh cao huyết áp: Chọn sử dụng loại thuốc giảm huyết áp tốt có thể giảm tỷ lệ xuất huyết não và tử vong.
Những nhân tố nguy hiểm:
1. Huyết áp cao kéo dài mà chưa được không chế tốt.
2. Nghiện thuốc lá, nghiện rượu.
3. Mỡ trong máu cao, thích ăn mặn.
4. Thể trọng cao hơn mức bình thường 20% trở lên.
5. Bệnh tiểu đường.
Lựa chọn thuốc hạ huyết áp: Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xuất huyết não và chỉ số huyết áp có liên quan với nhau. Nguyên tắc của hạ huyết áp là có hiệu quả và ổn định, trong đó ổn định quan trọng hơn. Vì nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến xuất huyết não là do huyết áp biến động; còn thuốc giảm huyết áp tạm thời dễ làm cho huyết áp của người bệnh uống thuốc theo giờ giấc bị biến động, nên không phù hợp với những người bệnh loại này.
Nhồi máu cơ tim, triệu chứng thứ hai của bệnh cao huyết áp
Nhồi máu cơ tim là một triệu chứng chủ yếu có hại cho sức khỏe con người, bởi có nhiều nguyên nhân gây tổn hại tế bào bên trong động mạch tim dẫn đến xơ vữa động mạch tim, làm cho nó bị hẹp và tắc. Triệu chứng lâm sàng của nó là đau thắt tim và đờ cơ tim. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim rất cao và rất nghiêm trọng ở những người mắc bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao có thể gây tổn hại trực tiếp đổi với tế bào tim, làm tụ mỡ, giòn động mạch và xuất hiện những cơn đau thắt. Nếu như bệnh tiếp tục phát triển, ở những vết cứng lốm đốm trên thành động mạch có thể xuất huyết, gây tắc nghẽn động mạch, làm tim ngừng đập. Tỷ lệ tắc nghẽn động mạch vành do xơ vữa động mạch ở người mắc bệnh huyết áp là rất cao. Do đó cao huyết áp là hung thủ chính của bệnh nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch. Huyết áp cao khó lưu thông nên tim làm việc rất vất vả, tế bào cơ tim to lên, lâu ngày làm cho thành tâm thất cũng dày lên, dẫn đến mọi thứ trở nên thất thường, cuối cùng thì công năng tim suy yếu.
Những nhân tố nguy hiểm cần phòng trừ:
1. Huyết áp cao.
2. Mỡ trong máu cao.
3. Đường trong máu cao.
4. Hút thuốc lá.
Lựa chọn thuốc hạ huyết áp: Tiêu chí là hạ huyết áp đồng thời bảo vệ được tim. Để phòng có một số thuốc hạ huyết áp nhưng lại làm tăng mỡ và đường hoặc kali và mangan trong máu, khiến cho động mạch xơ vữa thêm.
Bệnh thận, triệu chứng thứ ba của bệnh cao huyết áp Thận là cơ quan bài tiết chủ yếu của cơ thể, máu nhờ tiểu cầu thận lọc chất thải để bài tiết ra ngoài. Lâm sàng có nhiều loại bệnh gây hại cho thận như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh viêm do virus, bệnh về hệ thống miễn dịch... Khi huyết áp cao sẽ làm cho một bộ phận động mạch nhỏ và mao mạch ở thận bị tổn thương dẫn đến tiểu cầu thận trở nên cứng. Khi bệnh phát triển, khả năng lọc của tiểu câu thận và khả năng hấp thụ của mao mạch suy giảm thì người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như máu nhiễm urea, nước tiểu có nhiều albumin, phù thũng... Nếu bệnh tiếp diễn sẽ dẫn đến suy thận, phải lọc thận bằng máy hoặc thay thận thì mới mong kéo dài sự sông. Nói tóm lại, cao huyết áp có thể dẫn đến hại thận mà thận bị tổn hại thì huyết áp càng cao.
Cách phòng ngừa: Có thể chữa các bệnh có liên quan như:
1. Huyết áp cao.
2. Bệnh tiểu đường.
3. Viêm thận mãn tính.
4. Bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Chọn lựa thuốc hạ huyết áp: Thuốc hạ huyết áp nhưng không làm tăng gánh nặng cho thận, không chỉ dựa vào việc chữa bệnh nguyên phát, mà tốt nhất là phải bảo vệ thận như thay đổi thuốc để giảm lượng albumin trong máu và làm chậm quá trình suy thận.
Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng đến huyết áp không? Huyết áp cao là do gene di truyền kết hợp với nhân tố bên ngoài gây ra. Môi trường làm cho cơ thể có những biến đổi về thần kinh và dịch thể để thích ứng với hoàn cảnh mới. Thời tiết gây biến động huyết áp, ở người cao tuổi biến động lại càng rõ. Mùa hè huyết áp giảm nhẹ, mùa đông huyết áp tăng cao, thông thường mùa dông so với mùa hè huyết áp số cao tăng 12, số thấp tăng 6mmHg. Điều này chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, mùa hè mạch máu dưới da nở ra, còn mùa đông thì co lại.
Thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ bên ngoài giảm 1°C thì áp cao tăng 1,3mmHg và áp thấp tăng 0,6mmHg. Mùa đông nhiệt độ giảm thì người ta đi tiểu nhiều, mạch máu co lại để bớt phân tán nhiệt lượng cơ thể, khi nước tiểu nhiều thì thận và tim phải hoạt động nhiều, làm cho huyết áp tăng cao. Mùa hè trời nóng nực, mạch máu giãn ra, máu lưu thông dễ hơn, nhiều hơn, đồng thời với tháo mồ hôi thì dung lượng máu ít đi... Làm cho huyết áp hạ. Do đó, những người mắc bệnh cao huyết áp khi trời lạnh bị kích thích, huyết áp tăng đột ngột rất dễ bị đột quy.
Người mắc bệnh cao huyết áp khi dùng thuốc cần chú ý điều gì?
Những người được bác sĩ xác định mắc bệnh cao huyết áp, khi dùng thuốc phải theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế dùng thuốc hạ huyết áp, dùng ít mà hiệu quả cao. Phải kiên trì uống thuốc đúng cách, đúng giờ, chú ý tránh uống nhầm thuốc, tránh tự mình tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng uống thuốc. Dùng thuốc hạ huyết áp phải kết hợp đo huyết áp và ghi chép cẩn thận để theo dõi, giúp bác sĩ điều trị có kết quả. Khi ngủ dậy nên từ từ, tránh thay đổi tư thế đột ngột, rất dễ ngã. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu để hạ huyết áp cần chú ý uống đúng liều lượng; đối với người đi tiểu nhiều cần bổ sung thêm kali, muối ăn và thức uống (chủ yếu là nước trái cây và rau xanh...). Khi dùng thuốc trợ tim nên giảm dần liều lượng, tránh giảm hoặc ngừng đột ngột, dễ làm cho tim bị đau thắt.
Có phải hạ huyết áp càng nhanh càng tốt không?
Không. Huyết áp cao là một quá trình diễn ra chậm chạp nhưng lâu dài, khả năng điều tiết của cơ thể có thể thích ứng từ từ (đương nhiên cũng có người không có cảm giác thích ứng) nhưng cũng có giới hạn. Cho nên, ngoài triệu chứng cao huyết áp thì điều trị hạ áp cũng cần phải từ từ, không thể cấp tốc được. Nếu như điều tiết vượt giới hạn cho phép làm cho các cơ quan nội tạng chủ yếu không được cung cấp máu đầy đủ sẽ gây ra hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh... Rất nguy hiểm.
Mục tiêu phòng bệnh tim mạch của Tổ chức Y tế Thế giới là gì?
- Dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm giảm 1% số người béo phì ở độ tuổi từ 15 - 64, đồng thời giảm 0,5% lượng chất béo và 2 gam muối. Thông qua chương trình giáo dục sức khỏe, mỗi năm tăng 5% số người ở độ tuổi từ 15- 64 hiểu được tác hại của việc ăn nhiều mỡ, đường và muối.
- Tăng cường vận dộng, làm cho những người ở độ tuổi từ 15 - 64 mỗi tuần vận động 3 lần, mỗi lần liên tục 20 phút trở lên, để mỗi năm có 5% trong số đó biết vận động như thế nào là có lợi cho sức khỏe.
- Phòng bệnh cao huyết áp, mỗi năm tăng thêm 2% số người ở độ tuổi từ 15 - 64 chịu đo huyết áp để biết huyết áp của mình có bình thường hay không. Mỗi năm tăng thêm 5% số người ở độ tuổi này biết được cao huyết áp là nhân tố nguy hiểm nhất đối với bệnh tim mạch. Làm cho họ biết được thần kinh căng thẳng, béo phì, ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều chất béo và ít vận động là nhân tố nguy hiểm chủ yếu của bệnh cao huyết áp, để họ biết được bệnh cao huyết áp không có triệu chứng nhất định.
- Bớt hút thuốc lá, mỗi năm giảm 1,5% số người ở độ tuổi từ 15 - 84 nghiện thuôc lá, để họ nhận được lời khuyên cần phải cai thuốc; tăng 5% số người trong độ tuổi này biết được hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhồi máu cơ tim và ung thư; biết được việc hút thuốc lá ở nơi công cộng là thiếu đạo đức.
Huyết áp giảm đến mức nào là vừa?
Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, tiêu chuẩn để trị bệnh cao huyết áp không phải chỉ đơn thuần là hạ số đo huyết áp, mà chủ yếu là để phòng và hạn chế tổn hại cho các cơ quan nội tạng. Hiện nay người ta cho rằng cần phải hạ huyết áp đến giới hạn có thể. Nhưng cơ quan y tế dự phòng của Mỹ và Liên Hiệp Quốc cho rằng, tiêu chuẩn tốt nhất của huyết áp là <120/80mmHNg; tiêu chuẩn của huyết áp bình thường là <140/90mmHg.
Giới hạn cao bình thường của huyết áp là 130 - 139/85 - 89 mmHg. Người mắc bệnh đái tháo đường cần khống chế huyết áp dưới mức 130/85mmHg.
Phòng bệnh cao huyết áp như thế nào?
Huyết áp cao là một loại bệnh phát triển chậm, có thể để phòng.
a) Những người lao động trí óc dễ mắc bệnh cao huyết áp nên cần tham gia lao động chân tay trong chừng mực có thể. Lao động giúp nâng cao thể chất, làm cho mạch máu xung quanh các cơ giãn ra, giảm mệt mỏi cho đại não, hạn chế tăng huyết áp.
b) Sắp xếp hợp lý cuộc sống, ngủ đủ giấc để não được nghỉ ngơi đúng mức, cơ thể giảm trao đổi chất, tim đập chậm, mạch giảm, huyết áp hạ.
c) Cần hạn chế tối đa những nhân tố kích thích có hại như thuốc lá, rượu; những người 40 tuổi trở lên cần hạn chế ăn những thức ăn có nhiều cholesterol.
d) Cần nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, thường xuyên tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ tập thể và thường xuyên tập thể dục.
e) Những người đã mắc bệnh cao huyết áp cần phải trị bệnh sớm để huyết áp được tương đối ổn định; tránh làm cho tim, thận, mạch máu bị tổn hại, người bệnh duy trì được sức khỏe để làm việc. Nếu phát hiện bệnh quá muộn, chậm trễ trong điều trị, cũng không nên quá lo lắng. Trong trường hợp này nên dùng thuốc hạ huyết áp hay dùng biện pháp khác để huyết áp giảm đến mức cho phép, tránh gây tổn hại cơ quan nội tạng, vẫn có thể khống chế được sự phát triển của bệnh.
Huyết áp đã hạ đến mức cho phép, vậy có thể ngừng uống thuốc được không?
Trừ một số ít người mắc bệnh cao huyết áp thể nhẹ, ở giai đoạn đầu, ngoài ra phần lớn đều phải mang bệnh suốt đời. Do đó cần phải uống thuốc dài ngày hoặc suốt đời. Nếu thấy huyết áp trở lại bình thường mà ngừng uống thuốc thì sớm hay muộn bệnh cũng tái phát. Tốt nhất là sau khi đã khống chế và ổn định huyết áp được một năm thì có thể giảm liều lượng hoặc giảm loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp phải uống dài ngày để tránh “hội chứng tổng hợp của ngừng thuốc” dẫn đến mắc các chứng bệnh về tim, não, thận, mạch máu...
Ở nhà nên dùng loại máy đo huyết áp nào?
Có 3 loại máy đo huyết áp thường dùng: Máy đo bằng cột thủy ngân, máy đo điện tử và máy đo bằng khí nén.
Máy đo huyết áp bằng cột thủy ngân thường dùng ở các cơ sở y tế vì nó có tính chính xác và ổn định tương đổi cao nên các bác sĩ thường dùng để có thể khám bệnh chính xác hơn. Nhưng khi dùng loại máy này phải có ống nghe, bất tiện hơn dùng máy điện tử. Mặc dù cách đo huyết áp tương đối dễ học, nhưng nếu đo không đúng cách cũng sẽ có sai số lớn hơn máy điện tử. Những người mắc bệnh cao huyết áp đều cần có máy do huyết áp để sử dụng thường xuyên nhưng khi cảm thấy có điều gì bất thường thì phải lập tức đi bệnh viện.
Máy đo huyết áp điện tử hiện nay có bán nhiều trên thị trường. Do nó tinh xảo, tiện lợi, thao tác đơn giản, không cần phải tốn nhiều công sức bảo dưỡng (cần chú ý đừng để ướt và đánh rơi), nên nhiều gia đình thích sử dụng máy đo huyết áp điện tử. Máy đo huyết áp điện tử hiện có hai loại chính, một loại đo ở cổ tay, một loại đo ở cánh tay; nếu phân loại theo cách đo thì một loại đo tự động, một loại đo bán tự động.
Máy đo huyết áp điện tử tự động đeo ở cổ tay có giá cao hơn loại máy bán tự động đo ở cánh tay. Nếu dùng cho người cao tuổi thì nên mua loại thứ hai vì động mạch ở cổ tay, chân thường bị xơ vữa nhiều hơn ở phần trên, cho nên đo huyết áp ở phần trên chính xác hơn; còn nếu có điều kiện mua máy đo tự động thì quá tốt.
Máy đo huyết áp điện tử tuy có nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như xung quanh có nhiều tiếng ồn hoặc xắn tay áo tạo ma sát cũng có ảnh hưởng đến kết quả. Người sử dụng máy cần chú ý, mỗi lần trước khi sử dụng phải bóp túi khí cho xẹp hết và ngồi yên từ 5 - 10 phút cho thật bình tĩnh, ngồi đúng tư thế, khi đo không nên nói chuyện, không cựa quậy. Nếu một người cần phải đo liên tục vài lần thì nên duỗi tay nghỉ vài ba phút cho thoải mái rồi đo tiếp. Do con người ta có huyết áp ở hai tay không như nhau nên đã đo huyết áp thì chỉ đo ở một tay để tiện theo dõi. Máy đo huyết áp điện tử, nếu sử dụng đúng cách cũng cho kết quả chính xác như máy đo bằng cột thủy ngân.