Tổng quan về đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá) là gì bệnh gì?
Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Theo tuổi tác, các chất protein này sẽ liên kết lại và cản trở đường đi của ánh sáng. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bệnh nhân càng khó có thể nhìn rõ. Và tình trạng này được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới.
Căn bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có liên quan đến quá trình lão hóa. Ngoài ra, di truyền và một số các loại bệnh khác cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể là gì?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh trên vẫn chưa được xác định. Thông thường tác nhân được biết đến gây ra căn bệnh này là do lão hóa. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh cũng có thể là do dùng steroid trong thời gian dài, mắt bị đỏ và sưng, nhiễm trùng mắt và các bệnh như tiểu đường.
Mặc dù nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể cho được xác định nhưng các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh trên bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
- Gia đình có thành viên bị đục thủy tinh thể.
- Đã bị tổn thương hoặc viêm mắt trước đó.
- Đã từng phẫu thuật mắt.
- Uống quá nhiều rượu.
- Phơi nắng nhiều.
- Bệnh tiểu đường.
- Huyết áp cao.
- Hút thuốc.
- Béo phì.
- Dùng thuốc costicosteriod trong thời gian dài.
- Tia bức xạ ion hóa chẳng hạn như tia X-quang hoặc tia bức xạ dùng trong trị liệu ung thư.
Triệu chứng phổ biến của đục thủy tinh thể là gì?
Hiện tại, triệu chứng chủ yếu của đục thủy tinh thể là mờ mắt. Đôi khi nhìn xa sẽ mờ hơn là nhìn gần hoặc ngược lại. Ngoài ra, bệnh nhân có thể không nhìn rõ kể cả khi đeo kính hoặc kính sát tròng, vẫn chỉ thấy hình ảnh mờ, chói mắt hoặc thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng.
Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
Thông thường, căn bệnh này không làm tổn thương mắt mà chỉ làm mờ mắt. Vì vậy, nếu bệnh nhân cảm thấy hài lòng về thị lực của họ thì không cần phải sư dụng phẫu thuật.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy thị lực bị giảm sút đáng kể, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn và khuyên họ nên thực hiện phẫu thuật. Đôi khi ở giai đoạn đầu của bệnh, thị lực có thể được cải thiện bằng việc đeo kính. nhưng đối với những trường hợp nặng, thì việc đeo kính không đem lại hiệu quả trong việc cải thiện thị lực.
Khi phẫu thuật, mắt sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Sau đó thủy tinh thể bị đục sẽ được loại bỏ và thường được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải nên hạn chế tối đa các hoạt động.
Hiện nay, phẫu thuật đục thủy tinh thể không bao giờ thực hiện trên cả hai mắt cùng một lúc.