Tổng quan về bệnh suy gan cấp tính
Bệnh suy gan cấp tính là gì?
Suy gan cấp (tên tiếng Anh là Acute liver failure) hay còn được gọi là suy gan bùng phát, là tình trạng mất chức năng của gan. Hiện nay căn bệnh trên diễn biến một cách nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Suy gan cấp thường xảy ra ở những người chưa từng có bệnh gan trước đó và hiếm gặp hơn suy gan mạn tính và thường diễn tiến chậm hơn so với suy gan mạn tính.
Tình trạng mất chức năng của gan.
Suy gan cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: xuất huyết và tăng áp lực nội sọ. Đó là những trường hợp cấp cứu cần phải nhập viện.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy gan cấp tính là gì?
Hiện nay, căn bệnh trên cấp xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương một cách trầm trọng và không còn khả năng hoạt động bình thường nữa. Sau đây là những nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:
Uống thuốc theo toa
- Uống quá nhiều thuốc giảm đau:
Uống quá nhiều thuốc chứa thành phần acetaminophen là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp. Suy gan cấp có thể xảy ra ngay sau khi cơ thể dùng acetaminophen quá liều, hoặc sau khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo mỗi ngày.
- Uống thuốc theo toa:
Một số thuốc theo toa bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid và thuốc an thần có thể gây suy gan cấp.
- Thảo dược bổ sung:
Các loại thuốc thảo dược và các dược phẩm bổ sung đều có liên quan đến suy gan cấp.
- Viêm gan và các virus khác:
Viêm gan A, viêm gan B và E có thể gây suy gan cấp. Các virus khác có thể gây suy gan cấp tính bao gồm virus Epstein-Barr, Cytomegalovirus và Herpes.
- Hóa chất:
Các chất độc có thể gây suy gan cấp tính.
- Bệnh tự miễn:
Bệnh viêm gan tự miễn có thể gây suy gan. Viêm gan tự miễn là một bệnh mà hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các tế bào gan, gây viêm và chấn thương.
- Bệnh mạch máu trong gan:
Hội chứng Budd-Chiari, có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch gan, dẫn đến suy gan cấp.
- Bệnh chuyển hóa:
Bệnh Wilson hay bệnh gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ thường gây suy gan cấp.
- Ung thư:
Ung thư xảy ra tại gan hoặc di căn từ cơ quan khác đến gan đều có thể dẫn đến mất chức năng gan.
Cho đến nay nhiều trường hợp suy gan cấp không có nguyên nhân rõ ràng.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh suy gan cấp tính là gì?
Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của bệnh suy gan cấp tính bao gồm:
Đau bụng ở vùng trên bên phải.
- Vàng da vàng mắt.
- Đau bụng ở vùng trên bên phải.
- Chướng bụng.
- Buồn nôn và nôn.
- Mệt mỏi.
- Lú lẫn hay mất phương hướng.
- Buồn ngủ ban ngày, ngủ gà.
Điều trị bệnh suy gan cấp tính
Hiện nay, những bệnh nhân bị suy gan cấp tính thường được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện nơi có thể thực hiện ghép gan nếu cần. Bác sĩ có thể điều trị những tổn thương xảy ra tại gan, nhưng trong nhiều trường hợp, việc điều trị còn liên quan đến việc kiểm soát các biến chứng và cần phải có thời gian để gan của người bệnh hồi phục.
Sau đây là các phường pháp điều trị suy gan cấp bao gồm:
- Thuốc chống ngộ độc: Suy gan cấp do dùng acetaminophen quá liều được điều trị với một loại thuốc gọi là thuốc chống ngộ độc. Thuốc này cũng có thể giúp điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan cấp.
- Ghép gan: Khi suy gan cấp không thể phục hồi, thì phương pháp điều trị duy nhất có thể là ghép gan. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy phần mô gan bị tổn thương của người bệnh và thay thế chúng bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Phương pháp điều trị duy nhất có thể là ghép gan.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải kiểm soát theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng đang có của bệnh nhân và cố gắng ngăn ngừa các biến chứng do suy gan cấp gây ra bằng cách như sau:
- Giảm áp lực nôi sọ do quá tải dịch trong não: Phù não do suy gan cấp có thể làm tăng áp lực lên não. Thuốc có thể giúp làm giảm sự hình thành và tích tụ dịch trong não của bệnh nhân.
- Tầm soát nhiễm trùng: Nhân viên y tế sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh nhân ngay từ đầu và kiểm tra có bệnh nhiễm trùng hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có nhiễm trùng, ngay lập tức bệnh nhân sẽ phải điều trị nhiễm trùng đó.
- Ngăn ngừa chảy máu trầm trọng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân để giảm nguy cơ bị chảy máu. Nếu bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hay vị trí chảy máu. Bệnh nhân có thể yêu cầu được truyền máu.