Tổng quan về bệnh lao phổi

Tổng quan về bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh gì?

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Căn bệnh này có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số trường hợp bệnh) và là nguồn lây chính cho mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra lao phổi là gì?

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lao phổi như:

  • Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis:

    Loại vi khuẩn này được xem là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này và có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
  • Tiếp xúc với nguồn bệnh:

    Tiếp xúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể rất dễ bị lây nhiễm.
  • Ô nhiễm môi trường:

    Không khí có nhiều khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho khi khuẩn lao phát triển và là nguyên nhân bệnh lao phổi phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm, vật nuôi nhiễm vi khuẩn lao… Cũng là nguyên nhân bệnh lao phổi hay gặp.

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh đã được nêu ở trên nhưng các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm:

  • Nhiễm HIV.
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
  • Mắc các bệnh mạn tính: Loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…
  • Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư…

Những triệu chứng thường thấy của lao phổi là gì?

Hiện nay, triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu).

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể xảy ra:

  • Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ về chiều.
  • Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao phổi?

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, qua đó tiến hành xem xét và kiểm tra. Đồng thời, người bệnh cần miêu tả chi tiết đặc tính của ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sau đó bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm:

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB.
  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể).
  • Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao.
  • X-quang phổi.
  • Đau ngực, đôi khi khó thở.

Những phương pháp điều trị lao phổi là gì?

Cho đến nay, phương pháp điều trị phổ biến của căn bệnh này là dùng thuốc trị lao. Hoặc các thuốc chống lao thiết yếu như isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.

Thuốc chống lao hàng 2: Kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Ofloxacin®) và một số thuốc khác.

Ngoài ra, các phác đồ điều trị lao sẽ được bác sĩ phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...