Tổng quan ung thư miệng
Ung thư là sự tăng trưởng quá mức của các tế bào xâm lấn và gây tổn thương cho các mô xung quanh. Ung thư miệng cũng vậy, nó xảy ra do sự tăng trưởng quá mức của các tế bào hoặc các cơn đau trong miệng (mà không biến mất). Ung thư miệng, bao gồm ung thư môi, lưỡi, má, sàn miệng, vòm miệng cứng - mềm, xoang - hầu họng (họng), đều có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các triệu chứng của ung thư miệng là gì?
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng bao gồm:
- Sưng - dày, vón cục hoặc đốm thô hay các khu vực bị xói mòn trên môi, nướu hoặc các khu vực khác trong miệng.
- Sự phát triển của các mảng trắng, đỏ hoặc lốm đốm (trắng và đỏ) trong miệng.
- Chảy máu không rõ nguyên nhân.
- Bị tê không rõ nguyên nhân, mất cảm giác hoặc đau ở bất kỳ khu vực nào trên khuôn mặt, miệng hoặc cổ.
- Các vết loét dai dẳng trên mặt, cổ hoặc miệng dễ chảy máu và không lành trong vòng 2 tuần.
- Đau nhức hoặc cảm giác có thứ gì đó bị mắc vào sau cổ họng.
- Khó nhai hoặc nuốt, nói hay di chuyển hàm và lưỡi.
- Khàn giọng, đau họng mãn tính hoặc thay đổi giọng nói.
- Đau tai.
- Thay đổi khớp răng.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong số những điều trên đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
Ai bị ung thư miệng?
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới thường có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp đôi so với phụ nữ và độ tuổi phổ biến bị căn bệnh này là 50 tuổi. Vào năm 2014, ước tính có hơn 40.000 người ở Hoa Kỳ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng.
Sau đây là các yếu tố làm tăng khả năng phát triển của ung thư miệng bao gồm:
- Hút thuốc. Những người hút thuốc lá, xì gà hoặc thuốc lào có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp sáu lần so với những người không hút thuốc.
- Người sử dụng thuốc lá không khói. Những người sử dụng các sản phẩm khác của thuốc lá hoặc nhai đều có nguy cơ mắc ung thư ở má, nướu và niêm mạc môi cao gấp 50 lần.
- Tiêu thụ quá nhiều rượu. Ung thư miệng phổ biến hơn ở người uống rượu khoảng sáu lần so với người không uống rượu.
- Tiền sử gia đình bị ung thư.
- Phơi nắng quá nhiều, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ.
- Papillomavirus ở người (HPV). Một số chủng HPV là các yếu tố nguy cơ nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy (OSCC).
Điều quan trọng cần lưu ý là hơn 25% các trường hợp bị ung thư miệng xảy ra ở những người không hút thuốc và thỉnh thoảng chỉ uống rượu.
Viễn cảnh của bệnh nhân ung thư miệng là gì?
Hiện tại, tỷ lệ sống sót chung sau 1 năm ở bệnh nhân ung thư miệng (tại tất cả các giai đoạn của ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng) là 81%. Tỷ lệ sống sót sau 5 và 10 năm lần lượt là 56% và 41%.
Chẩn đoán ung thư miệng như thế nào?
Để chẩn đoán ung thư miệng, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra nha khoa thông thường, tiếp theo là tiến hành kiểm tra sàng lọc ung thư miệng. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ nhận thấy bất kỳ khối u hoặc thay đổi mô không đều ở cổ, đầu, mặt và khoang miệng của người bệnh. Khi kiểm tra miệng, bác sĩ nha khoa sẽ tìm kiếm bất kỳ vết loét hoặc mô bị đổi màu cũng như kiểm tra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên.
Sinh thiết có thể được sử dụng để xác định một khu vực đáng ngờ. Hiện có nhiều loại sinh thiết khác nhau và bác sĩ nha khoa có thể xác định loại nào là tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có nhiều bác sĩ không sử dụng sinh thiết dạng bàn chải, mặc dù chúng rất dễ dàng, bởi vì sinh thiết bằng dao mổ sẽ có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, nhiều loại sinh thiết khác nhau như dao mổ, rạch và cắt bỏ cũng được sử dụng, tùy thuộc vào việc bác sĩ cần một mảnh hoặc toàn bộ khu vực để xác định bản chất của vấn đề là gì. Ngoài ra, một số bác sĩ tạo mẫu trước sinh thiết bằng laser.
Ung thư miệng được điều trị như thế nào?
Ung thư miệng được điều trị giống như nhiều bệnh ung thư khác - trong đó phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ sự phát triển ung thư, tiếp theo là xạ trị hoặc hóa trị liệu (điều trị bằng thuốc) giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư miệng?
Để ngăn ngừa ung thư miệng:
- Không hút thuốc hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào và uống rượu có chừng mực (và không uống rượu say).
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc nhiều lần làm tăng nguy cơ ung thư trên môi, đặc biệt là môi dưới. Khi ở ngoài nắng, hãy sử dụng các loại kem chống nắng chống tia UV-A / B trên da, cũng như môi.
Những điều sau đây có thể đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện sớm ung thư miệng, chẳng hạn như:
Tiến hành tự kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần.
Sử dụng ánh sáng và gương, để nhìn - cảm nhận đôi môi cũng như phía trước nướu. Nghiêng đầu ra sau và nhìn vào, sau đó cảm nhận vòm miệng. Rút lưỡi ra và nhìn vào tất cả các bề mặt, kiểm tra sàn miệng. Nếu cảm thấy khối u hoặc các hạch bạch huyết mở rộng ở cả hai bên cổ và dưới hàm (dưới). Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về diện mạo của miệng hoặc bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên.Khám nha sĩ định kỳ.
Mặc dù bạn có thể tự kiểm tra thường xuyên, đôi khi những dấu hiệu nguy hiểm hoặc vết loét trong miệng có thể rất nhỏ và khó nhìn thấy. Vì thế hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra ung thư miệng 3 năm một lần cho những người trên 20 tuổi và hàng năm cho những người trên 40 tuổi. Bên cạnh đó, trong các cuộc hẹn nha khoa tiếp theo, hãy yêu cầu nha sĩ thực hiện kiểm tra răng miệng. Từ đó ung thư miệng có thể phát hiện sớm và cải thiện cơ hội điều trị thành công.