Tổng hợp nguồn gốc bệnh Ung thư và cách phòng tránh chữa trị

Tổng hợp nguồn gốc bệnh Ung thư và cách phòng tránh chữa trị

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện có khoảng 200 loại ung thư.

I. CÁC SỐ LIỆU VÀ CHI TIẾT VỀ BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong tổng số 58 triệu người chết trên toàn thế giới năm 2005, bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong cho 7,6 triệu (hay 1322 trên tổng sô) người. Các loại bệnh ung thư chính dẫn đến tỷ lệ vong chung do bệnh ung thư bao gồm:

- Bệnh ung thư phổi khiến 1,3 triệu người chết mỗi năm.

- Bệnh ung thư dạ dày khiến gần 1 triệu người chết mỗi năm.

- Bệnh ung thư gan khiến 662.000 người chết mỗi năm.

- Bệnh ung thư đại tràng khiến 655.000 người chết mỗi năm.

- Bệnh ung thư vú khiến 502.000 người chết mỗi năm.

Hơn 70% ca tử vong do ung thư trong 2005 xuất hiện ở các quốc gia có thu nhập bình quân trung bình và thập. Những ca tử vong do ung thư sẽ tiếp tục tăng lên, với mức ước tính khoảng 9 triệu người chết do ung thư vào năm 2015 và 11,4 triệu người chết vào năm 2030.

Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 nghìn người mặc mới. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Đáng chú ý hơn, trong một công bố mới đây hỏi tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ chết do bệnh ung thư, 50 nước đứng đầu về tỷ lệ người chết vì ung thư và mắc bệnh ung thư được xếp vào top 1. 50 nước đứng sau được tính thuộc nhóm top 2. Như vậy, Việt Nam đứng thứ 78 trong 172 quốc gia vùng lãnh thổ được xếp hạng, nên nước ta đứng top 2 thế giới. Theo đó, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, Việt Nam đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là 110 ca/100.000 người. Các quốc gia có tỷ lệ chết vì ung thư tương tự như Việt Nam gồm có Somalia, Phần Lan và Turkmenistan. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau các nước Lào (129/100.000) và Myanmar (118/100.000) về tỉ lệ tử vong do căn bệnh này. Các nước cùng khu vực có tỷ lệ chết vì ung thư thấp hơn Việt Nam gồm Thái Lan (105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia (96/100.000), Philippines (94/100.000), Brunei (84/100.000), Singapore (108/100.000), và Indonesia (106/100.000). Cũng theo WHO, 5 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chết vì ung thư theo xếp hạng của WHO là Armenia (230 ca/100.000 dân), Zimbabwe (210 ca/100.000 dân), và Hungary (195 ca/I00.000 dân), Mông Cổ (181 ca/100.000 dân), và Serbia (180 ca/100.000 dân).

Tuy nhiên theo số liệu mới của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế ( IARC) công bố có 18 triệu ca chẩn đoán mắc ung thư trên toàn cầu năm 2018 và tỷ lệ mắc ung thư mới  ở các nước giàu lại cao hơn vì đời sống được chăm sóc tốt nên có được tuổi thọ cao cũng đồng thời khả năng mắc ung thư cũng tăng lên.

Các chứng bệnh ung thư thường gặp nhất trên thế giới là:

- Ở nam giới (theo trình tự số ca tử vong trên toàn cầu): ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư kết tràng, ung thư thực quản và ung thư tuyến tiền liệt.

- Ở nữ giới (theo trình tự số ca tử vong trên toàn cầu): ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư kết tràng và ung thư cổ tử cung.

40% số ca ung thư có thể bị ngăn chặn bằng cách dùng biện pháp ăn uống khỏe mạnh, tham gia các hoạt động thể chất và không dùng thuốc lá.

Đối với bệnh ung thư trên toàn thế giới, việc dùng thuốc lá là nguyên nhân duy nhất thuộc dạng có thể ngăn ngừa được. Việc dùng thuốc lá gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư cổ họng, ung thư họng, ung thư tụy, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thận và các loại bệnh ung thư khác. Việc ngửi khói thuốc cũng gây ra ung thư phổi.

Một phần năm số ca ung thư trên toàn cầu có liên quan đến các căn bệnh mạn tính, hầu hết từ virus viêm gan siêu vi B HBV (gây ung thư gan), virus human papilloma HPV (gây ung thư cổ tử cung), /#Helicobacter plylori (gây ung thư dạ dày), Schistosomes (gây ung thư bàng quang), sán gan (ống dẫn mật) và virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người HIV (Ung thư da và bạch huyết).

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH UNG THƯ

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u "lành tính" trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong.

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.

III. 5 YẾU TỐ GÂY UNG THƯ

Ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị, vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là 5 yếu tố có thể gây bệnh dựa trên số liệu nghiên cứu trong báo cáo mang tên The Cancer Atlas của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS).

1. Do chế độ ăn uống nghèo nàn, suy dinh dưỡng (30%)

Nguyên nhân do chế độ ăn uống nghèo nàn suy dinh dưỡng chiếm 30% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, phân lớn các loại bệnh ung thư đều có liên quan đến khuyết tật gen làm nhiệm vụ kiểm soát, phân chia và quá trình chết đi của tế bào. Thực tế, rất nhiều bất thường làm tăng bệnh không do di truyền mà thay vào đó là làm tổn thương gen (gọi là đột biến), quá trình này phát triển âm ĩ trong cả cuộc đời của con người. Quá trình gây tổn thương rất đa dạng, trong đó có cả những yêu tố nội bộ như tác động cả các loại hormon, của quá trình chuyển hóa dưỡng chất bên trong tế bào hoặc do các yếu tố khách quan như khói thuốc lá, hóa chất và ánh nắng mặt trời. Các đột biến phi di truyền này gọi là đột biến tế bào dinh dưỡng. Có khoảng 5 - 10% tổig số các ca ung thư là do di truyền, có nghĩa là những người được kế thừa một biến thể di truyền đặc biệt từ cha mẹ, ông bà nên có rủi ro mắc phải một căn bệnh ung thư nhất định rất cao. Ngoài ra, khoa học cũng đã nghiên cứu và thấy có rất nhiều dạng ung thư là do kết hợp giữa yếu tố di truyền lẫn tác động của môi trường nên rủi ro tăng bệnh rất tiềm ẩn.

2. Do thuốc lá (chiếm 16%)

Theo số liệu thống kê, số ca tử vong vì ung thư phổi trên thế giới ngày càng tăng. Chỉ riêng năm 2008 cả thế giới có 1,61 triệu ca ung thư phổi mới phát hiện, chiếm 12,7% trong tổng số những ca ung thư mới được phát hiện. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 1,38 triệu ca/năm chiếm 18,2% tổng số ca tử vong vì ung thư nói chung. Phần lớn rơi vào các nước đang phát triển (chiếm 55%), nhât là nhóm đàn ông (1,1 triệu ca hay 16,59). Những nơi có tỉ lệ người chết vì ung thư phổi cao nhất là Trung Đông, Nam  u, Bắc  u và Đông Á; thấp nhất có vùng Trung và Tây Phi. Theo Bộ Môi trường Mỹ (EPA), khói thuốc lá kể cả người không hút, hít phải khói thuốc là thủ phạm chính gây bệnh ung thư phổi. Tại Mỹ, hàng năm có 160.000 ca ung thư vì thuốc lá, thậm chí tỷ lệ tử vong vì thuốc lá còn cao hơn cả ung thư vú ở phụ nữ.

3. Do viêm nhiễm (8%)

Đối với phụ nữ, nguy cơ ung thư phổi nói chung là thấp (xếp hàng thứ 4) và tỉ lệ tử vong ở phụ nữ (513.000 ca/năm), khoảng 8,5% trong tổng số các ca ung thư phát hiện mới hàng năm. Nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư phổi ở phụ nữ hiện nay là Bắc Mỹ và thấp nhất là Trung Phi. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do viêm nhiễm. Ví dụ: việc viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư hệ thống sinh sản rất cao. Theo thống kê, có tới trên 80% số phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nhẹ thì ra khí hư trong kỳ hành kinh, ngứa ngáy, nặng thì viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh, ung thư tử cung. Đây là căn bệnh xếp hàng thứ 3 sau ung thư vú và dạ dày ở phụ nữ.

4. Do bệnh nghề nghiệp (5%)

Những người làm việc trong môi trường độc hại, phơi nhiễm các chất độc hại là nhóm người có tỉ lệ mắc bệnh ung thư rất cao. Theo nghiên cứu tổ chức y tế nghề nghiệp GLOBOCAN, hàng năm có tới khoảng 13 triệu người bệnh ung thư nghề nghiệp mới được phát hiện và hàng năm có gần 8 triệu ca tử vong vì căn bệnh này trên quy mô toàn câu, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư gan, tuyến tiền liệt, ung thư kết tràng, ung thư bàng quang và ung thư máu chiếm tỉ lệ lớn. Môi chất gây ung thư có benzen, acid ethylene, phóng xạ ion hóa, benzidine, berili và hợp chât bis chloromethyl ether (BCME), chloromethyl, methyl ether, catmI, bột tan chứa sợi amiăng, hợp chất crom, dâu hắc ín từ nhựa than đá và vinyl chloride. Những nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân nhà máy sản xuất ôtô, tiếp xúc hóa chất thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp, sản xuất sơn, amiăng, thậm chí cả nghề bác sĩ tiếp xúc nhiều môi chất gây bệnh cũng có tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao.

5. Do ô nhiễm môi trường (12%)

Theo ACS, ung thư do ô nhiễm môi trường chiếm khoảng 12%⁄ trong tổng số những nguyên nhân gây ung thư. Rất đa dạng như do ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, do thực phẩm, do các đồ dùng dân dụng, chảo chống dính, mỹ phẩm làm đẹp ... Một trong những nguyên nhân hàng đầu là ô nhiễm không khí của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, do phương tiện giao thông thải ra ngoài môi trường ngấm vào nguồn nước, vào cá và sau đó đi vào cơ thể con người. Do con người dùng các loại nguyên liệu hóa thạch, kế cả trong công nghiệp, trong dân sinh, như đốt than đã làm cho không khí ô nhiễm, tăng bệnh đường hô hấp, làm chậm sự phát triển thai nhi, làm cho hệ thống thần kinh trẻ chậm phát triển thậm chí nó còn gây bệnh cho cả động vật, gây bất ổn xã hội và làm gia tăng nhiều căn bệnh lạ. Riêng ung thư vú, ung thư phối được xem là gánh nặng cho ngành y vì nạn ô nhiễm ngày càng tăng nhanh.

IV. CÁC TÁC NHÂN GÂY RA BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gen chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gen và các tác nhân bên ngoài và chúng có thể được phân loại như sau:

- Tác nhân vật lý gây ung thư như tia cực tím (UV) và tia phóng xạ.

- Tác nhân hóa học gây ung thư như khói thuốc lá và A- mi-ăng.

- Tác nhân sinh học gây ung thư như:

+ Nhiễm virus (Virus viêm gan siêu vi B và ung thư gan, virus human papilloma (HPV) và ung thư cổ tử cung và tế bào (Helicobacter pylori và ung thư dạ dày) và vật ký sinh (Schistosomes và ung thư bàng quang).

+ Ngộ độc thực phẩm do các độc tố Mycotoxin như Aflatoxin (làm từ Asoergillus fungi) gây ung thư gan.

Việc dùng thuốc lá được xem là yếu tố rủi ro chính dẫn đến ung thư và gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, dạ dày, bàng quang, vòm hầu và các bệnh ung thư khác. Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải, người fa vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư. Tự bản thân yếu tố này trở thành yếu tố rủi TO kết hợp với chứng béo phì cùng với sự áp dụng chế độ ăn uống thiếu rau quả và trái cây và có liều lượng muối cao. Việc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đang có những chứng cứ hiển nhiên về việc thức uống có cồn gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư thực quản, vòm họng, thanh quản, gan, ung thư vú và các loại bệnh ung thư khác.

V. CƠ CHẾ HÓA SINH PHẦN TỬ SINH UNG THƯ 

1. Nguồn gốc của ung thư

Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiến này và dẫn đến ung thư.

Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác và chúng hiếm khi đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lần vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên đe dọa đến tính mạng.

2. Hóa sinh phân tử, bệnh học phân tử của ung thư

Các ung thư được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó.

Sinh ung thư (carcinogenesis): là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do tổn thương của DNA. Do đó ung thư là một bệnh lý về gene. Thông thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở một số gene nhất định. Quá tình này liên quan đến cá hệ thống gen tiên ung thư (proto-oncogene) và gen áp chế ung thư (tumor suppressor gene). Gen tiền ung thư mã hoá cho nhóm protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tin (messenger) trong quá trình dẫn truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu "tiến hành phân bào" tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột biến, các gen tiền ung thư sẽ biểu hiện quá mức (overexpression) các tín hiệu phân chia tế bào và làm các tế bào tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành những gen ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các sene ung thư thực chất là các gen cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi của cơ thể, do đó không thể loại bỏ các gen này khỏi hệ gen nhằm làm giảm khả năng ung thư.

Khác với gen ung thư, các gen áp chế ung thư mã hóa cho các chất truyền tin hóa học nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có sai hỏng về DNA. Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các đột biến hay tổn thương ADN và đông thời kích hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme sửa chữa DNA Điều này nhằm hạn chế tối đa khả năng các sai hỏng này được truyền cho thế hệ tế bảo kế tiếp. Thông thường, các gen áp chế ung thư sẽ được kích hoạt khi có tổn thương DNA xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất hoạt protein áp chế ung thư hoặc làm mất khả năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián đoạn hoặc dừng cơ chế sửa chữa DNA, khi đó những tổn thương DNA được tích lũy lại dần dần hình thành ung thư.

Nhìn chung, điều kiện cần thiết để hình thành ung thư là phải đột biến ở cả hai nhóm gen tiền ung thư và gen áp chế ung thư. Chẳng hạn như đột biến giới hạn ở một gen ung thư sẽ bị ức chế bởi sự kiểm soát phân bào bình thường (giả thuyết Knudson hay giả thuyết 1-2 cú đánh) và các gen ức chế khối u. Và cũng vậy chỉ một đột biến gen ức chế khối u cũng không gây ra ung thư, do bởi có nhiều gene "dự phòng" cùng chức năng. Chỉ khi có đủ gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư và có đủ gene ức chế khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế bào phát triển vượt quá các tín hiệu điều hòa thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Đột biến có thể từ các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân riêng biệt đã được liên kết với các loại ung thư đặc hiệu. Hút thuốc lá liên quan đến ung thư phổi. Phơi nhiễm kéo dài đối với phóng xạ, đặc biệt là phóng xạ tia cực tím từ mặt trời, dẫn đến u hắc tô và các loại ung thư da khác. Hít các sợi amiăng có liên quan đến u trung biểu mô. Tổng quát hơn, các chất hóa học được gọi là chất gây đột biến (mutagen) và các gốc tự do được biết là nguyên nhân gây ra đột biến. Các dạng khác của đột biến cũng có thể gây ra bởi quá trình viêm mạn tính, vì bạch cầu hạt trung tính tiết ra các gốc tự do có thể làm tổn thương DNA. Hoán vị nhiễm sắc thể, ví dụ như nhiễm sắc thể Philadelphia, là một dạng đặc biệt của đột biến liên quan đến sự trao đổi giữa các nhiễm sắc thể khác nhau.

Nhiều chất gây đột biến cũng là chất gây ung thư, nhưng một số chất gây ung thư không là chất gây đột biến. Ví dụ của chất gây ung thư nhưng không phải là chất gây đột biến bao gồm rượu và estrogen. Chúng được cho là thúc đẩy phát triển ung thư thông qua tác dụng kích thích tốc độ phân bào. Tốc độ phân bào nhanh chóng sẽ để lại ít khoảng cửa sổ hơn cho các enzyme sửa chữa DNA tốn thương trong quá trình sao chép DNA, và gia tăng khả năng sai lạc di truyền. Một sai lạc xảy ra trong quá trình phân bào có thể dẫn đến những tế bào nối tiếp nhận số lượng nhiễm sắc thể sai, dẫn đến dị bội nhiễm sắc thể và gây ra ung thư.

Các đột biến cũng có thể được di truyền. Thừa hưởng các đột biến nào đó trong gen BRCA1, một gen ức chế khối u, làm cho phụ nữ dể phát triển ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đột biến ở gene Rb1 có thể gây ra u nguyên bào võng mạc và các đột biến gen APC dẫn đến ung thư đại tràng.

Một số loại virus có thể gây ra đột biến. Chúng đóng vai trò trong khoảng 15% các trường hợp ung thư. Virus khối u, chẳng hạn như retrovirus, herpesvirus và papillomavirus, thường mang một gen ung thư hoặc một gen kìm hãm quá trình ức chế khối u trong bộ gen của chúng.

Khó có thể biết nguyên nhân đầu tiên gây ra ung thư. Tuy nhiên kỹ thuật sinh học phân tử có thể giúp xác lập đặc tính của đột biến hay sai lạc nhiễm sắc thể trong khối u, và cũng đã có tiền bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tiên lượng dựa vào hình thái đột biến ở một số bệnh ung thư. Ví dụ như hơn phân nửa số ung thư có tổn thương gen p53, đây là gen ức chế khối u đồng thời cũng được biết như là "người bảo vệ bộ gene". Đột biến này liên quan đến tiên lượng xấu, vì tế bảo của các khối u đó không đi vào quá trình apoptosis (cái chết được lập trình). Đột biến của telomerase đã loại bỏ các hàng rào hỗ trợ khác, làm tăng số lần tế bào có thể phân chia. Những đột biến khác giúp cho khối u tăng sinh mạch máu để cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng, hay giúp cho việc di căn đến những nơi khác của cơ thể.

Các tính chất đặc trưng của tế bào ác tính:

- Tránh được apoptosis (chết theo chương trình).

- Khả năng phát triển vô hạn (bất tử).

- Tự cung cấp các yếu tố phát triển.

- Không nhạy cảm đối với các yếu tố chống tăng sinh.

- Tốc độ phân bảo gia tăng.

- Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào.

- Không có khả năng ức chế tiếp xúc.

- Khả năng xâm lấn mô xung quanh.

- Khả năng di căn đến nơi xa.

- Khả năng tăng sinh mạch máu.

Một tế bào thoái triển thành tế bào khối u thường không có tất cả đặc điểm này cùng một lúc, tuy nhiên hậu duệ của chúng sẽ được chọn lọc để có các đặc tính đó. Quá trình này được gọi là phát triển theo dòng (clonal evolution). Bước đầu tiên trong quá trình phát triển của một tế bào u thường là một biến đổi nhỏ trong DNA, thông thường là đột biến điểm, nó tạo ra bất ổn về di truyền trong tế bào. Sự bất ổn này có thể dẫn đến việc tế bào mất toàn bộ nhiễm sắc thể hay một vài nhiễm sắc thể tăng thêm số lượng. Cũng vậy quá trình methyl hóa DNA của tế bào thay đối dẫn đến không kiểm soát được việc kích hoạt hay bất hoạt các gene. Tế bào có tốc độ phân chia cao, như biểu mô, tỏ ra có nguy cơ cao trở thành ung thư hơn tế bào phân chia ít hơn, như tế bào thần kinh.

VI. CÁC LOẠI UNG THƯ

Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tôn thương. Các tế bảo ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát.

- Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bảo biểu mô (ví dụ như ở ông tiêu hóa hay các tuyến tiêu hoá).

- Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tủy xương.

- Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay cơ.

- U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.

-U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm.

1. Ung thư ở người lớn

Ở Mỹ và các nước phát triển khác ung thư chiếm khoảng 25% trường hợp chết do mọi nguyên nhân. Theo thống kê hàng năm thì khoảng 0,5% dân số được chẩn đoán ung thư. Đối với đàn ông trưởng thành ở Mỹ, các loại ung thư hay gặp là ung thư tuyến tiền liệt (33% của tất cả các loại ung thư), ung thư phổi (13%), ung thư đại trực tràng (10%), ung thư bàng quang (7%) và u hắc tố ở da (5%). Nguyên nhân tử vong do ung thư phổi hay gặp nhất (31%), sau đó là ung thư tuyến tiền liệt (10%), ung thư đại trực tràng là (10%), ung thu tụy (5%) bệnh ung thư bạch cầu (4%). Đối với phụ nữ trưởng thành ở Mỹ, ung thư vú hay gặp nhất (32% của tất cả các loại ung thư) theo sau bởi ung thư phối (12%), ung thư đại trực tràng (11%), ung thư nội mạc tử cung (6%) và u lympho bào không Hodgkin (49). Theo nguyên nhân tử vong, ung thư phối lại là dẫn đầu (27% trong tổng số chết do ung thư), theo sau bởi ung thư vú (15%), ung thư trực tràng (10%), ung thư buồng trứng (6%) và ung thư tụy (6%). Những con số thông kê này thay đối theo từng nước.

Những ung thư khác:

- Ung thư biểu mô: ung thư da (thực tế đây là ung thư hay gặp nhất nhưng lại không được phân loại theo thống kê sức khỏe), ung thư cổ tử cung, carcinoma hậu môn, ung thư thực quản, carcinoma tế bào gan, ung thư thanh quản, carcinoma tế bào thận, ung thư dạ dày, nhiều loại ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến giáp.

- Bệnh lý ác tính về huyết học (máu và tủy xương): leukemia (bệnh bạch cầu), u limpho bào, bệnh đa u tủy, ung thư máu.

- Sarcoma (ung thư mô liên kết): sarcoma xương, sarcoma sụn, sarcoma cơ vân.

- Có nguồn gốc hỗn hợp: u não, u mô đệm đường tiêu hóa (GIST), u trung biểu mô (ở màng phổi hay màng tim), u tuyến ức, u quái, u hắc tố.

2. Ung thư ở trẻ em

Ung thư có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Ở đó các tiến trình di truyền bất thường, mà không có khả năng bảo vệ chống lại sự phát triển bất thường của các dòng tế bào bệnh lý, xảy ra rất sớm và có thể diễn tiến rất nhanh chóng.

Lứa tuổi có tỷ lệ ung thư cao nhất là năm đầu tiên của Cuộc sống. Bệnh bạch cầu (thường là bệnh bạch cầu nguyên bào Iymphô cấp - acute lymphoblastic leukemia hay ALL) là dạng ung thư hay gặp nhất ở trẻ nhũ nhi (30%), theo sau đó là ung thư hệ thần kinh trung ương và u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma). Phần còn lại thuộc về u Wilms, u lympho bào, sarcoma cơ vân, u nguyên bào võng mạc (refinoBiasíoma), Sarcoma xương và sarcoma Ewing.

Bé gái và trai có chung về tỷ lệ ung thư, nhưng trẻ nhỏ da trắng có tý lệ ung thư cao hơn trẻ nhỏ da đen trong hầu hết các dạng ung thư. Tỷ lệ sống sót đối với trẻ nhỏ là rất cao trong các trường hợp u nguyên bảo thần kinh, u Wilms và u nguyên bào võng mạc, và tương đối cao (80%) đối với leukemia, nhưng lại không tốt đối với các loại ung thư khác.

VII. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN

Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ, và không có cơ sở di truyền. Tuy nhiên một số hội chứng của ung thư đã được biết có mang yếu tố di truyền. Ví dụ như:

- Một số đột biến ở gene BRCAI và BRCA2 liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng:

- Các khối u của các cơ quan nội tiết trong bệnh đa u tuyến nội tiết (multiple endocrine neoplasia - MEN thể 1, 2a, 2b),

- Hội chứng Li-Fraumeni (sarcoma xương, ung thư vú, sarcoma mô mềm, u não) do đột biến của p53.

- Hội chứng Turcot (u não và polyp đại tràng).

- Bệnh polyp tuyến gia đình là một đột biến di truyền trong gen 44C dẫn đến phát triển sớm ung thư đại tràng.

- U nguyên bào võng mạc trẻ em là ung thư di truyền.

VIII. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm cũng đang được phát triển.

Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của cơ thể là mục tiêu điều trị. Đôi khi công việc này được thực hiện băng phẫu thuật, nhưng khả năng xâm lấn Ung thư đến các mô lân cận hay lan đến nơi xa ở mức độ vi thể thường hạn chế hiệu quả điều trị. Hiệu quả của hóa trị thì hạn chế bởi độc tính đối với các mô lành khác. Xạ trị cũng gây thương tổn đến mô lành.

Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.

1. Phẫu thuật ung thư

Nếu khối u còn khu trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn. Ví dụ có phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú ở ung thư vú, cắt bỏ tuyến tiền liệt ở ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan. Khi một tế bào ung thư phát triển thành một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ khối u đơn thuần dẫn đến tăng nguy cơ tái phát. Bờ của mô lành cũng thường được cắt bỏ để đảm bảo toàn bộ mô ung thư được loại bỏ. phương pháp này có thể gây tế bào ung thư bị biến dạng và khi ung thư đã di căn thì việc xác định được điểm xuất phát khối u là rất khó để loại bỏ hết.

Bên cạnh việc cắt bỏ khối u nguyên phát, phẫu thuật cần thiết cho phân loại giai đoạn, ví dụ 
như xác định độ lan tràn của bệnh, xem thử đã có di căn đến các hạch bạch huyết vùng hay chưa. Phân loại giai đoạn cho biết tiên lượng và nhu cầu điều trị bổ sung.

Đôi khi, phẫu thuật cần thiết cho kiểm soát triệu chứng, như chèn ép tủy sống hay tắc ruột. Đây được gọi là điều trị tạm thời.

2. Hóa trị liệu ung thư

Hóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc (“thuốc chống ung thư") có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau, ví dụ như sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các nhiễm sắc thể mới được tạo thành. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể trong tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột. Nó cũng làm hư hại các cơ quan khác như lá lách, thận, tim, phổi... đặc biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị. Vì một số thuốc hoạt động tốt khi phối hợp với nhau hơn là dùng đơn độc, nên hai hay nhiều thuốc thường được kết hợp cùng lúc với nhau. Đó được gọi là "hóa trị phối hợp"; hầu hết các phác đồ hóa trị ở dạng phối hợp. Ví dụ như tác dụng hỗ trợ thuốc ung thư của mật gấu ngựa.

Một kỹ thuật mới liên quan đến việc lấy mẫu mô của bệnh nhân trước khi hóa trị. Những mẫu mô này được kiểm tra để đảm bảo chúng không chứa tế bào ung thư. Mẫu mô này được phát triển nhờ vào kỹ thuật phát triển mô (tissue engineering) sau đó chúng được cấy vào lại trong cơ thể để thay thế cho mô đã bị tổn thương hay hủy hoại bằng cách nào đó bởi quá trình hóa trị liều cao. Một dạng khác của phương pháp này là dùng mẫu mô dị gen (allogenic) (lấy từ người cho khác) thay cho mô của chính bệnh nhân.

3. Miễn dịch trị liệu (Tăng cường hệ miễn dịch)

Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u. Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, như ung thư vú (trastuzumab/Herceptin”) và leukemia (gemtuzumab ozogamicin/Mylotarg”). Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chồng lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch.

Miễn dịch trị liệu là kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ thể gọi là macrophage và tế bào “sát thủ tự nhiên” NK Cell. Macrophage là hàng rào miễn dịch đầu tiên bảo vệ và chồng lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể cả các tế bào ung thư. NK Cell là một tế bào miễn dịch đặc hiệu có chức năng nhận biết và tiêu diệt tế bào Ung Thư.

4. Xạ trị liệu ung thư

Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng lượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị (mô đích") bằng cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Mặc dù xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế bào lành, hầu hết các tế bào lành có thể hồi phục và hoạt động bình thường. Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều tế bào ung thư trong khi giới hạn tổn thương đối với mô lành lân cận.

Xạ trị có thể được dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc, gồm ung thư não, vú, cổ tử cung, thanh quản, tụy, tiền liệt tuyến, da, cột sống, dạ dày, tử cung hay các sarcoma mô mềm. Xạ trị cũng có thế được dùng trong leukemia và lymphoma (ung thư của tế bào tạo máu và hệ thống bạch huyết). Liều xạ trị cho mỗi vị trí tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư và có hay không khả năng mô hay tình hình cơ quan xung quanh bị tổn thương bởi xạ trị.

5. Ức chế nội tiết tố trong điều trị ung thư

Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormone nào đó. Điều này cho phép một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại ung thư. Các ví dụ thông thường của khối u nhạy cảm với hormone là một số loại ung thư vú, tiên liệt tuyến, và tuyến giáp. Việc loại bỏ hay ức chế estrogen (đối với ung thư vú), testosterone (ung thư tiền liệt tuyến), hay TSH (ung thư tuyến giáp) là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng.

6. Kiểm soát triệu chứng khi mắc bệnh ung thư

Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung thư, nó vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống của bệnh nhân và giữ vai trò quan trọng trong quyết định áp dụng các điều trị khác trên bệnh nhân. Mặc dù mọi thầy thuốc thực hành đều có thể điều trị kiểm soát đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết và các vấn đề thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư, chuyên khoa săn sóc tạm thời (palliative care) đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở nhóm bệnh nhân này. Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphin) và thuốc chống nôn rất thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên hệ đến ung thư.

7. Các thử nghiệm điều trị

Thử nghiệm điều trị, cũng còn gọi là nghiên cứu điều trị, dùng đề kiểm tra các phương pháp điều trị mới trên bệnh nhân ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm ra các phương pháp tốt hơn để điều trị ung thư và giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng khảo sát nhiều loại điều trị như thuốc mới, phương pháp phẫu thuật hay xạ trị mới, phối hợp trị liệu mới, hoặc phương pháp điều trị mới như gene liệu pháp.

Thử nghiệm lâm sàng là một trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu ung thư cẩn thận và lâu dài. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị mới bắt đầu trong phòng thí nghiệm, ở đó các nhà khoa học lần đầu triển khai và kiểm tra các ý tưởng mới. Nếu một hướng nghiên cứu có triển vọng, bước kế tiếp có thể là thử nghiệm điều trị trên động vật để xem nó ảnh hưởng thế nào đến ung thư trên cơ thể sống đồng thời xem thử độc tính của nó thế nào. Dĩ nhiên, các phương pháp điều trị có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm hay trên động vật chưa hẳn đã là tốt trên người. Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân ung thư đề xác định xem các phương pháp điều trị hứa hẹn này có an toàn và hiệu quả hay không.

Các bệnh nhân tham gia có thể được giúp đỡ về mặt cá nhân nhờ vào điều trị mà họ nhận được. Họ nhận được sự săn sóc cập nhật mới nhất từ các chuyên gia ung thư, và họ nhận được hoặc một phương pháp điều trị mới đang được thử nghiệm hoặc một phương pháp điều trị tiêu chuẩn tốt nhất đang có cho bệnh lý ung thư của họ. Lẽ dĩ nhiên không có sự đảm bảo nào về các phương pháp điều trị mới hay chuẩn này mang lại kết quả tốt. Các phương pháp điều trị mới cũng có những nguy cơ không được xác định, nhưng nếu một phương pháp điều trị mới chứng minh được hiệu quả hay hiệu quả hơn phương pháp chuẩn, các bệnh nhân nghiên cứu có thể nằm trong số những người đầu tiên hưởng được lợi ích này.

Y khoa thế giới ghi nhận một liệu pháp chữa trị ung thư xuất phát từ Việt Nam đang được nghiên cứu và thử nghiệm đó là sử dụng các chế phẩm từ nấm lim xanh - một loài nấm đặc hữu của Việt Nam. Tạp chí Tin tức Y tế xuất bản tại Mỹ số ra tháng 5/2012 cho biết các bác sỹ ở bệnh viện St. John tại Birmingham nước Anh đã thử nghiệm sử dụng Nấm lim xanh trong điều trị ung thư và cho kết quả khả quan.

8. Y học thay thế và bổ sung

Y học thay thế và bổ sung (complementary and alternative medicine - CAM) là nhóm phong phú các hệ thống sẵn sóc sức khỏe và y tế, thực hành và sản phẩm vốn không được xem là có hiệu quả bởi các chuẩn mực của y học quy ước. Một số phương pháp điều trị không quy ước được dùng "bổ sung" cho điều trị quy ước, nhằm tạo sự thoải mái và nâng cao tinh thần cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị không quy ước khác được dùng thay thế điều trị quy ước với hy vọng chữa lành ung thư.

Các phương pháp bổ sung thông thường như cầu nguyện hay các biện pháp tâm lý như "tưởng tượng." Nhiều người cảm thấy phương pháp này mang lợi ích cho họ, nhưng hầu hết không chứng minh được tính khoa học và vì thể phải đối diện với sự hồ nghi. Các phương pháp bổ sung khác bao gồm y học cổ truyền như Đông y (thuốc nam/thuốc bắc).

Nhiều biện pháp điều trị thay thế đã được sử dụng trong ung thư ở thế kỷ qua. Tính hấp dẫn của trị liệu thay thế đến từ các nguy cơ gây chán nản với điều trị, chi phí và tác dụng phụ của điều trị quy ước, hoặc triển vọng chữa lành thấp. Những người đề nghị các phương pháp này không thể hay không muốn chứng minh tính hiệu quả bằng các tiêu chuẩn quy ước. Các điều trị thay thế bao gồm chế độ ăn đặc biệt hoặc bổ sung thành phần thức ăn (ví dụ "chế độ ăn nho" hay điều trị vitamin liều Cao), Các dụng cụ điện (ví dụ "các máy xoa bóp"), các chất có công thức đặc biệt (như laetrile), sử dụng không theo quy ước các thuốc quy ước (như insulin), xổ ruột hay thụt tháo, các thao tác vật lý trên cơ thê. Một vài phương pháp điều trị này mang tính lừa dối hay xảo thuật. Tóm lại chúng được đánh giá bởi các giới hồ nghi như phương pháp lang vườn điều trị ung thư. Một danh sách có giải thích các phương pháp điều trị này có sẵn tại Quackwatch (Quan sát lang vườn). Hầu hết các thầy thuốc chống lại việc sử dụng các phương pháp này đơn độc trong điều trị các bệnh lý có khả năng tử vong như ung thư.

IX. VACXIN TRONG UNG THƯ

Ngày nay các nỗ lực đáng kể trong việc phát triển vaccine (để dự phòng các tác nhân lây nhiễm sinh u, cũng như phát động đáp ứng miễn dịch chống lại các epitope đặc hiệu cho ung thư) và để phát triển gen trị liệu đối với các cá thể có các đột biến di truyền hay đa hình thái khiến họ đối diện nguy cơ ung thư cao. Hiện tại không có vaccine nào được sử dụng và hầu hết các nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.
Các loại Vaccine hiệu quả có tác dụng gián tiếp làm giảm nguy cơ ung thư được sử dụng hiện nay là vaccine HPV nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, hoặc vaccine viêm gan B để giảm nguy cơ ung thư gan.

X. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ UNG THƯ

Chế độ ăn uống các thực phẩm chứa hóa chất (chất bảo quản, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...) làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thói quen ăn uống thường giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ ung thư ở các nước (ví dụ như ung thư dạ dày hay gặp hơn ở Nhật Bản, trong khi ung thư đại tràng hay gặp hơn ở Mỹ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người nhập cư cũng phát triển nguy cơ ung thư giống như ở đất nước mới đến của họ, gợi ý có sự kết nối giữa ăn uống và ung thư hơn là cơ sở về di truyền.

Dù thường xuyên có các báo cáo về các chất đặc biệt (bao gồm cả thức ăn) có tác động lợi hay hại đến nguy cơ ung thư, chỉ một vài trong số chúng thiết lập được mối liên quan đến ung thư. Các báo cáo này dựa trên các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy tế bào hay động vật. Các lời khuyên về sức khỏe cộng đồng không nên dựa vào cơ sở các nghiên cứu này cho đến khi chúng được xác định trên các thử nghiệm quan sát (hay đôi khi là thử nghiệm can thiệp tiền cứu) trên người.

Trường hợp của beta-carotene cho chúng ta ví dụ về sự cần thiết của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Các nhà dịch tế học nghiên cứu cả hai nồng độ trong thức ăn và huyết thanh thấy rằng nồng độ cao của beta-carotene, một tiền chất của vitamin A, có liên quan đến hiệu quả phòng bệnh, làm giảm nguy cơ ung thư. Hiệu quả này thật sự đặc biệt mạnh trong ung thư phổi. Giả thuyết này đã dẫn đến một loạt các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn ở Phần Lan và Mỹ (nghiên cứu CARET) trong suốt hai thập niên 1980 và 1990. Nghiên cứu này cung cấp cho khoảng 80.000 người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá các bổ sung hằng ngày về beta-carotene hoặc placebo. Ngược lại với mong đợi, những kiểm tra này cho thấy bố sung beta-carotene không có ích lợi trong giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và tỷ lệ tử vong. Thực ra, nguy cơ ung thư phổi tăng nhẹ, nhưng có ý nghĩa, ở người hút thuốc lá, khiến nghiên cứu kết thúc sớm.

XI. CÁC HÓA CHẤT DỰ PHÒNG KHÁC

Sử dụng hằng ngày tamoxifen, một chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen, cho đến 5 năm, đã tỏ ra làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ nguy cơ cao khoảng 50%. Acid cis- retinoic cũng tỏ ra giảm nguy cơ các ung thư nguyên phát tái phát ở các bệnh nhân ung thư nguyên phát vùng đầu - cổ. Finasteride, là chất ức chế men 5-alpha reductase, có thể hạ thấp nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Các ví dụ khác về thuốc tỏ ra có hứa hẹn trong hóa dự phòng gồm thuốc ức chế men COX-2 (ức chế men cyclooxygenase liên quan đến tổng hợp prostaglandin tiền viêm).

XII. CHỮA BỆNH UNG THƯ BẰNG VIRUS HIV

Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc sử dụng virus HIV được biến đổi để chống lại căn bệnh ung thư máu.

Cô bé Emma Brooke Whitehead, 6 tuổi sống ở Phillipsburg, Pennsylvanmnia, Mỹ đã chống chọi với bệnh máu trắng trong gần 2 năm. Đến tháng 4, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Philadelphia thông báo bệnh bé đã trở nên vô phương cứu chữa. Vì thê, bố mẹ Emma đã chơi một ván bài mạo hiểm khi thử một phương pháp chữa trị mới bằng cách sử dụng virus HIV được áp dụng tại Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Philadelphia. Theo đó, các bác sĩ đã loại bỏ hàng triệu tế bào bạch cầu kháng bệnh trong cơ thể Emma và sử dụng virus HIV đã biến đổi gene - một virus dễ dàng xâm nhập vào hệ miễn dịch - để biến các tế bào của Emma thành một dạng "chiến binh" đặc biệt được lập trình để tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Các tế bào này sau đó được truyền trở lại cơ thê Emma. Họ hy vọng rằng tế bào bạch cầu mới này sẽ lập trình lại hệ thống miễn dịch của cơ thể cô bé giúp nó nhận ra các tế bào ung thư và bắt đầu tiêu diệt chúng. “Chúng tôi đã loại bỏ tất cả những tác nhân gây bệnh của virus HIV và sử dụng nó cho một mục đích duy nhất là đưa đoạn gen vào tế bào bạch cầu. Không có nguy cơ khiến bé bị HTV và cũng không còn virus HIV”, tiến sĩ Stephan Grupp, bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi, Bệnh viện Nhi Philadelphia, người tham gia nghiên cứu này cho biết.

Một vài người lớn đã tham gia thử nghiệm này tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania và cho kết quả tốt nhưng điều đó không có nghĩa là cách điều trị này không nguy hiểm. Tuy nhiên thời gian đã hết với cô bé. Vì thế ngày 17/4, Emma trở thành bệnh nhi đầu tiên trên thế giới được chữa trị bằng cách này. Chị Kari Whitehead, mẹ Emma cho biết: “Mới đầu cháu rất yếu, sốt cao 40,6 độ C và các bác sĩ đã cảnh báo rằng con bé có thể không thể qua nổi đêm đó”. Khi đó, các bác sĩ nhận thấy một loại protein tăng cao bất thường, hậu quả của việc các tế bào bạch cầu mới phát triển trong cơ thể Emma. Cũng loại protein này liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp và có một loại thuốc điều trị vì thế họ đã thử dùng loại thuốc này cho cô bé. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên, 12 giờ sau cô bé dẫn ổn định. Tiến sĩ Grupp cho biết, 8 tháng sau khi được chữa bằng phương pháp mới, tình trạng bệnh của Emma đã thuyên giảm. “Tất cả những xét nghiệm mà chúng tôi có thể làm, kế cả những xét nghiệm nhạy nhất cũng cho thấy không còn các tế bào bạch cầu ung thư trong cơ thể cô bé. Chúng tôi cần phải theo dõi quá trình thuyên giảm của bệnh trong một vài năm nữa trước khi có thể khẳng định răng bệnh đã được chữa khỏi hay chưa. Vẫn còn quá sớm để có thể nói điều gì chắc chắn”, tiến sĩ Grupp nói. Theo ông, cách điều trị này đang được áp dụng thử tại 2 bệnh viện và dành cho các bé bị ung thư máu, những trường hợp được coi là vô phương cứu chữa. Các bác sĩ hi vọng cách làm này sẽ thay thế được việc cấy ghép tủy xương. “Cách chữa này là cơ hội duy nhất của Emma. Cô bé đã được điều trị bằng hóa trị nhưng không có tác dụng. Đối với tôi, điều này thật không tưởng”, tiến sĩ Grupp nói.

Emma giờ đã lên 7 tuổi, rất vui mừng khi được trở lại cuộc sống bình thường. “Có sự thay đổi rất lớn. Con bé thực sự tràn trề năng lượng. Cháu đã đi học trở lại, thậm chí là chơi bóng đá dù chỉ một lúc”, chị Whitehead nói.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania và Bệnh viện Nhi Philadelphia đã trình bày những kết quả mới nhất tại buổi họp thường niên của Hội Huyết học Mỹ mới đây. Có 9 trong số 12 bệnh nhân, trong đó có Emily đã đáp ứng với việc điều trị.

XIII. HẠN CHẾ RỦI RO MẮC BỆNH UNG THƯ

Những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh ung thư và về cách can thiệp nhằm ngăn chặn và kiểm soát bệnh ung thư hiện nay rất sâu rộng. Cách Kiểm Soát Bệnh Ung Thư được hiểu là những biện pháp y tế công khai nhằm mục đích áp dụng các kiến thức này vào thực tiễn. Chúng bao gồm việc triển khai các chiến lược xác đáng giúp ngăn chặn bệnh ung thư một cách có hệ thống và hợp tình hợp lý, phát hiện sớm bệnh ung thư và giúp kiểm soát bệnh nhân bị ung thư. Sau đây là một số biện pháp mà quý vị có thể áp dụng để hạn chế tối đa rủi ro của bệnh ung thư: 

1. Không dùng thuốc lá

Bất kỳ loại thuốc lá nào cũng sẽ dẫn đến bệnh ung thư. Việc từ chối dùng thuốc lá, hoặc quyết định bỏ thuốc, là một trong những quyết định rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe mà quý vị có thể làm được. Đó cũng là một phần quan trọng của biện pháp chống ung thư. Việc tránh dùng thuốc lá dưới mọi hình thức sẽ giúp quý vị giảm thiểu đáng kế rủi ro mắc nhiều loại bệnh ung thư. Thậm chí nếu quý vị không hút thuốc, hãy tránh tiếp xúc với khói thuốc của người khác. Nhiều người trên thế giới chết vì ung thư phổi do hít phải khói thuốc của người khác.

2. Ăn nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Mặc dù việc chọn lựa các thực phẩm tốt cho sức khỏe ở siêu thị và trong mọi bữa ăn không giúp quý vị đảm bảo tránh được bệnh ung thư, nhưng điều này vẫn có thể GIÚP QUÝ VỊ giảm rủI ro mắc bệnh. Khoảng 30 phần trăm số căn bệnh ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bao gồm cả chứng béo phì.

3. Sống năng động và duy trì cân nặng bình thường

Việc duy trình trọng lượng bình thường và tập thể dục thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Các hoạt động thể chất có thể giúp quý vị tránh bị béo phì bằng cách kiểm soát trọng lượng của mình. Các hoạt động thể chất bản thân chúng cũng góp phần giúp quý vị giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư khác, bao gồm ung thư vú và ung thư đại tràng. Hãy cố gắng sống năng động càng nhiều càng tốt. Quý vị có thể tập thể dục bằng cách đi bộ thư giãn, dắt chó đi chơi hoặc thậm chí chơi đùa với trẻ con ở công viên.

4. Bảo vệ bản thân trước ánh mặt trời

Ung thư da là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến nhất và cũng là loại bệnh dễ phòng tránh nhất. Mặc dù việc tiếp xúc thường xuyên với tia X hoặc với một số loại hóa chất có thể là nguyên nhân gây bệnh, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đến nay vẫn được xem nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ung thư da. Hầu hết các loại bệnh ung thư da xuất hiện ở những phần cơ thể bị phơi nhiễm trước ánh sáng, bao gồm mặt, tay, cẳng tay và tai. Gần như tất cả các loại bệnh ung thư da đều có thể điều trị được nếu quý vị phát hiện sớm.

5. Tiêm ngừa

Một số loại bệnh ung thư có liên quan đến sự nhiễm VIRUS, và quý vị có thể phòng ngừa chúng bằng cách chủng ngừa. Hãy bàn với bác sĩ của quý vị về biện pháp chủng ngừa chồng:

- Viêm gan siêu vi B. Viêm gan siêu vi B có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của quý vị. Tất cả trẻ em đều được khuyến nghị tiêm chủng nhắm ngừa bệnh này. Một số người lớn có nguy cơ cao cũng sẽ cần chủng ngừa.

- Virus human papilloma (HPV). HPV là loại virus lây qua đường tình dục và có thể dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy bàn với bác sĩ của quý vị về việc chủng ngừa có giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư của quý vị hay không.

6. Xét nghiệm tầm soát

Việc thường xuyên tự khám và khám sức khỏe không ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng chúng sẽ giúp bạn tăng cơ hội sớm phát hiện ung thư và cơ hội chữa trị thành công. Việc xét nghiệm tầm soát nên tiến hành ở da, miệng, đại tràng và trực tràng. Nếu bạn là nam giới, Bạn cũng nên xét nghiệm ở tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Nếu bạn là nữ giới, hãy bổ sung ung thư vú và ung thư cổ tử cung vào danh sách xét nghiệm tầm soát của mình. Hãy cảnh giác trước những biến đổi ở cơ thể bạn — chúng có thể giúp bạn sớm phát hiện ung thư, làm tăng khả năng trị bệnh thành công. Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ thay đổi nào, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

XIV. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

Hầu hết các ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện hoặc nhờ vào quá trình tầm soát. Qua đó không thể chẩn đoán xác định được mà phải nhờ vào sinh thiết.
Một số trường hợp ung thư khác được chẩn đoán tình cờ nhờ khi đang khám hoặc điều trị bệnh khác. Ngày nay người ta còn chẩn đoán sớm ung thư thông qua các xét nghiệm hóa sinh chỉ điểm ung thư.

1. Dấu hiệu và triệu chứng

Ban đâu,hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường ung thư có thời gian ủ bệnh(tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư. Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

- Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.

- Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thân kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.

- Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mô hôi (đổ mô hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.

2. Sinh thiết

Một biểu hiện ung thư có thể gợi ý đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để chẩn đoán xác định độ ác tính thì phải cần đến khám nghiệm vi thể tế bào ung thư của các nhà giải phẫu bệnh. Thủ thuật để lấy được tế bào và/hoặc các mẫu bệnh phẩm, và khám nghiệm chúng được gọi là sinh thiết. Chẩn đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính (mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng. Di truyền học tế bào và hóa mô miễn dịch có thể cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất.

Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn, và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết. Khi toàn bộ khối mô tốn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải được khám xét cần thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn là không thể. Bản chất của sinh thiết phụ thuộc vào cơ quan khám nghiệm. Nhiều sinh thiết (như là sinh thiết da, vú hay gan) có thể thực hiện ngoại trú. Sinh thiết những cơ quan khác thì được tiến hành dưới điều kiện vô cảm và phẫu thuật.

3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư

Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node - hạch lympho, M: metastasis - di căn). Trong một vài ung thư cụ thể, một số bảng phân loại khác lại thích hợp hơn, thí dụ hệ thống xếp loại FAB (French-American-British cooperative group) dùng cho một số bệnh bạch huyết.

4. Tầm soát

Tầm soát ung thư là thử nghiệm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ trong quần thể dân cư. Các thử nghiệm tầm soát phù hợp phải có thể đáp ứng được cho một số lượng lớn người khỏe mạnh, an toàn, không xâm nhập đồng thời có tỷ lệ dương tính giả thấp chấp nhận được. Khi triệu chứng ung thư được phát hiện thì các phương pháp chẩn đoán kế tiếp thâm nhập hơn và có khả năng khẳng định hơn được thực hiện để xác nhận chẩn đoán. Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Chẩn đoán sớm giúp kéo dài đời sống. Một số thử nghiệm tầm soát đã được triển khai. Tầm soát ung thư vú có thể được thực hiện bởi tự khám vú. Tầm soát băng chụp tuyến vú phát hiện được khối u sớm hơn cả tự thăm khám, và nhiều nước sử dụng nó để tầm soát một cách hệ thống tất cả các phụ nữ trung niên. Ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện nhờ vào xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân và soi đại tràng, chúng giúp làm giảm đi cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nhờ phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ác tính. Một cách tương tự, xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (sử dụng Pap smear) giúp xác định và cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư. Qua thời gian, những thử nghiệm như vậy đã dẫn đến giảm rõ rệt tỷ lệ ung thư cổ tử cung và tỷ lệ tử vong. Nam giới được khuyên tự khám tinh hoàn bắt đầu từ tuổi 15 để phát hiện ung thư tinh hoàn. Ung thư tiên liệt tuyến (nhiếp hộ tuyến) có thể được tầm soát nhờ vào khám trực tràng bằng ngón tay cùng với thử máu tìm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt  (PSA).

Tầm soát ung thư là vấn đề còn bàn cãi trong những trường hợp khi không biết chắc nó có thực sự cứu mạng sống hay không. Tranh cãi đặt ra khi không rõ là liệu lợi ích từ việc tầm soát có hơn hắn nguy cơ của các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo và điều trị ung thư. Ví dụ trong trường hợp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA có thể phát hiện những ung thư nhỏ mà sẽ không bao giờ trở nên đe dọa đến tính mạng, nhưng khi đã được chẩn đoán thì sẽ dẫn đến điều trị. Tình trạng này gọi là chẩn đoán quá mức, đưa con người đối diện với nguy cơ các biến chứng của điều trị không cần thiết như là phẫu thuật hay xạ trị. Những thủ thuật tiếp theo được sử dụng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến (như sinh thiết tiền liệt tuyến) có thể gây ra các tác dụng phụ, như chảy máu và nhiễm trùng. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn đến việc đái són (mất khả năng kiểm soát dòng nước tiểu) và rối loạn cương dương (cương không đủ cho giao hợp). Tương tự đối với ung thư vú, gần đây có những phê bình về chương trình tầm soát ung thư ở một vài nước đã gây là nhiều bất cập hơn là lợi ích thu được. Đó là vì tầm soát phụ nữ trong quần thể rộng sẽ gây ra một số lớn dương tính giả cần khảo sát tiếp theo để loại trừ ung thư, dẫn đến tăng số cần điều trị (hay số cần tầm soát) để phòng ngừa hay bắt gặp một trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.

Về phương diện y tế công cộng, tầm soát ung thư cổ tử Cung bằng Pap smear có hiệu quả - chi phí tốt nhất trong các dạng tầm soát ung thư vì ung thư này. có yếu tố nguy cơ rõ ràng (tiếp xúc qua đường tình dục) và diễn tiến tự nhiên chậm qua nhiều năm do đó cho phép chúng ta có thời gian để tầm soát và phát hiện bệnh sớm. Hơn nữa, xét nghiệm này cũng dễ thực hiện và tương đối rẻ tiền. Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để truy tầm ung thư ở những người không có triệu chứng rõ ràng cũng có những vấn đề rắc rối tương tự. Nguy cơ tăng đáng kể trong việc phát hiện những khối u mà gần đây được gọi là khối u tình cờ - đó là tốn thương lành tính được xem là ác tính để rồi trở thành điểm ngắm cho các thăm dò nguy hiểm khác.

5. Các xét nghiệm hóa sinh chỉ điểm ung thư

Ngày nay ung thư càng chẩn đoán sớm thì càng có khả năng điều trị tốt, vì vậy người ta cần phải dựa vào các xét nghiệm hoá sinh đề phát hiện sớm các chất chỉ điểm ung thư các loại.

5.1. Ung thư dạ dày

CA 72-4 (Carbohydrate antigen 72-4, kháng nguyên hydrat carbon 72-4). CEA (Carcinoembryonic antigen, kháng nguyên carcinoma phôi). CA 19-9 (Carbohydrate antigen 19-9, kháng nguyên hydrat carbon 19-9)

5.2. Ung thư phổi

CYFRA 2I-I (Cytokeratin -l2 fragment Z2l-l) SCCA (Squamous cell carcInoma antigen, kháng nguyên ung thư tế bào vảy). NSE (Neuron — Specific Enolase, Enolase đặc hiệu của neuron).

5.3. Ung thư gan

AFP (Alpha- fetoprotein, Alpha I — Fetoprotein). CA 19- 9, Các xét nghiệm enzym: LDH toàn phần và Isozym LDH5S, gamma GT, GLDH và 1 sozym phosphatase kiềm nguồn gốc gan.

5.4. Ung thư đại tràng và trực tràng

CEA, CA 19-9 SCC, TPS, FOB (Fecal occult blood test). Ngoài ra đang nghiên cứu chẩn đoán ung thư di truyền bằng gen P53, gene bcl-2, kháng nguyên phổi ung thư beta (beta oncofetal antigen).

5.5. Ung thư tụy

Chỉ điểm hàng đầu CA 19-9, rồi đến CEA, DU- PAN 2, CA 50, kháng nguyên phôi tụy, kháng nguyên liên kết tụy, enzyme LAP. Gần đây phát hiện ra 2 protein ở mô ung thư tụy là DJ - 1 và HSP 27 (Heat schock protein 27). HSP 27 có giá trị chẩn đoán ung thư tuy rất cao, với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 84%. DU-PAN 2 là một chất chỉ điểm tuýp mucin chỉ tìm thấy ở biểu mô tuyến tuy và đường mật, nồng độ bình thường trong máu là 100U/mL..

5.6. Ung thư vú

CA 15-3 (Carbohydrate antigen 15-3, kháng nguyên hydrat carbon 15-3). CA 27-29. MCA (Mucinnous - like carcinoma associated antigen, kháng nguyên liên kết ung thư kiểu mucin). BRCA1 và BRCA2. Gen p53. Gen HER -2 neu (C- erbB-2). Thụ thể: 2 thụ thể của hormone ER,PgR, EGF. Cathepsin D.

5.7. Ung thư buồng trứng 

CA 125 (Carbohydrate antigen 125) HCG (Human chorionic gonadotropin). Kallikrein. 

5.8. Ung thư cổ tử cung 

CCA, CEA. 

5.9. Ung thư tuyến tiền liệt

A (protate specific antigen, kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt). PAP (prostatic acid phosphatase). AR (Androgen receptor). Ung thư bàng quang. BTA (Bladder Tumor associated analytes), sản phẩm liên kết ung thư bàng quang. NMP 22 (Nuclear matrIx protein 22). Urovysion EISH. Survivin.

5.10. Ung thư tuyến giáp 

hTG (human thyroglobulin) hoặc TG, Calcitonin (CT), CEA.

5.7  Ung thư hệ Iypho

B2-M (beta 2 — macroglobulin) do cytokine của lypho kích thích.

5.12. Melanom

TPS (Iissue polypeptide specific antigen), proterin S - 100. Có thể kế ra một số chỉ số ung thư ở nồng độ bình thường mà chúng ta có thể tìm thấy ở nhiều tài liệu xét nghiệm.

(Bảng trên được xử lý theo tài liệu của Hoàng Văn Sơn).

XV. CÁC THỰC PHẨM GÂY UNG THƯ VÀ CƠ CHẾ PHÂN TỬ

Như chúng ta đã biết chế độ dinh dưỡng đúng phần lớn quyết định đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Mỗi loại thực phẩm đều có ảnh hưởng tốt và xấu đến sức khỏe. Thực phẩm ảnh hưởng tốt ở chỗ: các thực phẩm ăn vào một cách khoa học hợp lý cân bằng theo nhu cầu của cơ thể về các chất đạm, đường, béo, các vitamin và các yếu đó đa, vi lượng có trong các thực phẩm, để cung cấp năng lượng cân bằng điều hòa cho các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời sinh tổng hợp những chất mới đề thay thế chất cũ làm cơ thể luôn luôn phát triển duy trì sự sống. Mặt khác trong thực phẩm cũng có hiện diện những chất ngoài sự duy trì sự sống còn có vai trò làm giảm nguy cơ ung thư như các chất xơ và các vitamin... Thực phẩm ảnh hưởng xấu ở chỗ: các thực phẩm ăn vào có thành phần dinh dưỡng không hợp lý, hoặc ăn quá nhiều mất cân đối, ăn những thực phẩm khoái khẩu chế biến ở nhiệt độ cao hay ăn thực phẩm chứa những chất hóa học bảo quản cũng như thực phẩm ô nhiễm các thuốc trừ Sâu, các nấm mốc, các chất khói bụi trong không khí, các chất tẩy uế trong nước... dễ dẫn tới bệnh tật mà hàng đầu là dẫn đến bệnh ung thư.

1. Các thực phẩm có khả năng gây ung thư

Đề giới thiệu về các thực phẩm có khả năng gây ung thư, chúng tôi có thể tóm tắt các thực đó trong bảng dưới đây và nêu ra một số chất hóa học do chuyển hóa, do chế biến, hay do ô nhiễm mà sinh ra khả năng ung thư.

1.1 Thịt đỏ (bò, cừu, ăn nhiều và thường xuyên) 

Thịt đỏ có nồng độ ion sắt cao, Ion sắt có liên quan tới hoạt động enzyme synthase NO để tạo ra NO từ arginin, một chất gây ung thư mạnh. Sắt cũng cần cho hoạt động của enzyme nitrat reductase để biến nitrat cặn bã ở ruột thành nitrit rồi thành nitrosamin.
 Gây ung thư ruột, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.

1.2 Mỡ động vật bão hòa( ăn nhiều và thường xuyên). 

Mỡ bão hòa kích thích sản xuất nhiều acid mật đưa xuống ruột để hấp thụ mỡ do đó acid mật thừa dễ gây ức chế quá trình biệt hóa niêm mạc ruột gây ung thư. Mỡ cũng là tiền chất tạo ra các hormon steroid trong đó có estrogen kích thích phát triển các cơ quan liên quan như tuyến vú, tử dung, tuyến tiền liệt dễ thành ung thư.  
Gây ung thư ruột, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến.

1.3 Chế độ ăn giàu năng lượng, ăn nhiều mỡ, bơ sữa, trứng, thịt…( ăn nhiều và thường xuyên )

Ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng tức là cung cấp nhiều nguyên liệu “chất đốt” đối với ung thư đang phát triển. Mặt khác nhiều thực phẩm giàu năng lượng  trong quá trình chuyển hóa sẽ tăng cường đốt cháy trong các ty thể tế bào như vậy sẽ sinh ra nhiều gốc tự do làm hư hại đến gen.
Gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể.

1.4 Mỡ đa phân tử không bão hòa ( ăn nhiều và thường xuyên)

Cũng có xu hướng bị oxy hóa cao tạo thành nhiều gốc tự do làm tăng tổn hại gen.
Gây nên nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.

41.5 Các loại thịt nướng (đùi gà rán, đậu phụ rán giòn, thịt gà rang, món lợn rán), thịt hun khói , chiên già lửa hoặc đang chiên rán đổ thêm dầu mỡ, tăng nhiệt độ thình lình. Thực phẩm đun nấu ở nhiệt độ cao. 

Sinh ra nhiều acid amin dị vòng và những chất này gây đột biến gen. Dễ sinh ra chất benzopyren là chất gây ung thư.
Gây ung thư nhiều cơ quan đặc biệt ung thư các cơ quan đường tiêu hóa.

1.6 Các loai thịt ướp muối, các muối khô, thức ăn mặn ( ăn nhiều và thường xuyên)

Thức ăn muối mặn làm mất các chất chống oxy hóa và lại chứa nhiều các gốc hóa học nitrat, nitrit dễ tạo thành nitrosamin gây hại gen.
Gây ung thư nhiều cơ quan khác nhau.

1.7 Các loại thịt hộp, cá hộp, xúc xích giăm bông….

Thực phẩm này dễ chứa chất nitrit bảo quản nên cũng dễ tạo ra nitrosamin gây ung thư.
Gây ung thư các cơ quan khác nhau.

1.8 Khoai tây chiên, bánh mì trứng, bánh phồng tôm rán, bắp rang bơ, các thực phẩm giàu carbohydrat được chế biến ở nhiệt độ cao ( ăn nhiều và thường xuyên)

Nói chung tất cả các carbohydrat được rán, quay nướng, ở nhiệt độ 120 độ C đều xuất hiện chất acrylamid có khả năng gây ung thư.
Gây ung thư vú, ung thư thận.

1.9 Kẹo, bánh bích quy, bánh ngọt, Socola ( ăn nhiều và thường xuyên)

Các thức ăn này chứa lượng đường lớn lại kết hợp với một số phụ gia hóa học và phẩm màu trong quá trình chế biến nóng dễ tạo ra những hợp chất mới gây ung thư.

Gây ung thư các cơ quan khác nhau.

1.10 Đường Saccarin và các chất ngọt nhân tạo ( ăn nhiều và thường xuyên)

Ăn quá nhiều chất ngọt nhân tạo gây tăng cân béo phì . Người béo phì dễ mắc ung thư và ung thư ở người béo cũng phát triển nhanh hơn ở người gầy.

Gây tăng nguy cơ và tốc độ phát triển bệnh ung thư.

1.11 Cà phê cũng lại một loại thực phẩm đồ uống có chứa nhiều cafein ( uống nhiều và thường xuyên).

Uống quá nhiều cà phê chưa lọc cafein cũng làm ung bướu phát triển nhanh hơn. Vả lại trong cà phê rang cháy chứa nhiều acrvlamid cũng là chất gây ung thư.

1.12 Nước hoa qủa ép bày bán không rỏ nguồn góc và cách chế biến ( uống nhiều và thường xuyên).

Chứa nhiều đường, chất hóa học, gas, và nhiều chất bảo quản chúng kết hợp với nhau dễ gây ung thư.

1.13 Rượu ( uống nhiều và thường xuyên)

Rượu là chất hòa tan nhiều chất hóa học gây ung thư dễ dẫn chúng vào cơ thể. Nếu uống rượu với thức ăn có nhiều chất có nguy cơ gây ung thư thì sẽ rất dễ mắc ung thư. Uống nhiều rượu dễ gây bỏng niêm mạc, cổ họng thực quản do đó có nguy cơ gây ung thư cao các cơ quan đó.
Gây ung thư vú, trực tràng, gan, ung thư miệng, họng, thực quản, dạ dày.

1.14 Hút hoặc hít khói thuốc lá, thuốc lào ( nghiện hút). Ngửi hương thắp trong gia đình ( thường xuyên)

Thuốc lá, thuốc lào chứa ít từ 50-70 chất gây ung thư như: benzen: Naphthylamin, poloni phóng xạ, Olycyclic acromatic hydrocarbon khi hút hít vào.
Nguyên liệu chứa tinh dầu, nhựa có mùi thơm khi đốt cháy giải phóng ra chất benzen, hay chất hydrocarbon cao phân tử dễ gây ung thư.
Gây ung thư phổi, thực quản, bàng quang, tụy, dạ dày, gan, thận, đại tràng, trực tràng. Ung thư đường hô hấp.

1.15 Ăn các loại cá ở đáy biển sâu như  cá mũi kiếm, cá sao, cá mập…

Trong các loại cá này dễ có độc tố cao như thủy ngân, cadmi, chì, dioxin,... và các chất độc tố đó tác động đến gen dễ gây ung thư.

1.16 Nước tương

Hai chất 3MCPD và 1-3 CDP thuộc nhóm chloropropanol được sinh ra khi chất acid hydrolysed vegetable được bỏ thêm vào đễ làm gia tăng mức độ việc hoàn thành sản phẩm nước tương. Hai chất này có thể gây ung thư.

1.17 Lạc và các nông sản ngũ cốc bảo quản không tốt sau thu hoạch.

Sinh ra aflatoxin là độc tố do mốc Asperillus flavus. Đó cũng chất phối hợp dễ sinh ra ung thư.
Gây ung thư gan

1.18 Các thực phẩm nhiễm các hóa chất nông dược.

Các hóa chất nông dược như DDT, Mirex, Aldrin,... thuộc nhóm chất clo hữ cơ. Chúng thường tích tụ trong mỡ các loại động vật và sữa bò - có khả năng gây độc và ung thư cho cơ thể.

1.19 Các chất phụ gia thực phẩm dung nhiều và thường xuyên.

Các sulfit bảo quản thực phẩm giữ màu sắc được tươi thắm.
Hàn the (borax) ướp thịt cho cứng, dai 
Chất gây ngọt cyclamat
Formaldehyd giúp cho thực phẩm không hỏng.
Chất Paradimethyl aminobenzen dùng nhuộm bơ thành bơ vàng.
Hóa chất lạ giúp cho trái cây được tươi lâu.
Phân ure và thuốc kháng sinh streptomyxin dùng ướp cá.
Carbendazim bảo quản sầu riêng.
Chúng đều là những chất ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tích tụ gây ung thư cho người.

1.20 Thực phẩm nhiễm dioxin, PAH, benzoapyren (BaP) đốt rác, than, xăng dầu BCP (bighenyl polychlore) ở nước sông, mực in, máy biến thế điện, vật liệu chống cháy.

Dioxin có trong cá, tôm, cua, sò, ốc, sữa bò, trứng gà, PAH, BaP ô nhiễm thức ăn.

BPC trong dây chuyền thực phẩm cá dễ nhiễm lây cho người. Các chất này nếu tích tụ nhiễm và lâu dài sẽ gây quái thai và ung thư.

1.21 Thực phẩm nhiễm các kim loại nặng như Hg, Pb, Cd

Các kim loại nặng thường tích tụ trong các con Tôm, sò,ốc, cua,...người ta ăn nhiều và thương xuyên  sẽ bị ngộ độc các kim loại này và ung thư.

1.22 Nước uống có nhiều chất Clo hóa khi dùng trong nấu nướng thực phẩm.

Khi Clo hóa được uống để giết chết vi sinh vật cũng sinh ra một số chất hữu cơ mới như trihalomethan, chloroacetoitrit, nếu chúng tích tụ nhiều ở đường tiêu hóa và giáp trạng có thể gây ra ung thư nên hiện nay có người đề nghị dùng Ozon thay thế cho Clo để sát khuẩn nước.
Gây ung thư giáp trạng và đường tiêu hóa.

1.23 Trứng, sữa có chất sudan, melanin

Chất sudan có thể gây ung thư, chất melanin gây hại thận và có thể tạo khối u.

2. Cơ chế phân tử của các thực phẩm gây ung thư

Như đã đề cập ở phần “các thực phẩm có khả năng gây ung thư”, phần lớn là nói do ăn nhiều các thực phẩm đó một lúc hay ăn nhiều thường xuyên nên tích tụ nhiều các hóa chất độc hại.

Hầu hết các chất hóa học nói đến trong các thực phẩm có khả năng gây ung thư có vai trò như là những carcinogen (tức là những chất gây ung thư). Các carcinogen này đều tác động qua một hệ gen: oncogene (gen gây ung thư) và antioncogene (gen áp chế gen gây ung thư) có trong cơ thể người bình thường để điều khiển sự phân chia tế bào trở nên tăng sinh vô hạn dẫn đến ung thư. Vì thế người ta nói ung thư là bệnh gen.

2.1. Oncogene gồm một loạt các gen có các đặc tính sau

Sản phẩm của chúng là những phân tử protein hoạt hóa sự phân chia tế bào giúp cho tăng trưởng các cơ quan một cách bình thường.

Hiện nay người ta đã biết tới gần 50 các oncogen khác nhau. Ví dụ đó là:

- Hst - là oncogene của yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi.

- Erb-B2 nêu là những oncogene của các receptor đối với yếu tố tăng trưởng biểu bì.

- Src - là những oncogene có sản phẩm protein tyrosine kinase (PTK).

- Mos và raf là các oneogen có sản phẩm là protein serine kinase hay protein threonin kinase.

- H-ras , N-ras đồng nhất với oncogen ras của virus. Cả 3 oncogene này đều mã hóa cho những protein giống hệt nhau nhưng nằm trên 3 nhiễm sắc thể khác nhau. Chúng đều kích thích hoạt hóa enzyme adenylate cyclase.

- Các oncogen này hoạt động theo nhiều cơ chế nhưng trong đó có thể có cơ chế sản phẩm của chúng, bắt chước hoạt động của các yếu tố lớn polypeptid hay cơ chế sản phẩm của chúng bắt chước receptor liên kết với yếu tố tăng trưởng để kích thích tăng sinh tế bào. Ví dụ các yếu tố tăng trưởng đó là:

+ EGF kích thích tăng trưởng của tế bào da và biểu mô.

+ NGF kích thích tăng trưởng của các tế bào thần kinh.

+ IL-1 kích thích sự tăng trưởng của tế bào.

- Dựa trên cơ chế hoạt động của oncogene như vậy nên khi các carcinogen của thực phẩm tác động lên oncogene làm hoạt hóa chúng kích thích sản xuất nhiều các sản phẩm mới của chúng. Các sản phẩm này giống như các yếu tố tăng trưởng lại tiếp tục kích hoạt sự phân chia tế bào không ngừng - dẫn đến ung thư. 

2.2. Antioncogene (hay còn gọi là gen áp chế oncogene) bao gồm một loạt gen có các đặc tính sau

- Sản phẩm của chúng kìm hãm sự phân chia tế bào hay làm chậm sự phân bào và sửa chữa những sai sót xảy ra trong gen - như vậy loại gen này bình thường là điều hòa sự phân chia- có nghĩa là làm các tế bào phân chia có chừng mực.

- Đến nay người ta đã phát hiện trên 30 gen thuộc loại này như gen p53, Er-B2, APC, BRCAI, BRCA2, RBI...

- Khi các gen này bị đột biến (đột biến mắc phải do các tác nhân gây ung thư nói ở phần đầu) hay mất gen (do di truyền) thì có thể tế bào tăng sinh không kiểm soát được từ đó đưa đến ung thư.

- Dựa trên cơ chế đó, các carcinogen của các thực phẩm tác động lên các antioncogene làm biến dị gen nên sản phẩm của chúng tạo ra mắt khả năng kìm hãm sự phân chia tế bào — do đó tế bào tăng sinh vô hạn dẫn đến ung thư.

3. Dự phòng và hạn chế ung thư

Nguyên nhân gây ra ung thư thì nhiều kiểu, ngoài nguyên nhân sinh học (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng...) nguyên nhân vật lý (phóng xạ ion, tia cực tím, bức xạ điện từ...) nguyên nhân di truyền (khiếm khuyết gen) thì còn nguyên nhân hóa học môi trường trong đó thực phẩm xấu chiếm một phần lớn - như trên đã nêu ra. Vì vậy chúng ta cần phải biết để phòng tránh nhất là đừng có tiếp xúc và ăn uống thường xuyên những thực phẩm xấu nói trên.

Cần phải thăm khám định kỳ, thường xuyên nhất là từ tuổi trung niên trở lên để phát hiện sớm và chạy chữa kịp thời bằng các biện pháp trị liệu thông thường như phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và kết hợp với liệu pháp tăng cường miễn dịch như dùng chế phẩm CADEF thường xuyên có bán phổ biến trên thị trường.

Hiện nay nhóm nghiên cứu của GS.TSKH. Đái Duy Ban cũng vừa phát hiện và nhân nuôi thành công một loại Đông Trùng Thảo Việt Nam (Isaria cerambycidae) tạo ra chế phẩm đông trùng hạ thảo BVM-VN để nâng cao thể lực phòng chống bệnh tật và trong đó có thành phần ngăn cản ung thư phát triển. Giáo sư cũng đang hướng tạo sản phẩm từ đông trùng này kết hợp một số chất khác nữa để được sử dụng thường xuyên và đại trà trong phòng chống các bệnh ung thư hiện nay.

4. Các thực phẩm có khả năng phòng ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra tháp các loại thực phẩm phòng ung thư như dưới đây: Giá trị phòng tôt theo thứ tự sau.

Gấc. Tỏi. Gừng. Đậu tương. Đậu phụ. Sữa đậu nành. Đậu xanh. Giá đậu xanh. Cà rốt. Mướp đắng. Khoai lang nghệ. Rau ngót. Cần tây. Rau muống. Cải sen. Cải xoong. Cải bắp. Gạo tẻ sát dối. Cám gạo tẻ giã. Hạt mỳ mạch toàn phần làm bánh mỳ. Chanh. Cam. Bưởi. Nghệ. Hành củ. Cà tím. Ớt quả to. Cà chua. Xúp lơ. Rau đay. Cải xoăn. Trà cổ thụ. Trà xanh. Dưa chuột. Ðu đủ. Dưa bở. Kinh giới. Tía tô. Hành lá. Húng quế. Mùi tàu. Bạch hà. Cam thảo.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...