TIM MẠCH - NHỮNG CHỈ SỐ CẦN BIẾT
Một số bệnh tật là do di truyền nhưng chúng ta vẫn có thể cải thiện tình hình bằng cách thay đổi lối sống, không hút thuốc và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để lắng nghe những lời khuyên về sức khỏe và cố gắng thực hiện nó.
Để hiểu rõ hơn những chỉ số về tim mạch, chúng ta cần biết những điều cơ bản sau:
C-Reactive Protein
Đây là chỉ số mới trong danh sách những con số liên quan đến bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng protein này như một kháng nguyên cho bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù chưa có đầy đủ thông tin về mối quan hệ giữa C-Reactive Protein (CRP) và bệnh tim, nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu của chứng phình mạch máu.
Có thể bạn không hiểu gì về CRP nhưng rất nhiều bác sĩ đã dùng nó để chẩn đoán nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Vậy chỉ số CRP như thế nào là bình thường?
- 1.0mg/dL hoặc ít hơn: Bình thường.
- Từ 1.0 đến 3.0mg/l: Mức độ nguy hiểm trung bình.
- Cao hơn 3.0mg/dl: Rủi ro cao.
Nếu người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim thì bạn cũng có thể có chỉ số C-reactive protein cao do di truyền từ gia đình dù bạn có thể không bị bệnh.
Huyết áp
Một trong những kháng nguyên mạnh nhất đối với bệnh tim là chỉ số đo áp huyết (áp lực trong máu). Vậy chỉ số đó có ý nghĩa gì?
- Chỉ số cao nhất chính là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) - đó là áp lực của máu ở thành động mạch trong suốt một nhịp đập của tim, khi tìm đang bơm máu đi.
- Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) - đó là áp lực của máu ở thành động mạch giữa các nhịp đập của tim, khi tìm đang đầy máu.
- Huyết áp bình thường khoảng 119/79 hoặc thấp hơn.
- Huyết áp hơi cao khoảng 120 đến 139 (tâm thu) và từ 80 đến 89 (tâm trương).
- Huyết áp cao từ 140 hoặc cao hơn (tâm thu) và từ 90 trở lên (tâm trương).
Các chuyên gia khuyên rằng những người có khả năng bị huyết áp cao (khoảng 45 triệu người) nên thay đổi lối sống để giúp “trái tim khỏe mạnh” hơn, giảm thiểu những rủi ro do biến chứng cao huyết áp để lại như bệnh tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và những bệnh nguy hiểm về thận.
Cholesterol
Một trong những nguy cơ dẫn tới bệnh tim là mức cholesterol, yếu tố dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol xấu hoặc không đủ lượng cholesterol tốt trong máu sẽ gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Mức độ cholesterol không bình thường khi:
- Tổng số cholesterol khoảng 200mg/dl hoặc cao hơn.
- HDL (mức độ cholesterol tốt) ít hơn 40mg/dl.
- LDL (mức độ cholesterol xấu) khoảng 160mg/d] hoặc cao hơn. Và với 190mg/dl là rất cao.
Tuy nhiên nếu bạn giữ LDL ở mức thấp là tốt nhất. Nếu LDL ít hơn 100mg/dl được coi là tốt nhất, từ 100 đến 129: Tạm được và từ 130 đến 159 là ranh giới dễ chuyển sang mức LDL cao.
Trọng lượng cơ thể
Có rất nhiều cách để biết bạn có quá béo hay không nhưng cách tính BMI (Body Mass Index - chỉ số khối lượng cơ thể) sẽ cho kết quả tương đối chính xác. BMI sử dụng cân nặng và 12 chiều cao để đo toàn bộ cơ thể béo hay gầy. Bạn có thể dùng biểu đổ sau để đánh giá BMI của mình:
- BMI từ 18,5 đến 24,9: Lý tưởng.
- BMI từ 25 đến 29,9: Thừa cân.
- BMI trên 30: Béo phì.
- BMI trên 40: Quá béo phì, nguy cơ mắc các bệnh khác là rất cao.
Đái tháo đường type 2
Thừa cân và ít tập thể dục là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Không chỉ vậy, nó còn dẫn đến nhiều bệnh đáng sợ khác như bệnh tim, đột quỵ, thận, thậm chí gây mù mắt.
Nếu bạn kiểm tra thấy lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi không ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả uống nước sau 8 tiếng thì nói chung bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Lượng đường trong máu thông thường ít hơn 100mg/dl.
- Tiền đái tháo đường: 100 đến 125mg/dl.
- Mắc bệnh đái tháo đường từ 126mg/dl trở lên.
Vì vậy thường xuyên kiểm tra và giữ các chỉ số về huyết áp, cholesterol, C-Reactive Protein, BMI, chỉ số đường trong máu sẽ giúp bạn thoát được gánh nặng bệnh tật cho mình.