Tiên lượng và diễn biến của bệnh do đĩa đệm

Tiên lượng và diễn biến của bệnh do đĩa đệm

D. TIÊN LƯỢNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA BỆNH DO ĐĨA ĐỆM

Nếu một hội chứng đĩa đệm cấp tái diễn ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng đang trong giai đoạn thoái giảm hay bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi chức năng, bác sĩ điều trị hay bị hỏi về diễn biến tiếp của bệnh. Ở trường hợp tái phát câu hỏi đó được đặt ra ngay từ đầu tiên. Đứng về mặt các quá trình tưởng như không tính toán được trong khoang gian đốt sống việc nói trước diễn biến bệnh quả là khó. Ngay trong các bệnh do đĩa đệm, Brocher (1973) đã có nhận định chắc chắn là: việc xác định một chẩn đoán đúng còn dễ dàng hơn là đánh giá tiên lượng một cách chính xác. Vì một mặt người ta không thể nói rằng sau một hội chứng đĩa đệm cấp bao giờ cũng phải kéo theo các đợt đau tương tự; mặt khác sự phỏng đoán là việc trải qua điều trị chứng đau dây thần kinh hông to sẽ làm cho thương tổn đĩa đệm tắt lụi và sẽ đỡ cho bệnh nhân các đau đớn tiếp. Ngược lại đối với các viêm nhiễm đã được điều trị lành bệnh cộng với sự hóa cứng xương do các quá trình hư đốt sống bắc cầu ở đoạn vận động bị bệnh, trạng thái diễn biến như thế lại hiếm xảy ra hơn.

Ngay khi bản thân một đoạn vận động được làm chắc bởi xương và xơ vẫn tồn tại khả năng xảy ra các biểu hiện bệnh theo thiên hướng ấy ở đoạn vận động lân cận. Vì những sự không chắc chắn ấy nên phần nhiều các bác sĩ dè dặt trong nhận xét tiên lượng của một hội chứng đĩa đệm. Trong đời sống nghề nghiiệp và gần đây ngày càng nhiều các hoạt động sở thích ngoài giờ, trong việc chọn loại thể thao thích hợp, bệnh nhân phải biết trong chừng mực rằng cột sống của họ chỉ được phép chịu tải trong tương lai ở mức độ nào. Sẽ vô nghĩa nếu bệnh nhân có đau thắt lưng tái phát hoặc đau thần kinh hông to lại đi chơi quần vợt, bóng rổ, bóng đá, đua thuyền buồm hoặc lướt ván trên nước để vận động thân thể ngoài giờ, trong khi đó lại có nhiều điều kiện khác cho bệnh nhân luyện tập. Mặc dù có những yếu tố không chắc chắn như vậy vẫn còn có những căn cứ cho phép bác sĩ điều trị nhận xét tiên lượng một cách thận trọng trong từng trường hợp. Cũng như trong các bệnh khác, trong các chứng bệnh đĩa đệm cũng có những yếu tố đe dọa sau:

- Trong gia đình 

+ Có nhiều người bệnh bẩm sinh các biến dạng tiền thoái hoá đĩa đệm, thấp, có thiên hướng co cứng cơ và các phản tác động tâm lý không thích hợp.

- Hoàn cảnh 

+ Các công việc trong nghề nghiệp. 

- Yếu tố bên ngoài 

+ Giữ lâu một tư thế.

+ Vận động cơ thể không hợp lý.

+ Lứa tuổi Giữa 30 và 60.

Trong các cuộc hỏi thăm dò theo hệ thống và các khám nghiệm tại phòng khám bệnh cũng như ở các trạm chỉnh hình (Alberx - 1974, Rippinger - 1977, Finkenrath - 1977) người ta thấy nổi lên ở các bệnh nhân hội chứng đĩa đệm cấp cần điều trị, một số điểm trong bệnh sử, kết quả khám và xét nghiệm tương đối thường xuyên. Một người trẻ tuổi có ít nhiều yếu tố đe dọa, người ta dự tính sẽ còn mắc lại những đau đớn do đĩa đệm trong diễn biến tiếp theo của bệnh sau này, đặc biệt, nếu sẵn có các yếu tố nội sinh và hoàn cảnh không thuận lợi bên ngoài đưa tới trong một đoạn đời nhất định. Theo quy luật, sự xuất hiện của các chứng bệnh đĩa đệm là chất lượng của chất cơ bản và của các sợi trong khoang gian đốt sống.

Các thành phần này, theo các công trình nghiên cứu của Wilson (1968) và Hanraets (1959), lại do yếu tố di truyền quyết định. Theo Brocher (1973) các yếu tố cấu trúc (thể trạng) mang tính chất định hướng cho một tiên lượng. Người ta đã thường thấy rằng có những gia đình có người đau thần kinh hông to ngay từ lứa tuổi trẻ và xuất hiện ở nhiều thế hệ. Theo Idelberger (1977) các tố bẩm di truyền là nền tảng của chất lượng sụn và sự lão hoá của tổ chức đĩa đệm khác nhau ở từng cá thể phụ thuộc vào chất lượng đó của sụn.

Nếu phát hiện được những tư liệu về bệnh tật của các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt của bố mẹ và anh chị em ruột, người ta có thể đoán tương đối sát diễn biến của các thay đổi cột sống do thoái hoá ở từng trường hợp. Thường thường không chỉ riêng chất lượng xấu của tổ chức đĩa đệm, mà còn các biến dạng tiền thoái hoá di truyền là nguyên nhân của sự xuất hiện tập trung của các bệnh do đĩa đệm trong các gia đình. Các cá thể có các đốt sống chuyển tiếp không cân đối, tư thế không bình thường và rối loạn quá trình cấu trúc thường hay bị các bệnh đĩa đệm. Nếu thấy những biến dạng loại đó cần phải thận trọng và nên khuyên họ đừng tham gia vào các nghề và các hoạt động ngoài giờ gây tác động bất lợi tới đĩa đệm. Điều đó cũng có giá trị áp dụng đối với các bệnh nhân dễ có biểu hiện co cứng cơ và các phản ứng tâm lý không phù hợp. Đối với họ chỉ một hội chứng đĩa đệm nhẹ cũng đã trở thành một thảm họa rồi.

Giữ lâu dài ở một tư thế trong hoàn cảnh bất lợi với áp lực nội đĩa đệm cao sẽ làm hoàn cảnh trao đổi chất xấu đi trong khoang gian sống và dẫn tới sự chuyển dịch của tổ chức đĩa đệm. Trong đó phải kể đến các công việc ngồi làm và các công việc phải đứng hơi cúi ra đằng trước, các công việc phải mang vác các vật nặng và tư thế nửa cúi sẽ gây các hội chứng đĩa đệm nhiều, nếu có tố bẩm sinh dễ mắc bệnh.

Nếu một người sau khi đã trải qua một hội chứng đĩa đệm mà trong đời sống nghề nghiệp hoặc hoạt động ngoài giờ làm việc vẫn tiếp tục các công việc gây tác động tới đĩa đệm thì người ta có thể khẳng định trước tương đối chắc rằng anh ta sẽ bị bệnh lại.

Trong đó vấn đề quyết định là cá nhân ấy đang ở lứa tuổi nào. Hư đĩa đệm cũng biểu hiện trong diễn biến của nó những quy luật nhất định nào đó và trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc sống, mỗi giai đoạn đều mang ý nghĩa lâm sàng nhất định. Một số giai đoạn có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng lớn nhất, riêng giai đoạn đầu và cuối lại có "diễn biến câm" về lâm sàng. Các đau đớn cũng chỉ xuất hiện ở nơi mà các thay đổi thoái hoá tiếp xúc trực tiếp với vùng xung quanh của "các tổ chức có cảm giác đau" và dẫn đến những biến động ngắn hạn về hình thái và thể tích.

Giai đoạn một của hư đĩa đệm: nó được bắt đầu bởi sự biến đi của các mạch máu ở lứa tuổi 2 tới 4 năm và không có biểu hiện về mặt lâm sàng. Trong diễn biến tiếp tục cùng với sự mất nước của tổ chức đĩa đệm, lực hút nước của nó cũng giảm dần nhưng còn trong quy luật và đảm bảo được các nhiệm vụ sinh - cơ học. Dưới tác dụng văn và nén mạnh như trong các trò chơi thoải mái và đại dột của trẻ con, có thể dẫn tới tổn thương gây đứt rách cục bộ ở trong tổ chức đĩa đệm cùng với sự chuyển dịch khối lượng nội đĩa đệm. Đặc trưng là vẹo cổ cấp (torticolis) của trẻ em.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...