Tiêm vắc-xin HPV định kỳ ngăn ngừa bệnh cổ tử cung ở nữ giới

Tiêm vắc-xin HPV định kỳ ngăn ngừa bệnh cổ tử cung ở nữ giới

Tại Scotland, việc tiêm vắc - xin papillomavirus định kỳ cho các bé gái từ 12 - 13 tuổi đã hạn chế đáng kể bệnh cổ tử cung, được công bố trên The BMJ vào hôm nay.

HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, vì thế việc cung cấp vắc-xin cho nữ giới nhằm bảo vệ họ chống lại ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư liên quan khác, trong tương lai.

Ở các nghiên cứu trước đây, tiêm vắc - xin bảo vệ cơ thể chống lại virus gây ung thư (phổ biến nhất là loại 16 và 18) và khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu đều do các loại virus này gây ra, tuy nhiên những dữ liệu về việc tiêm vắc-xin định kỳ có gây ảnh hưởng đối với bệnh vẫn chưa được cung cấp đầy đủ.

Ở Scotland, các nhà chức trách y tế đã thành lập một chương trình sàng lọc cổ tử cung trên toàn quốc gia và vào năm 2008 họ đã giới thiệu một chương trình tiêm chủng HPV cho các bé gái từ 12 đến 13 tuổi và tối đa là 18 tuổi.

Vì vậy, một nhóm do Tim Palmer dẫn đầu, tại Đại học Edinburgh, đã quyết định sử dụng dữ liệu này để đo lường tác động của việc tiêm vắc-xin ở các bé gái (nhắm mục tiêu loại HPV 16 và 18) vào tế bào bất thường và tổn thương cổ tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc CIN.

Và được chia thành nhiều cấp độ (CIN 1, 2+, 3+). Cấp độ càng cao, nguy cơ phát triển ung thư xâm lấn càng cao.

Họ đã phân tích hồ sơ tiêm chủng và sàng lọc từ 138.692 phụ nữ sinh từ năm 1988 đến 1996 có kết quả xét nghiệm sàng lọc vào năm 20 tuổi (được mời tham gia sàng lọc cổ tử cung đầu tiên tại Scotland cho đến giữa năm 2016, khi độ tuổi bắt đầu được nâng lên 25).

Dữ liệu bao gồm:

  • Nhóm 1:

    Phụ nữ chưa được tiêm chủng (sinh 1988 - 1990, sàng lọc lần đầu 2008 - 2010).
  • Nhóm 2:

    Phụ nữ đủ điều kiện tiêm vắc-xin tuổi từ 14 - 17 (sinh 1991- 1994, sàng lọc lần đầu 2011 - 2014)
  • Nhóm 3:

    Phụ nữ thường xuyên tiêm phòng ở tuổi từ 12 - 13 (sinh 1995 - 1996, sàng lọc lần đầu 2015 - 2016).

Sau khi xem xét các yếu tố khác có thể quan trọng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những phụ nữ ở nhóm 3 tỷ lệ mắc bệnh ở từng giai đoạn đã giảm đi đáng kể (cao nhất là 89%) so với phụ nữ ở nhóm 1.  

Bên cạnh đó nếu được tiêm chủng khi còn nhỏ thì tăng hiệu quả của vắc - xin sẽ càng tăng cao. 

Ngoài ra, những phụ nữ không được tiêm chủng thì tỷ lệ mắc bệnh cũng giảm đi, bởi vì họ được cung cấp đầy đủ thông tin phòng ngừa, điều này làm cho việc lây truyền virus HPV ở Scotland bị ngăn chặn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ ra một số hạn chế của thử nghiệm này. Ví dụ: Phân tích chỉ được giới hạn cho những phụ nữ tham gia sàng lọc cổ tử cung ở tuổi 20 (trong đó 51% phụ nữ được tiêm chủng và 23% là chưa được tiêm chủng), điều này có thể dẫn đến hiệu quả của vắc-xin bị ước tính quá mức.

Tuy nhiên, việc đáp ứng cao với tiêm chủng, lại tương đồng trong việc phân loại virus HPV ở những người tiêm chủng và chưa tiêm, vì thế việc cung cấp những thông tin hữu ích về tiêm chủng là điều cần thiết vì nó có thể giúp nữ giới nhận biết những lợi ích mà vắc - xin đem lại.

Vì thế nghiên cứu này đã chứng minh việc tiêm chủng thông thường bằng vắc - xin có thể đem lại hiệu quả cao đối với bệnh cổ tử cung (cấp độ cao) và các nhà nghiên cứu kêu gọi cần tái thẩm định các dịch vụ sàng lọc cũng như phản ánh các bằng chứng này.

Những phát hiện trong nghiên cứu này nhấn mạnh hiệu quả của vắc - xin đem lại giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus HPV, qua đó Tổ chức Y tế Thế giới còn vận động nữ giới (ở mọi độ tuổi) trên toàn thế giới cần tiêm chủng để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.   

Trong một bài viết, Julia Brotherton, Giám đốc Y khoa tại Quỹ VCS ở Úc, cho biết: Những phát hiện này sẽ giúp ích trong việc hạn chế đáng kể tỷ lệ mắc bệnh cổ tử cung theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh giá trị của các cơ quan y tế có thể thu thập và sử dụng dữ liệu từ các chương trình sàng lọc và tiêm chủng một cách có hệ thống, cô nói thêm.

Hiện tại các nhà nghiên cứu đang cố gắng cung cấp vắc-xin HPV đến tất cả nữ giới trên toàn thế giới (bất cứ khu vực nào mà họ sinh sống). Bên cạnh đó họ nỗ lực phát triển và mở rộng phạm chiến lược sàng lọc cổ tử cung hiệu quả, khả thi hơn, chẳng hạn như tự thu thập mẫu bệnh, đây là điều mà các nhà nghiên cứu từng làm để hạn chế gánh nặng ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...