Thụt rửa (âm đạo): có hại hơn là có lợi
Thụt rửa (âm đạo) là một phương pháp phổ biến để làm sạch sâu âm đạo của phụ nữ, tuy nhiên đó chỉ là ưu điểm duy nhất của nó.
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, thụt rửa (âm đạo) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng âm đạo (vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản) có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu, từ đó dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
Ngoài ra, thụt rửa (âm đạo) còn liên quan đến sinh non và mang thai ngoài tử cung. Không những thế, điều này còn gia tăng nguy cơ mắc phải ung thư buồng trứng gấp 2 lần ở những phụ nữ có người thân bị ung thư vú. Vì tất cả những lý do này, các bác sĩ đã khuyến cáo phụ nữ không nên thụt rửa. Tuy nhiên, nó vẫn được thực hiện thường xuyên ở nữ giới (bao gồm cả thanh thiếu niên). Tại Hoa Kỳ, gần 20% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 vẫn thường xuyên thụt rửa (âm đạo).
Tại sao thụt rửa là không cần thiết? Thực tế âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Thông thường chỉ cần làm sạch khu vực bên ngoài là an toàn, và nước ấm có thể là tất cả những gì bạn cần. Tuy nhiên, nếu làn da của bạn rất nhạy cảm, thì bạn không nên xài các loại sản phẩm có mùi thơm (bao gồm tampon và miếng lót), bởi vì chỉ cần một loại xà phòng nhẹ cũng có thể gây kích ứng.
Tuy nhiên, đa phần nữ giới thụt rửa (âm đạo) vì lo ngại về vệ sinh, tuy nhiên họ đâu biết rằng việc có mùi nhẹ xảy ra sau một ngày là bình thường. Nó thậm chí có mùi nặng hơn sau khi tập thể dục, nhưng việc rửa sạch nhanh bằng nước ấm là những gì bạn cần.
Mặt khác, việc xuất hiện mùi nặng và khó chịu thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng. Vì thế việc thụt rửa (âm đạo) sẽ không khắc phục được mà còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, vì vậy điều cần làm là bạn hãy gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.