Thuốc Niraparib hạn chế gây ra tác dụng phụ cho ung thư buồng trứng
Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư Phụ khoa được tổ chức từ ngày 16 đến 19 tháng 3 tại Honolulu, cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế poly ADP ribose polymerase (tên khoa học - PARP) ở những trường hợp bị tái phát ung thư buồng trứng thường không gây ra tác dụng phụ và thời gian sống không tiến triển (TWiST) lâu hơn đáng kể so với dùng giả dược.
Giả dược:
Có khả năng tạo nên một mối liên kết đủ mạnh giữa bộ não và cơ thể của bệnh nhân, giúp họ đạt được những kết quả tốt hơn trong điều trị. Tuy nhiên, để định nghĩa được giả dược thực sự rất khó, bởi không thể cố định nó vào 1 dạng thuốc gì, bởi tùy vào mỗi loại bệnh và cách mà người bác sĩ khám, thuyết phục rồi chỉ định cho người bệnh mà nó sẽ có 1 dạng khác nhau.
Thời gian sống không tiến triển:
Là khoảng thời gian trong và sau khi điều trị bệnh (chẳng hạn như ung thư) bệnh nhân mắc phải căn bệnh này nhưng nó không tiến triển.
Bác sĩ Ursula A. Matulonis, từ Viện Ung thư Dana - Farber (ở Boston) và các đồng nghiệp đã ước tính thời gian không có triệu chứng (tác dụng phụ) hoặc độc tính (tên khoa học gọi chung của hai tình trạng trên là TWiST) ở 553 phụ nữ được duy trì điều trị bằng thuốc Niraparib so với những trường hợp dùng giả dược (nằm trong một phần nghiên cứu giai đoạn 3 của tổ chức quốc tế VIETOT-OV16 / NOVA). Trong đó các tác dụng phụ có triệu chứng bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Còn độc tính thì được ước tính bằng thời gian bệnh nhân trải qua một tác dụng phụ sau khi chỉ định ngẫu nhiên (nhưng trước khi tiến triển bệnh). Bên cạnh đó, TWiST được đo bởi sự khác biệt giữa PFS và thời gian độc tính trung bình.
Từ đó các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Niraparib (tên khoa học là Niraparib) trung bình thời gian sống không tiến triển là 3,23 năm và thời gian độc tính là 0,28 năm so với giả dược trong nhóm thuần chủng BRCA1 / 2 bị đột biến (tên khoa học là gBRCAmut). Còn ở những thế hệ sau không bị đột biến, mà được điều trị bằng thuốc Niraparib thì kết quả tương tự là 1,44 năm và 0,1 năm so với giả dược. Ngoài ra, nếu thuốc Niraparib được điều trị trong các trường hợp (có hoặc không có đột biến BRCAmut) thì tỷ lệ TWiST trung bình lần lượt là 2,95 và 1,34 năm.
Điều thực sự quan trọng trong nghiên cứu này đã được chứng minh là bệnh nhân vẫn có thể duy trì một liệu pháp điều trị, nhưng lại không thay đổi đáng kể chất lượng cuộc sống của họ (như tình trạng sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày...), Matulonis chia sẻ.